Các tiêu chuẩn xác định động kinh kháng thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 28 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.5. Các tiêu chuẩn xác định động kinh kháng thuốc

Động kinh kháng thuốc thực sự là một vấn đề rất phức tạp trong nghiên cứu cũng như thực hành lâm sàng, vì những lý do sau:

- Bản thân động kinh, trong đó có động kinh kháng thuốc đã là nhóm bệnh lý phức tạp với nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng rất đa dạng, và có thể thay đổi theo thời gian, nhất là ở trẻ em.

- Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng với thuốc kháng động kinh ở một nguời bệnh, nhất là việc sử dụng các thuốc này sẽ diễn ra trong thời gian dài.

Dựa vào diễn biến theo thời gian, tình trạng kháng thuốc có thể được chia thành bốn loại sau [2]:

1. Kháng thuốc ngay từ đầu: bệnh nhân chưa bao giờ cắt cơn ngay từ lúc khởi phát bệnh

2. Kháng thuốc tiến triển: ban đầu bệnh nhân cắt cơn nhưng sau đó tái phát rồi trở thành kháng thuốc.

3. Kháng thuốc dao động: bệnh nhân có các đợt xen kẽ giữa kiểm sốt cơn và tái phát cơn mặc dù vẫn dùng thuốc đều.

4. Kháng thuốc tạm thời: ban đầu không đáp ứng nhưng sau một thời gian lại có đáp ứng với thuốc chống động kinh

Do tính phức tạp của chủ đề về nhiều khía cạnh như vậy mà trên y văn thế giới hiện nay có ít nhất 6 thuật ngữ khác nhau khi đề cập đến các cơn động kinh không đáp ứng với thuốc kháng động kinh:

1.Động kinh kháng thuốc (drug-resistant epilepsy) 2.Động kinh khó điều trị (difficult-to-treat epilepsy) 3.Động kinh tái phát cơn dai dẳng (intractable epilepsy) 4.Động kinh trơ lì với thuốc (refractory epilepsy)

5.Động kinh kháng dược trị liệu (pharmaco-resistant epilepsy) 6.Động kinh kháng điều trị (therapy-resistant epilepsy)

Cũng như vậy, trong nghiên cứu cũng như thực hành lâm sàng, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau xác định tình trạng động kinh kháng thuốc, tuỳ theo nhóm nghiên cứu và mục đích nghiên cứu (bảng 1.3).

Tuy nhiên, trong số các tiêu chuẩn được liệt kê ở bảng 1.3 thì tiêu chuẩn do Nhóm đặc nhiệm về động kinh kháng thuốc, Liên hội Quốc tế chống động kinh đề xuất năm 2009 là tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi nhất: “động kinh khơng kiểm sốt được cơn mặc dù đã ít nhất hai lần thay đổi phác đồ điều trị bằng thuốc kháng động kinh được lựa chọn thích hợp (mỗi lần điều trị trong ít nhất 3 tháng)”

Bảng 1.3: Các tiêu chuẩn xác định động kinh kháng thuốc [2],[20],[21]

Tác giả Quan điểm Tiêu chuẩn

Nhóm đặc nhiệm về động kinh kháng thuốc, Liên hội Quốc tế chống động kinh, 2009

Thực hành

Động kinh khơng kiểm sốt được cơn mặc dù đã ít nhất hai lần thay đổi phác đồ điều trị bằng thuốc kháng động kinh được lựa chọn thích hợp (mỗi lần điều trị trong ít nhất 3 tháng)

Berg A.T, Shinnar S, Levy S.R, 2001

Dịch tễ học

Thất bại của 2 thuốc chống động kinh hoặc thất bại của một thuốc chống động kinh trong việc k.soát cơn và 2 thuốc khác do tác dụng phụ khơng dung nạp, với ít nhất một cơn động kinh/tháng trong ít nhất 18 tháng, khơng có lúc nào hết giật q 3 tháng liên tục

Berg A.T, Langfitt

J, Shinnar S., 2003 Phẫu thuật Có 20 cơn cục bộ phức hợp trong 24 tháng trước đánh gía trước phẫu thuật, và tiền sử khơng kiểm sốt được cơn với hai thuốc chống động kinh đầu tay

Camfield P.R,

Camfield C.S, 1996 Dịch tễ học Có ít nhất một cơn động kinh/2 tháng trong 4 năm điều trị hoặc ít nhất một cơn động kinh/năm trong vịng ít nhất 4 năm điều trị Camfield P.R,

Camfield C.S,

Gordon K, 1997 Dịch tễ học

Có ít nhất một cơn động kinh/tháng trong vòng 12 tháng qua, dù đã được điều trị bằng ít nhất ba loại thuốc chống động kinh ở liều tối đa có thể dung nạp được

Wiebe S, Blume W.T, Girvin J.P,

2001 Phẫu thuật

Ít nhất một cơn động kinh/tháng trong vòng một năm qua mặc dù đã dùng ít nhất 2 loại thuốc chống động kinh, một trong số đó là phenytoin, carbamazepine hoặc valproic acid

Ngoài ra, vào năm 2009, đơn vị đặc nhiệm về động kinh kháng thuốc thuộc Liên hội Quốc tế chống động kinh cịn đưa ra một số thuật ngữ có liên quan về động kinh và mức độ đáp ứng với thuốc kháng động kinh [21]:

1. Can thiệp điều trị: việc sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa hoặc lắp đặt thiết bị đặc biệt vào cơ thể bệnh nhân với mục đích làm giảm hoặc ngăn chặn sự tái phát các cơn động kinh..

2. Hiệu quả điều trị: tác dụng của một biện pháp điều trị tính theo mức độ kiểm sốt cơn và sự xuất hiện các tác dụng phụ.

3. Động kinh có đáp ứng thuận lợi với thuốc kháng động kinh: là động kinh trong đó với thuốc kháng động kinh hiện tại, bệnh nhân đã hết giật ít nhất gấp 3 lần thời gian không giật giữa hai cơn trước khi dùng thuốc, hoặc bệnh nhân đã hết giật được 12 tháng.

4. Cắt cơn động kinh: hết tất cả các cơn động kinh trong 12 tháng hoặc ít nhất gấp 3 lần thời gian không giật giữa hai cơn trước khi can thiệp điều trị.

5. Điều trị thất bại: bệnh nhân không cắt được các cơn động kinh sau một can thiệp điều trị được ghi nhận đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)