Điều trị bằng thuốc kháng động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 50 - 51)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.13. Một số biện pháp điều trị động kinh cục bộ kháng thuốc

1.13.1. Điều trị bằng thuốc kháng động kinh

Trước hết phải khẳng định rằng thuốc kháng động kinh không chỉ là điều trị ban đầu mà còn là điều trị nền và dài hạn cho tất cả các trường hợp mắc động kinh, trong đó có động kinh kháng thuốc. Bên cạnh những thuốc kháng động kinh được gọi là thuốc kinh điển (như valproate natri, carbamazepine, phenobarbital...) thì từ những năm 80 của thế kỉ trước đã có hàng loạt những thuốc kháng động kinh thế hệ mới được bào chế và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi trong thực hành lâm sàng như: vigabatrin, oxcarbazepine, topiramate, gabapentin, lamotrigine, felbamate, levetiracetam, tiagabine, zonizamide....

So với các thuốc kinh điển, các thuốc kháng động kinh thế hệ mới có ưu điểm vượt trội là hầu như khơng có tương tác thuốc bất lợi khi phải dùng nhiều thuốc, cơ chế tác dụng rộng hơn và an tồn hơn. Do đó, các thuốc này rất thích hợp cho các trường hợp động kinh kháng thuốc phải dùng đa trị liệu kháng động kinh cũng như cho một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt như người già mắc đồng thời nhiều bệnh mãn tính, phụ nữ có thai, cho con bú, động kinh nghi ngờ do rối loạn chuyển hóa v.v.. [59],[60].

Trong thực hành lâm sàng, q trình tiếp cận chẩn đốn và chữa trị cho bệnh nhân mắc động kinh kháng thuốc là một công việc mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bác sĩ chuyên khoa phải tiếp xúc nhiều lần với bệnh nhân và người thân của họ. Để có được một đơn thuốc thích hợp nhất cho từng bệnh nhân, cần phải đối chiếu các dữ liệu lâm sàng, dược lý với các thông tin cận lâm sàng (xét nghiệm máu, điện não, chẩn đốn hình ảnh thần kinh).

Cho đến nay, hầu hết các chuyên gia về động kinh đều đồng thuận rằng xác suất kiểm soát cơn động kinh bằng thuốc sẽ giảm hẳn sau khi đã thất bại với ba lần đổi thuốc kháng động kinh [2],[36].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)