Một số đặc điểm dịch tễ học về động kinh và động kinh cục bộ kháng thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 26 - 28)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.4. Một số đặc điểm dịch tễ học về động kinh và động kinh cục bộ kháng thuốc

 Động kinh với các cơn giật cứng giật rung toàn thể

 Viêm não Rasmussen

 Động kinh cơn cười do u mô thừa vùng dưới đồi

1.3.2. Phân loại động kinh ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh [16]

 Nhóm 1: Nhẹ nhất, có thể tự khỏi, ví dụ động kinh lành tính rãnh Rolando.

 Nhóm 2: động kinh nhậy cảm với thuốc: có thể cắt cơn bằng thuốc chống động kinh, có thể khỏi hẳn, ví dụ động kinh cơn vắng.

 Nhóm 3: Lệ thuộc vào thuốc chống động kinh: có thể cắt cơn bằng thuốc chống động kinh, ngừng thuốc thì tái cơn, ví dụ: động kinh giật cơ thiếu niên, động kinh cục bộ triệu chứng…

 Nhóm 4: Động kinh kháng thuốc. Nhóm nặng nhất. Cơn khơng kiểm sốt được gây nhiều tác hại: chậm phát triển tâm-vận động, rối lọan hành vi, giảm khả năng học tập và lao động.

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VỀ ĐỘNG KINH VÀ ĐỘNG KINH CỤC BỘ KHÁNG THUỐC KINH CỤC BỘ KHÁNG THUỐC

Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2005 [17], tỷ lệ hiện mắc động kinh trên thế giới vào khoảng 0,5 đến 1% dân số, thay đổi tùy theo địa lý, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%; Canada là 0,6%.

Số liệu cũng của Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với Liên hội quốc tế chống động kinh trong năm 2005 cịn chỉ rõ có khoảng 50 triệu người trên tồn thế giới đang mắc động kinh, chiếm khoảng 1% gánh nặng toàn cầu về bệnh tật nói chung, trong số đó 80% gánh nặng về động kinh là tại các nước đang phát triển [17].

Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy động kinh cục bộ kháng thuốc chiếm từ 15-25% tổng số bệnh nhân mắc động kinh [1],[2]. Theo Jerome Engel Jr., tỷ lệ động kinh kháng thuốc chiếm khoảng 30-40% tổng số động kinh [17]. Còn theo Sandipan Pati và Andreas V. Alexopoulos, tỷ lệ động kinh kháng thuốc là gần 33% tổng số bệnh nhân mắc động kinh. Cũng theo hai tác giả này, có tới 60% bệnh nhân mắc động kinh khởi phát cục bộ sau này sẽ trở thành động kinh kháng thuốc [1].

Trong số 3,5 triệu người mới mắc động kinh hàng năm, có 40% là trẻ dưới 15 tuổi và trên 80% trong số đó sống tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, tỷ lệ mới mắc động kinh ở trẻ em hàng năm dao động từ 41 đến 50/100.000 tại các nước đã phát triển, và còn cao hơn (từ 61 đến 124/100.000) tại các nước đang phát triển (Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu 2005).

Theo Renzo Guerrini [16], trên phạm vi tồn cầu, ước tính có khoảng 10,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi đang mắc động kinh, chiếm khoảng khoảng 25% tổng số người mắc động kinh. Đồng thời, tỷ lệ động kinh kháng thuốc ở trẻ em dao động từ 13 đến 17% tổng số trẻ mắc.

Một tác giả khác là Simon Harvey [18] cho biết, cũng ở trẻ em, tỷ lệ động kinh kháng thuốc là khoảng 20% trên tống số.

Tại Mỹ, một nghiên cứu tiến cứu trong vòng 6 năm (1993-1997) trên một quần thể lớn bao gồm 613 trẻ em được chẩn đoán là động kinh tại bang Connecticut [20] cho thấy tỷ lệ động kinh kháng thuốc dao động từ 9 đến 24% tuỳ theo các tiêu chuẩn, định nghĩa khác nhau được áp dụng.

Một nghiên cứu tổng hợp của Tiểu ban về động kinh trẻ em (Liên hội quốc tế chống động kinh) công bố năm 2004, dựa trên số liệu cộng dồn từ 543

bệnh nhân dưới 18 tuổi mắc động kinh kháng thuốc được phẫu thuật tại 20 trung tâm phẫu thuật động kinh ở Châu Âu, Úc và Bắc Mỹ, đã cho thấy động kinh cục bộ kháng thuốc có những nguyên nhân sau [18]:

- Các loạn sản vỏ não: 42%

- Các u lành tính hệ TK trung ương: 19%

- Sau nhiễm khuẩn hệ TK trung ương/tai biến mach não/chấn thương sọ não: 10%

- Một số nguyên nhân khác (phản ứng tăng sinh mơ TK đệm, khơng tìm thấy ngun nhân): 7%

- Xơ hóa hồi hải mã: 6% - Bệnh xơ hóa củ: 5%

- U mô thừa vùng dưới đồi: 4% - Hội chứng Sturge Weber: 3% - Các tổn thương mạch não: 1%

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo Ninh Thị Ứng, hàng năm riêng tại Khoa Thần kinh, số lượt trẻ em nhập viện nội trú do động kinh dao động từ 800 đến 900, trong đó, ước chừng 10 đến 20% là động kinh kháng thuốc [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 26 - 28)