Thị phần các thương hiệu dây điện từ trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá giá trị thương hiệu dây điện từ ngô han (Trang 46 - 63)

STT Thương Hiệu Sản Lượng/Tháng

(Tấn) Thị Phần 1 Ngô Han 103 23% 2 Tiến Thịnh 127 28% 3 Lioa 78 17% 4 KCT 52 11% 5 Thái 54 12% 6 Khác 41 9% Tổng cộng 455 100%

Dẫn đầu thị trường bán lẻ là dây Tiến Thịnh với sản lượng 127 Tấn/tháng, chiếm 28% thị phần. Ngô Han chiếm 23% thị phần, đứng ở vị trí thứ hai. Tiếp đó là Lioa (17%), KCT (11%), dây Thái (12%),…

2.2.1.2. Đối thủ cạnh tranh

Dây điện từ là một sản phẩm mang tính đặc thù bởi giới hạn về công nghệ nên hiện nay chỉ tồn tại đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Với sức hấp dẫn của thị trường dây điện từ, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ trên thị trường. Mỗi một thương hiệu dây điện từ có một chiến lược phát triển thị trường khác nhau ở từng khu vực. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chọn phân tích bốn thương hiệu có thị phần lớn nhất, đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ngô Han.

Hình 2.1. Thị phần dây điện từ Việt Nam

Dây điện từ Tiến Thịnh – Công Ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Tiến Thịnh

Dây điện từ thương hiệu Tiến Thịnh do công ty TNHH SX DV TM Tiến Thịnh sản xuất từ năm 1994. Định hướng ban đầu của công ty nhằm hướng ra thị trường bán lẻ. Hằng tháng Tiến Thịnh hiện đang cung cấp khoảng 123 Tấn dây điện từ cho thị trường bán lẻ, chiếm 28% thị phần của toàn thị trường. Tiến Thịnh là một trong những đơn vị sản xuất nhiều nhất cho thị trường này. Để tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các đơn vị sản xuất dây điện từ đã có tiếng ở Hồ Chí Minh, Tiến Thịnh đã đi vào thị trường là các tỉnh lân cận thành phố HCM như Bình Dương, Đồng Nai và khu vực Miền Trung. Đồng thời, Tiến Thịnh định hướng vào phân khúc khách hàng sửa chữa điện cơ nhỏ lẻ. Chính vì thế thương hiệu dây điện từ Tiến Thịnh được biết đến rộng rãi ở phân khúc này. Đặc biệt thương hiệu dây điện từ Tiến Thịnh đã ăn sầu vào tiềm thức của các thợ điện cơ ở Miền Trung. Tiến Thịnh chiếm được vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí của khách hàng về dây điện từ. Hình ảnh dây điện từ Tiến Thịnh trong suy nghĩ của khách hàng là một sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, gắn bó quen thuộc.

Tiến Thịnh hiện đang sử dụng hệ thống dây chuyền sản xuất của Trung Quốc, bên cạnh đó Tiến Thịnh hồn tồn sử dụng đồng rod 8mm từ đơn vị cung cấp khác. Nên chất lượng về nguyên liệu đầu vào, và sản phẩm đầu ra chưa thực sự kiểm soát được tốt. Ngơ Han, 23% Tiến Thịnh, 28% Lioa, 17% KCT, 11% Thái, 12% Khác, 9%

Mơ hình hoạt động của Tiến Thịnh theo kiểu gia đình nên bộ máy quản lí rất tinh gọn chỉ như một cơ sở sản xuất nhỏ. Khơng có nhiều các phịng ban chức năng, các vị trí chủ chốt hầu như do người trong gia đình đảm trách. Do đó chi phí hoạt động của cơng ty thấp, dẫn đến giá thành của dây Tiến Thịnh luôn nằm ở mức cạnh tranh hơn so với các thương hiệu khác. Tuy nhiên chính vì thế dây điện từ Tiến Thịnh đến với khách hàng chủ yếu thơng qua các đại lí thương mại. Tiến Thịnh khơng chú trọng vào các hoạt động tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường. Thiếu phòng ban chức năng làm công tác marketing nên Tiến Thịnh hướng vào việc chăm sóc các mối quan hệ khách hàng lâu năm mang ý nghĩa bạn hàng thân thuộc, chứ chưa có chiến lược hay hoạt động mang tính lâu dài và bao quát.

