ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 58 - 62)

TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU

2.5.1. Những thành cơng cơ bản

Qua tìm hiểu thực trạng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau và các thực trạng liên quan là phát triển các khu du lịch ở Cà Mau; quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước cho phát triển các khu du lịch tại Cà Mau và ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch ở Cà Mau cho thấy đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau đã có những thành cơng cơ bản sau:

2.5.1.1. Xây dựng định hướng và chiến lược đầu tư công.

a) Về định hướng:

Khi ngân sách Nhà nước của tỉnh còn hạn hẹp thì giai đoạn 2005 - 2010 đã tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái; triển khai thực hiện phát triển Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai; đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung vừa

phát triển du lịch vừa bảo vệ và tôn tạo tài nguyên mơi trường và những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh;

Khi ngân sách Nhà nước của tỉnh dồi dào hơn lại được tăng cường từ ngân sách trung ương thì giai đoạn 2010 - 2015 tiếp tục khai thác tiềm năng du lịch sinh thái đồng thời bước đầu xây dựng và phát triển một số khu du lịch đa năng nhằm góp phần kéo dài số ngày lưu trú của du khách trong địa phận của tỉnh. Cụ thể, chương trình tổng thể phát triển du lịch Cà Mau giai đoạn này là mở rộng và phát triển khu du lịch Khai Long, xây dựng khu du lịch Đất Mũi kế cận vườn Quốc gia Đất Mũi và phát triển điểm du lịch Hòn Đá Bạc thành khu du lịch đa năng.

Hiện nay, do số lượng du khách tăng nhanh và nhu cầu du lịch của du khách có những thay đổi nên định hướng phát triển du lịch của Cà Mau là xây dựng cơ sở hạ tầng để kết nối các khu và điểm du lịch với nhau thành các tuyến, các tour du lịch và tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch kết hợp thi đấu, giao hữu thể thao,...

b) Về chiến lược:

Giai đoạn 2005 - 2010 và trước đó, do các khu du lịch chưa được phát triển nên tỉnh Cà Mau đã chủ trương sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo một số tài sản của một vài khu, điểm du lịch lúc đó. Mục đích của những đầu tư này không phải là thu hồi vốn và thu lãi mà để phát triển du lich, thu hút đầu tư từ tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo tài sản cho các khu du lịch đã có và các khu du lịch đang có dự án phát triển.

Giai đoạn 2010 - 2015, trong quá trình phát triển các khu du lịch, đầu tư công từ ngân sách Nhà nước chủ yếu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ngoại vi và các giá trị văn hóa cịn xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, mua bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận tải,... thì dành cho các nguồn vốn tư nhân. Việc không sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo tài sản tại các khu du lịch không chỉ tiết kiệm ngân sách, dành ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng ngoại vi và các giá trị văn hóa cho du lịch cùng phát triển các mặt khác của kinh tế - xã hội mà cịn ngăn ngừa được thất thốt vốn Nhà nước và hiện tượng tham nhũng.

Định hướng và chiến lược đầu tư công đúng đắn theo từng giai đoạn trên đây giải thích vì sao đầu tư cơng từ ngân sách Nhà nước trực tiếp cho phát triển các khu du lịch của

tỉnh Cà Mau dù năm sau có cao hơn năm trước là khơng đáng kể và nếu tính trượt giá của đồng Việt Nam thì gần như khơng tăng nhưng các khu du lịch ở Cà Mau nói riêng và ngành du lịch Cà Mau nói chung vẫn phát triển mạnh mẽ.

2.5.1.2. Lựa chọn và quy hoạch đầu tư phát triển các khu du lịch.

Phát triển một khu du lịch và tổng thể các khu du lịch không chỉ dựa vào và phát huy các tiềm năng tự nhiên mà còn phải cân nhắc kỹ lưỡng đến bảo vệ và tôn tạo tài nguyên mơi trường và những giá trị văn hóa đặc thù và phải coi tài ngun mơi trường và những giá trị văn hóa như là tài sản vơ giá của khu du lịch. Có như vậy mới phát triển du lịch mạnh mẽ và bền vững.

