74
3.3.3. Nhóm vấn đề liên quan đến các yếu tố về chính sách, thể chế
- Tham gia ý kiến góp ý nhằm nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa phục vụ CNLĐ tại doanh nghiệp cũng như ở địa phương.
Thời gian qua, Chính phủ, các địa phương và chủ DN đã quan tâm xây dựng các dự án nhà ở cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ... Tuy nhiên, việc quan tâm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đi kèm, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của NLÐ lại chưa đầy đủ. Do vậy, đời sống của CNLÐ tại các DN cịn nhiều khó khăn. Do đó, tổ chức CĐ cần chủ động, tích cực tham gia góp ý trong việc quy hoạch phát triển các Khu, cụm công nghiệp cần phải dành quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hoá và nhà ở cho CNLĐ theo quy định của pháp luật.
Tích cực vận động các tổ chức, DN, cá nhân thực hiện xã hội hố kinh phí xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu giải trí của CNLĐ. Bên cạnh đó, hiện tại ở nhiều địa phương, hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao đang xuống cấp cần duy tu, bảo dưỡng để đáp ứng nhu cầu của NLĐ; do vậy, chính quyền địa phương cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư nhiều hơn để cùng với DN nhất là DN vốn nước ngoài đầu tư xây dựng: nhà ở giá rẻ, nhà trẻ, các khu vui chơi, giải trí phục vụ cho CNLĐ.
Ngoài ra, CĐCS tại DN cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chủ DN để chăm lo đời sống tinh thần: đầu tư các trang thiết bị, sân bãi, …phục vụ giải trí cho CNLĐ tại DN đồng thời động viên, khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho CNLĐ được tham gia các hoạt động giải trí gắn với các phong trào thi đua sản xuất tại DN vì chăm lo cho họ cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tái tạo sức lao động góp phần tăng năng suất lao động, giữ chân lao động có tay nghề gắn bó, cống hiến cho DN.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế Cơng đồn phục vụ cho CNLĐ tại doanh nghiệp
Là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồn viên, NLĐ; tổ chức CĐ ln gắn bó, thấu hiểu những thiếu thốn, bức xúc của họ; vì thế sau nhiều trăn trở, tính tốn, Tổng LÐLÐ Việt Nam đã xây dựng "Ðề án xây dựng thiết chế cơng đồn
phục vụ công nhân, người lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp". Ðề án là "bước ngoặt lịch sử", mang tính đột phá của tổ chức CĐ trong chiến lược đổi mới phương thức tập hợp, phát triển đồn viên của tổ chức CĐ trong tình hình mới và đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Với mong mỏi đáp ứng được phần nào nhu cầu quá lớn về đời sống tinh thần cho CNLÐ trong suốt những năm qua, đó chính là những căn hộ giá rẻ, phù hợp thu nhập và khả năng chi trả; các dịch vụ khám, chữa bệnh, siêu thị, nhà trẻ, nhà mẫu giáo… Việc lựa chọn đầu tư thiết chế CĐ dựa trên nguyên tắc, địa phương nào được cấp ủy, chính quyền giao đất sạch, có hạ tầng điện, nước, giao thơng đến chân cơng trình. Để thực hiện được, tổ chức CĐ cần:
Tiếp tục xin chủ trương Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao phục vụ cơng nhân khu cơng nghiệp. Tích cực đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị như: nhà văn hố, cung văn hố lao động, thư viện, phịng đọc, nhà thi đấu, nhà ăn tập thể, khu vui chơi, khn viên văn hố, trường học, nhà trẻ, dịch vụ thương mại... cho CNLĐ theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng các dự án đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ cơng nhân theo từng giai đoạn; Chỉ thị 52-CT/TW ngày 09/01/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ khu cơng nghiệp, khu chế xuất; Quyết định 655/QĐ-TTg 2017 ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng thiết chế của cơng đồn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất".…
Tiến hành đi khảo sát, tìm kiếm, lựa chọn đất có diện tích phù hợp và vị trí tốt nhất, trên cơ sở đó Ban đã tham mưu cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện, chấp thuận chủ trương và địa điểm đầu tư để triển khai đầu tư các dự án thiết chế CĐ theo Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt.
Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và tiến hành thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao phục vụ cho CNLĐ sau những giờ làm việc căngthẳng theo Đề án "Đầu tư xây dựng thiết chế của công đồn tại các khu cơng nghiệp, khu chế xuất" trên địa bàn Long An vì trong những năm tới lực lượng lao động của tỉnh phát triển rất nhiều và áp lực rất lớn về nhu cầu hưởng thụ các thiết chế Cơng đồn cũng tăng cao.
Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, truyền thơng cho việc thực hiện đề án tại tỉnh nhà cũng cần được quan tâm, thực hiện tốt giúp các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cả đoàn viên, CNLĐ hiểu, cùng chung tay thực hiện và kiên quyết khơng để tình trạng xây xong khơng có cơng nhân vào ở, gây lãng phí vốn đầu tư, tạo ra nhiều hệ lụy và dư luận xấu trong xã hội.
- Tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động
Đảm bảo đời sống vật chất, tạo điều kiện để CNLĐ tham gia xây dựng đời sống văn hóa. Đảm bảo tiền lương và thu nhập thực tế của CNLĐ tương xứng với công lao động, thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm và an sinh xã hội,... Cần thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với NLĐ ký kết TƯLĐTT, xây dựng thang bảng lương trong các DN, thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động về thời gian làm việc, giờ làm thêm và thù lao làm thêm giờ; DN hỗ trợ cho CNLĐ các khoản phí như: tiền thuê nhà trọ hàng tháng, chi phí đi lại đối với CNLĐ ở xa, tiền ăn ca, đào tạo nghề miễn phí, trợ cấp khó khăn, trơng giữ con ở nhà trẻ và các chế độ phúc lợi, an sinh xã hội khác,… Phối hợp mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ; giới thiệu hướng nghiệp cho CNLĐ tạo cho họ có những việc làm ổn định, có thu nhập tương đối đảm bảo cuộc sống cho gia đình, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động để tham gia các hoạt động giải trí theo nhu cầu. Cần có chính sách hỗ trợ và đầu tư xây dựng các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo cho con em CNLĐ; nhà đa năng, khu vui chơi giải trí của CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp.
Là một tỉnh nơng nghiệp, Long An đang trong tiến trình cơng nghiệp hố, thu hút lực lượng lao động đơng đảo tạo nên nhiều áp lực trong công tác quản lý, đầu tư, chăm lo cho CNLĐ đối với tỉnh nhà. Trong xu thế chung đó, các DN có vốn đầu tư nước ngồi đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng là nơi tạo ra áp lực nặng nề cho các cấp, các ngành địa phương. Qua nghiên cứu vai trị của Cơng đồn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh trong đó cơng tác chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ đã và đang là vấn đề quan tâm bức thiết; từ đó có thể rút ra một số điểm chính sau:
Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đồn viên, NLĐ, là chỗ dựa của người lao động; Cơng đồn ln những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tương thân tương ái, giúp nhau lúc khó khăn ổn định cuộc sống gia đình; đồng thời CĐ quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hướng dẫn cán bộ CĐ biết cách và trang bị thêm kỹ năng để hoạt động. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của CĐCS tại các DN theo hướng tập trung vàoviệc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, giải quyết tranh chấp lao động, giáo dục ý thức pháp luật, kỷ luật lao động. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ đặc biệt là CNLĐ ở các DN vốn đầu tư nước ngồi- nơi có thể xem là quan trọng nhất để vai trò của CĐ được phát huy rõ nhất nhưng hiện cũng là khâu bị đánh giá là khá “mờ nhạt” trong hoạt động của tổ chức. Do vậy, nâng cao hiệu quả, vai trò của CĐ trong việc bảo về quyền lợi ích hợp pháp của NLĐ tại các DN có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh Long An nói chung và chăm lo đời sống tinh thần cho NLĐ nói riêng là yêu cầu bức thiết đặt ra cho không chỉ cho tổ chức Cơng đồn mà cịn của Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức và các nhà khoa học và cần được quan tâm, nghiên cứu đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức Cơng đồn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An đã phát huy được tác dụng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thực sự là một cơng việc vơ cùng khó khăn vì phải xây dựng vừa đấu tranh để khẳng định cái mới, loại bỏ cái cũ, lạc hậu, chậm tiến bộ. Với sự nỗ lực của mình, thời gian qua tổ chức CĐ đã thu được những kết quả to lớn, trước hết về cơ bản đã phát huy quyền làm chủ của NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ. Tổ chức Cơng đồn các cấp trong tỉnh đã tích cực, chủ động đề xuất với lãnh đạo các DN về thực hiện, bảo đảm chế độ, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác cho CNLĐ. Các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho NLĐ từng bước được quan tâm, cải thiện; đời sống của CNLĐ được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hiện cơ sở vật chất của tỉnh đang ngày càng hoàn thiện hơn khi trở thành đô thị loại III của cả nước; các khu, cụm công nghiệp đầu tư ngày càng nhiều trên địa bàn hai huyện Bến Lức, Đức Hoà, thu hút một lượng CNLĐ rất lớn đặc biệt là cơng nhân nhập cư. Từ đó kéo theo đời sống của người dân nói chung và CNLĐ nói riêng ngày càng được nâng lên, khi đời sống vật chất của CNLĐ cơ bản được đảm bảo thì khi đó họ sẽ quan tâm đến đời sống tinh thần. Nhu cầu giải trí là nhu cầu chính đáng của mỗi con người và đối với CNLĐ ở các DN vốn đầu tư nước ngồi thì nhu cầu này càng quan trọng hơn vì nó giúp tinh thần thoải mái, tái tạo sức lao động.