Dây điện từ Siam Pacific – Công ty TNHH Dây & Cáp điện Siam Pacific

Thường được gọi tắt là dây Thái, sản xuất tại Thái Lan, được phân phối độc quyền tại Việt Nam thông qua Cơng ty TNHH Núi Sơng (Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh). Núi Sơng có mạng lưới khách hàng rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam nên dây Thái đã xâm nhập vào thị trường một cách dễ dàng. Với đặc điểm là dây mềm, kháng mài mòn tốt, khả năng chịu nhiệt cao, dây Thái nhanh chóng chiếm lĩnh phân khúc thị trường dây điện từ chất lượng cao. Thương hiệu dây Thái được định vị là hàng chất lượng cao.

Sản lượng hàng tháng của dây Thái là 54 tấn, chiếm khoảng 12% thị phần cả nước. Trong đó thị trường chính của dây Thái là khu vực miền Nam, vùng Đông Bắc. Nơi mà các loại máy móc, động cơ lớn phải hoạt động trong mơi trường khắc nghiệt như độ mặn cao, hầm lò, bụi bặm, ẩm thấp…Dây Thái đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, tăng tuổi thọ động cơ. Dây Thái được đóng gói trong lơ nhựa có trọng lượng nhẹ khoảng 20KG, nên vừa túi tiền của những khách hàng không muốn chôn vốn.

Do nhập khẩu từ Thái Lan, nên chỉ có sẵn những cỡ dây phổ biến, còn những cỡ dây nhỏ (dưới 0.30mm) hoặc dây lớn (trên 1.8mm) thì dây Thái khơng có sẵn tồn kho. Vào những mùa cao điểm về nhu cầu dùng dây điện từ (mùa nắng – sau Tết âm lịch), dây Thái thường rơi vào tình trạng cháy hàng, khơng đủ đáp ứng nhu cầu của thị

quan đến chất lượng hàng hoá thường bị hạn chế trong việc tư vấn, bảo hành, đổi trả hàng hố. Khơng có các chun viên kĩ thuật tư vấn xử lí các khiếu nại của khách hàng.

Dây điện từ KCT – Công Ty TNHH Đồng Kỹ Thuật KOREA Việt Nam

KCT là một trong những thương hiệu dây điện từ có tuổi đời cịn khá trẻ ở Việt Nam. Được đầu tư xây dựng bởi Công ty mẹ là Doanh nghiệp Đồng kỹ thuật TAIHAN – nhà sản xuất lớn số 1 Hàn Quốc về Đồng tráng men, Đồng thanh và các sản phẩm khác từ đồng. Nhà máy được lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dây điện từ. Sản phẩm KCT có chất lượng tương đối.

KCT đi ra thị trường bán lẻ thông qua các đơn vị nhà phân phối lớn ở các thị trường chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ở giai đoạn đầu khi mới ra thị trường, việc kết hợp với các nhà phân phối là lợi thế rất lớn của KCT để xâm nhập thị trường. Tuy nhiên chính vì việc phụ thuộc quá nhiều vào các nhà phân phối lại là bất lợi của KCT.

Với định hướng nhắm vào thị trường chất lượng trung bình, giá cả của KCT khá cạnh tranh so với các thương hiệu khác. KCT nhanh chóng chiếm lĩnh phân khúc hàng chất lượng trung bình của thị trường. Tuy nhiên sau đó, KCT bị khủng hoảng về nhân sự điều hành, thay đổi nhân sự cấp cao. Xuất hiện những xung đột với nhà phân phối, cũng là lúc bộc lộ những bất lợi khi phụ thuộc vào mạng lưới khách hàng của nhà phân phối. Hiện nay, sản lượng của KCT khoảng 52 tấn/tháng, chiếm 11% thị phần cả nước. Bao bì đóng gói bằng lơ nhựa màu đen chất lượng kém, nên dễ vỡ khi có tác động mạnh. Phụ thuộc nhiều vào đại lí nên KCT khơng chủ động trong việc nắm thị trường.

Tương tự như các thương hiệu dây điện từ trước đây, KCT khơng có các hoạt động để quảng bá thương hiệu trên thị trường. Các hoạt động Marketing thường được KCT áp dụng là xây dựng mối quan hệ thân thiết với các nhà phân phối chính, cụ thể là thăm hỏi, tặng quà, tổ chức đi thăm nhà máy…

Dây điện từ Lioa – Công ty TNHH Nhật Linh

Thương hiệu Lioa được biết đến rộng rãi qua các sản phẩm ổn áp và thiết bị điện. Năm 2011, Lioa đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây điện từ. Đến giữa năm 2013,

sản phẩm dây điện từ của Lioa có mặt ở thị trường bán lẻ. Lioa kết hợp giữa đi làm thị trường trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng bên dưới cùng với việc hợp tác với các nhà phân phối lớn ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Chất lượng sản phẩm không ổn định, theo phản ánh của khách hàng, dây Lioa cứng, khả năng cách nhiệt, cách điện của lớp men thấp. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất dây điện từ nên chất lượng không ổn định, thường phát sinh lỗi trong sản phẩm. Giá cả của Lioa rất cạnh tranh, hơn hẳn KCT, chất lượng thấp hơn KCT, nhưng khách hàng chấp nhận được. Nên Lioa tấn công thẳng vào thị phần của KCT. Hiện nay sản lượng hằng tháng của Lioa khoảng 78 tấn cao hơn so với KCT, chiếm đến 18% thị phần cả nước.

Dựa theo thành công về các sản phẩm ổn áp, thiết bị điện, công ty Nhật Linh đã đưa ra thị trường sản phẩm dây điện từ mang thương hiệu Lioa. Lioa đã sử dụng cấu trúc thương hiệu dù để nhanh chóng xâm nhập vào thị trường. So với các công ty khác trong lĩnh vực dây điện từ thì Lioa có những hoạt động quảng bá thương hiệu khá bài bản như đặt bảng quảng cáo dây điện từ Lioa ở sân bay Nội Bài với thông điệp dây tốt, giá rẻ. Bên cạnh đó Lioa tổ chức đội ngũ nhân viên kinh doanh đi làm thị trường ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Thông qua mạng lưới các nhà phân phối, các đại lí về các sản phẩm ổn áp, thiết bị điện, Lioa tiếp cận với các điện cơ lớn, chào bán trực tiếp. Lioa không phụ thuộc hoàn toàn vào kênh phân phối là các đơn vị thương mại lớn ở Hà Nội, và Hồ Chí Minh như KCT, mà còn chủ động trong việc xây dựng mạng lưới khách hàng ở tuyến dưới.

2.2.2. Quy trình sản xuất dây điện từ

Quy trình sản xuất dây điện từ được mô tả một cách sơ lược như sau. Dây đồng trần qua một hệ thống khn được kéo nhỏ đến kích thước yêu cầu, sau đó được tráng men cách điện phủ bên ngồi. Chiều dày của lớp men này phải đảm bảo theo đúng như tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng.

Để tạo ra một sản phẩm đúng tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì các yếu tố đóng vai trị quan trọng là: chất lượng ngun liệu đầu vào, máy móc, cơng nghệ sử dụng, quy trình sản xuất, và nguồn nhân lực.

Nguyên liệu đầu vào bao gồm: dây đồng trần và men cách điện. Dây đồng trần phải đảm bảo độ tinh khiết 99,99% là đồng, không lẫn tạp chất, khơng có bọt khí thì mới có thể kéo nhỏ, và trở kháng đồng đều trên toàn bộ chiều dài dây. Men cách điện là lớp áo bao phủ bên ngồi ruột dẫn là dây đồng. Men cách điện có nhiều loại đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau. Men PEW và men PAI là loại được sử dụng cho việc sản xuất, sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, máy biến thế.

Công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng, công nghệ hiện đại đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm hao phí trong q trình sản xuất. Trong dây chuyền tráng men theo công nghệ cũ thì quá trình kéo nhỏ và tráng men được tách rời nhau. Tức là sau khi dây đồng được kéo nhỏ, sẽ được cuộn lại và chuyển sang dây chuyền tráng men. Bụi bặm có nguy cơ bám vào dây đồng trước khi tráng men. Vị trí bụi bám sẽ làm tăng rủi ro phóng điện gây cháy nổ dây điện từ trong quá trình sử dụng. Để giảm thiểu rủi ro này, cơng nghệ kéo – tráng liên hồn đã được áp dụng. Bên cạnh đó là cơng nghệ tráng đứng và tráng nằm

Đối với các dây có đường kính từ 0.7 – 3.55mm sản xuất theo công nghệ tráng đứng, tức là khi dây đồng đã được kéo nhỏ đến kích thước mong muốn thì dây sẽ đi qua hệ thống tráng men theo chiều dọc. Điều này sẽ đảm bảo chiều dày lớp men trên tiết diện mặt cắt sẽ đều nhau, tránh hiện tượng men cách điện bên dày, bên mỏng.

