Hình ảnh chụp trong mổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật giải ép thần kinh trong điều trị đau dây v (Trang 100 - 101)

(hình bên phi thy vết hn của động mạch trên dây V, nét đen; bệnh nhân Văn D nam 62 tuổi, m 30/05/2013).Mã hsơ 16424.

4.1.4 Các phương tiện và trang thiết b chính

4.1.4.1 Kính vi phu

Kính vi phẫu là một phương tiện phát minh mang tính cách mạng của y học nói chung và phẫu thuật thần kinh nói riêng. Trước kia, thời chưa có kính vi phẫu, các phẫu thuật viên phải dùng đèn đầu thay thế. Nhược điểm của đèn đầu là ánh sáng thấp, khơng có độ phóng đại, trường mổ nhỏ nên chỉ có một người có thểquan sát được. Đến những năm 50 thế kỷ XX, kính vi phẫu được áp dụng vào phẫu thuật thần kinh. Ưu điểm vượt trội so với đèn đầu là ánh sáng rõ nét, có thể điều chỉnh được, độphóng đại lến từ 8-20 lần, nhiều người có thể quan sát được và có màn hình có khả năng ghi hình trong mổ.

Ngày nay, mổ giải ép dây V bắt buộc phải có kính vi phẫu. Kính vi phẫu được sử dụng gần như suốt cuộc mổ, từ khi mở màng cứng (bước 4). Nhờ kính vi phẫu mà có thể thao tác, bộ lộ vào góc cầu-tiểu não vùng hố sau. Qua đó bộc lộ dây thần kinh V để tìm và giải ép xung đột mạch máu-thần kinh. Nếu là đèn đầu, trường mổ khơng được phóng đại chi tiết, khi biến

chứng chảy máu sẽ rất khó khăn trong cầm máu và dễ gây dập não, tổn thương thêm các dây thần kinh khác vùng góc cầu-tiểu não. Với kính vi phẫu, đa số các tai biến chảy máu có thể kiểm sốt được nhất là các thao tác tỉ mỉ và chính xác.

Tuy nhiên, một số trường hợp, kính vi phẫu cũng bỏ sót tổn thương do có góc khó nhìn như vùng gần thân não (REZ), hay mặt trước dây V. Để khắc phục nhược điểm này, ngày nay một số tác giả đang nghiên cứu đưa nội soi hỗ trợ nhằm giảm bỏ sót tổn thương.

Nghiên cứu của chúng tơi sử dụng hai loại kính vi phẫu sẵn có hiệu Karl Zeiss: NC 04 và kính Vario S700 của Đức có khả năng ghi hình trong mổ.

Hình 4.11. Kính vi phu thut NC 04 và Vario S700 (hình chp ti phòng m E1, E2 Bnh vin Việt Đức).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật giải ép thần kinh trong điều trị đau dây v (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)