Biến chứng liên quan đến bước 2 (rạch da):
Ít có biến chứng liên quan đến bước này. Lưu ý bước này là ước lượng đường rạch da sau tai, ứng với đường phân giác tạo bởi hai cạnh ứng với hai xoang tĩnh mạch màng cứng - xoang ngang và xoang sigma.
Đường rạch da sau tai cũng không quá dài, khoảng 5cm theo đa số tác giả. Với bệnh nhân to béo, cổ ngắn, lượng cơ gáy dày, đường rạch da sẽ vào trong hơn và dài hơn, để khi ánh sáng kính vi phẫu khơng bị lớp da cân cơ quá dày ngăn cản. Khó khăn liên quan đến thì này hay gặp là cơ gáy dày làm hạn chếánh sáng kính vào trường mổ.
Bước 3: Mở xương
Phải bộc lộ được chỗ nối giữa xoang ngang và xoang sigma trước khi mở màng cứng.
Mở xương đường sau xoang sigma (Retrosigmoid): Khoan xương dùng mũi khoan Codman tự dừng, tiếp theo dùng mũi mài kim cương 3mm để mài, nhất là phía xoang ngang và xoang sigma. Phần cịn lại có thể dùng cị súng 3mm để mở xương. Nắp xương được giữ lại cùng bột xương để đặt lại sau. Diện tích mở xương khoảng 2cm, nhiều tác giả cịn khuyến khích mở 1,5cm nằm tránh thoát vị não [70].
Trước khi khoan xương, trường mở xương cần rõ ràng. Rãnh cơ nhị thân được bộc lộ và làm sạch phần mềm trên bền mặt xương. Thường thì cạnh trên ngồi có tĩnh mạch trong xương (emissary vein) khơng nằm trực tiếp trên vị trí của xoang, hiếm hơn có thể gặp nó đi ngoằn nghèo trước khi vào đầu gần xoang sigma. Do đó xoang tĩnh mạch đá ngoài (mastoid emissary vein) là mốc rất tốt giữa chỗ nối xoang ngang và xoang sigma.
Trường hợp bệnh nhân kích thước đầu dài hơn bình thường, mở xương nên lấy cả xương đá phía sau xoang sigma, nếu nó nhơ ra che xoang tĩnh
mạch này để đảm bảo không che khuất khi dùng kính vi phẫu. Sau đó tế bào xương chũm sẽđược chát sáp xương bảo vệ tránh rò dịch não- tủy.