2.2.3. Đánh giá giá trị thương hiệu dây điện từ Ngô Han

Để đánh giá giá trị xây dựng thương hiệu dây điện từ Ngô Han, tác giả đã phát phiếu khảo sát 250 khách hàng điện cơ và các cửa hàng thương mại trên phạm vi cả nước. Phương pháp nghiên cứu được triển khai như sau:

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp định tính. Nghiên cứu định tính nhằm đẻ khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kĩ thuật thảo luận tay đôi với các khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Phú Thọ. Do sự khác biệt về văn hoá và mức độ phát triển kinh tế các thang đo được thiết lập trước đây chưa phù hợp với thị trường Việt Nam, cho nên tập các thang đo

được điều chỉnh và bổ sung thông qua thảo luận tay đơi (nghiên cứu sơ bộ định tính). Dàn bài thảo luận với được trình bày ở Phụ lục 1.

Kết quả thảo luận tay đôi được mô tả như sau: Về nhận biết thương hiệu thì những thương hiệu dây điện từ mà người sử dụng nhận biết là: Ngô Han, Tiến Thịnh, KCT, Lioa, Thái. Về các đặc tính của dây điện từ mà người sử dụng quan tâm là chất lượng của dây, khả năng chịu nhiệt của lớp men, độ bền, khả năng chống mài mòn của lớp men. Về độ bao phủ thì người tiêu dùng quan tâm đến các địa điểm bán dây điện từ có sự hiện diện của thương hiệu, tính phổ biến của thương hiệu và sự thuận tiện khi muốn mua thương hiệu đó. Ngồi ra, người sử dụng cũng quan tâm đến giá cả của thương hiệu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và được sử dụng để đánh giá về giá trị thương hiệu dây điện từ Ngô Han.

2.2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các thợ sửa chữa điện cơ, hiện đang sinh sống tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh. Người được phỏng vấn có độ tuổi và thu nhập khác nhau.

Giới tính

Tác giả đã phỏng vấn 250 người. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, kích thước mẫu sau cùng được đưa vào nghiên cứu chính thức là 239. Trong đó có sự chênh lệch về tỉ lệ nam nữ rõ rệt. Trong số 239 người được hỏi có đến 214 là nam chiếm khoảng 90%, chỉ có 25 người là nữ tương đương với 10%. Sửa chữa điện cơ yêu cầu người thợ cần có sức khoẻ tốt để nâng vác, di chuyển những thiết bị có trọng lượng nặng. Đồng thời địi hỏi người thợ có chun mơn về kĩ thuật điện, phải làm việc trong môi trường bụi bặm, nặng nhọc. Lao động nữ tham gia rất hạn chế trong lĩnh vực hoạt động này.

Độ tuổi

đương 30%, 24 người trong dưới 25 tuổi chiếm tỉ lệ 10%, và 47 người trong độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm tỉ lệ là 20%. Quy mô cơ sở sửa chữa phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và uy tín của người thợ. Các bác thợ lớn tuổi khẳng định được uy tín và chất lượng của dịch vụ mình làm ra. Hình 2.2

Hình 2.2. Biểu đồ mẫu phân bố theo độ tuổi Mức thu nhập của người sử dụng dây điện từ Mức thu nhập của người sử dụng dây điện từ

Thu nhập hàng tháng của người trả lời ở mức tốt, trong đó có 25 người có mức thu nhập dưới 25 triệu đồng một tháng, chiếm 10.5%; có 50 người có mức thu nhập từ 5 – 7.5 triệu (chiếm 20.9%); có 70 người có mức thu nhập từ 7.5 – 10 triệu (chiếm 29.3%); và có đến 94 người có mức thu nhập trên 10 triệu (tương đương 39.3%). Dễ dàng thấy rằng mức thu nhập cao thì khả năng tiêu thụ dây điện từ lớn. Lí do bởi trong số các nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sửa chữa điện cơ thì dây điện từ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí sửa chữa. Các thợ điện cơ có thu nhập cao thì mời có khả năng tiêu thụ nhiều dây điện từ.

Hình 2.3. Biểu đồ mẫu phân bố theo thu nhập

10% 20% 40% 30% Độ tuổi < 25 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá giá trị thương hiệu dây điện từ ngô han (Trang 46 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)