Các hình thức vui chơi giải trí của CNLĐ ở hai huyện hiện nay rất phong phú, đa dạng thu hút nhiều CNLĐ như: truy cập internet; các mạng xã hội như: zalo, facebook, … được ưa chuộng; đi uống cà phê với bạn bè, đi công viên, nghe nhạc, xem tivi, đọc báo, mua sắm, chơi thể thao,…; sự khác nhau về nhóm tuổi, thu nhập, thời gian làm việc, giới tính, trình độ học vấn thì CNLĐ sẽ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Và cũng tùy theo mức thu nhập cao hay thấp thì thì họ sẽ đi mua sắm, hát karaoke, xem tivi, …nhưng những CNLĐ có thu nhập thấp thì chiếc tivi là phương tiện giải trí chủ yếu của họ. Trình độ học vấn, thời gian làm việc và mức thu nhập cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn loại hình giải trí; người có trình độ học vấn cao, có thời gian làm việc ổn định, mức thu nhập cao thì họ muốn tham gia các hoạt động giải trí bên ngồi, tham gia các hoạt động xã hội để họ có thể tiếp cận với những thông tin và kiến thức phục vụ cho nhu cầu của mình.
Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn phải thừa nhận tổ chức CĐ nhất là CĐCS ở DN có vốn đầu tư nước ngồi cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định như công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên liên tục; phụ thuộc giới chủ, chưa có tiếng nói độc lập; quan hệ lao động có lúc, có nơi chưa hài hồ; vấn đề nhà ở, nhà trẻ, trường học
cho con em CNLĐ; các phong trào VHVN-TDTT chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ, giải trí về tinh thần; các tệ nạn ma tuý, tín dụng đen… đã và đang từng ngày từng giờ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của NLĐ. Trên cơ sở này phạm vi nghiên cứu hạn hẹp của đề tài, thiết nghĩ tổ chức CĐ cần thực hiện tốt các giải pháp thuộc các nhóm vấn đề liên quan sau:
Tổ chức CĐCS - nơi trực tiếp phát huy vai trò tổ chức cần phải bám sát các chủ trương, đường lối cấp trên để hoạt động nhưng vẫn phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, DN. Cần tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa tổ chức CĐ với NSDLĐ, NLĐ trong các DN nhằm phát huy tốt dân chủ tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ, ổn định tại DN. Muốn vậy phải tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức CĐCS; đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của tổ chức CĐ để phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động sản xuất; phối hợp tổ chức các phong trào VHVN-TDTT, côngtác xã hội từ thiện nhằm chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ tại doanh nghiệp.
Đối với tổ chức Cơng đồn các cấp: Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động nhằm phát huy vai trò của tổ chức CĐ cần có sự lãnh đạo của chặt chẽ của tổ chức Đảng; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức liên quan trong việc thực hiện vai trị của mình, đảm bảo phù hợp quan điểm hợp tác quốc tế và đặc điểm, tình hình cụ thể của các DN có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cần tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CĐ có đủ phẩm chất, năng lực tổ chức hoạt động.
Ngoài ra, liên quan đến các yếu tố về chính sách, thể chế cần: tham gia ý kiến góp ý nhằm nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa phục vụ CNLĐ tại DN cũng như ở địa phương. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế CĐ phục vụ cho CNLĐ tại DN; tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho NLĐ.
Hiên tại, đất nước ta đã và đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà bản chất là xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân; cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của tổ chức Cơng đồn trên lĩnh vực dân chủ, phát huy quyền làm chủ của CNLĐ, trong đó có các DN có vốn đầu tư nước ngồi. Cùng với sự nỗ lực vươn lên của tất cả CNLĐ, tổ chức CĐ nhất là CĐ tại các DN cần phát huy hết mọi nguồn lực và thực hiện có hiệu quả hơn việc nâng cao vai trị của tổ chức mình trong các DN, để phát huy quyền làm chủ của CNLĐ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Chỉ thị 22-CT/TW ngày 5/6/2008 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo