Mục tiêu phát triển KH&CN của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 78 - 80)

5.2 Phân tích nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học

5.3.1 Mục tiêu phát triển KH&CN của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), ngày 17/02/2005, đến năm 2020: phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở

thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong; là trung tâm công

nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và

khoa học - cơng nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao

thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phịng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Thực hiện Nghị quyết nói trên của Trung ương, thành phố Cần Thơ đã ban hành Chương trình xây dựng và phát triển khoa học và cơng nghệ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong đó, phát triển khoa học và cơng nghệ thành phố Cần Thơ hướng đến xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành Trung tâm khoa học và kỹ thuật

của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ thuật, công nghệ cao; dịch vụ khoa học kỹ thuật cao; đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2020.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Chương trình đã đề xuất 5 Chương trình nhánh, trong đó liên quan đến nghiên cứu khoa học gồm 2 Chương trình nhánh sau:

- Chương trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ trọng điểm.

Trọng điểm là 5 loại hình cơng nghệ có tính chất động lực vừa có tính chất phục vụ cho phát triển giai đoạn đến 2010, vừa là công nghệ chủ yếu cho phát triển sau 2010 là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, công nghệ thông tin - truyền thơng, cơng nghệ cơ khí chế tạo máy, cơng nghệ tự động hóa.; đồng thời tạo cơ sở tiếp cận và phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ năng lượng, công nghệ cơ điện tử trong giai đoạn 2011-2020.

- Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, đời sống, xã hội, môi trường và an ninh quốc phịng.

Đây là chương trình có tầm quan trọng đặc biệt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong bối cảnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Một phần quan trọng đầu vào của chương trình này là kết quả nghiên cứu của chương trình trên. Nội dung gồm cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chủ lực của TP Cần Thơ và ĐBSCL; khoa học công nghệ phục vụ đào tạo,

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; phát triển các lĩnh vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với an ninh quốc phịng.

Với vị trí địa lý của TPCT, có diện tích đất cho nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao (theo Niên giám thống kê TPCT năm 2014 – diện tích đất nơng nghiệp là 114.965 ha, chiếm 81,6% tổng diện tích đất của thành phố), cùng hệ thống sơng ngịi chằng chịt, khí hậu quanh năm ổn định, phù hợp cho phát triển cây, con giống. Để phát huy lợi thế đó, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực, TPCT đã định hướng nghiên cứu phát triển các công nghệ, đặt biệt là công nghệ sinh học, nhằm phục vụ cho việc phát triển nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây chính là một trong những lý do mà TPCT ưu tiên cho phát triển công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, cơng nghệ cơ khí - chế tạo máy.

Cùng với các lợi thế trên, cịn có các Viện, Trường chuyên sâu về nông nghiệp và các nông trường (Sơng Hậu, Cờ Đỏ), nên TPCT có điều kiện thực hiện mục tiêu nêu trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)