Tỉnh Cà Mau đã vơ cùng khó khăn khi lựa chọn và quy hoạch phát triển các khu du lịch. Khu du lịch đặt ở đâu, diện tích khai thác là bao nhiêu để tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa khơng những được bảo vệ mà cịn được tơn tạo bởi hoạt động của khu du lịch đó? Nhờ có đầu tư cơng từ ngân sách Nhà nước đầy đủ mà công tác khảo sát, lựa chọn, quy hoạch, thẩm định,... các dự án phát triển khu du lịch được thực hiện tốt dẫn đến dự án phát triển khu du lịch nào của tỉnh từ trước đến nay sau khi hồn cơng, bên cạnh khai thác du lịch hiệu quả thì ln đảm bảo được những cơ sở để phát triển bền vững. Chẳng hạn, Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau được lựa chọn nằm bên cạnh phía đơng nam 15.262ha đất liền của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhưng ban đầu chỉ quy hoạch 45,5ha. Vì vậy, hoạt động của khu du lịch dù ở thời điểm hút khách du lịch nhất vẫn không ảnh hưởng gì đến cân bằng sinh thái của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và đời sống văn hóa độc đáo của nhân dân vùng này, khơng những thế, những giá trị đó cịn được tơn tạo và nâng cao, tạo cơ sở cho Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau phát triển bền vững.

2.5.1.3. Điều chỉnh quá trình đầu tư và khắc phục các sai sót.

Từ chiến lược đầu tư đúng đắn, đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau đã điều chỉnh quá trình đầu tư một cách linh hoạt. Biểu hiện là dự án khu du lịch dự định phát triển bằng thu hút vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn Nhà nước mà khơng kịp tiến độ thì tỉnh vừa sử dụng ngân sách Nhà nước vừa huy động nguồn vốn phát triển của doanh nghiệp nhà nước để thực hiện; điển hình là sự điều chỉnh trong phát triển khu du lịch Lý Thanh Long. Ngược lại, dự án có dự tính nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nhưng có nguồn vốn từ khu vực tư nhân hay nước ngồi thì rút dừng giải ngân ngân sách Nhà nước và để nguồn vốn khác thay thế.

Trong quá trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau đã có những sai sót và sự cố. Để khắc phục nhanh và tiết kiệm ngân sách, từ những khu đất đã thu hồi được, tỉnh cho đền bù giải tỏa về phía khác, sau đó điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch này. Vì sự khắc phục nhanh chóng này mà nhà đầu tư tiếp theo có niềm tin, mạnh dạn đầu tư phát triển khu du lịch này.

2.5.2. Những hạn chế, nhược điểm đáng lưu ý

2.5.2.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hạn hẹp.

Hạn chế lớn nhất trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau là nguồn vốn hạn hẹp. Là một tỉnh nghèo, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng rất lớn từ chiến tranh của cả hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ nên nguồn vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh đã hạn hẹp lại phải chi cho phát triển nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau nên nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào du lịch và phát triển các khu du lịch rất ít ỏi. Tính theo tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư cho các lĩnh vực từ ngân sách Nhà nước thì đầu tư cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ dao động trong khoảng 12 đến 13,5%, một tỷ trọng khá cao; tính theo tỷ trọng đầu tư cho ngành du lịch trong cơ cấu đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ dao động trong khoảng 34 đến 38%, một tỷ trọng ít tỉnh thành ở Việt Nam dám làm! Nhưng thực tế, tổng mức đầu tư cho ngành du lịch Cà Mau không nhiều, năm 2013 là nhiều nhất, cũng chỉ 126,5 tỷ đồng.

2.5.2.2. Đầu tư dàn trải, thiếu tập trung.

Trong khoảng thời gian chưa đến 10 năm - tính đến hết năm 2015, Cà Mau đầu tư phát triển đến 6 khu du lịch. Dàn trải đầu tư từ ngân sách Nhà nước và kéo theo dàn trải trong thu hút các nguồn vốn tư nhân đầu tư vào phát triển cùng lúc nhiều khu du lịch đã làm cho ngành du lịch Cà Mau đến nay chưa có khu du lịch tầm cỡ và chẳng có khu du lịch nào ở Cà Mau nổi tiếng để kéo du khách đến đó lần thứ hai.

Đầu tư dàn trải để phát triển nhiều khu du lịch đồng nghĩa với đầu tư dàn trải để xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại vi và cơ sở hạ tầng kết nối các khu du lịch đó. Điều này làm cho cơ sở hạ tầng ngoại vi phục vụ du lịch tản mát, khó kiểm tra chất lượng và an ninh, cơ sở hạ tầng kết nối các khu du lịch tạm bợ, chất lượng thấp và mau hư hỏng. Đi ơtơ từ Cà Mau đến Hịn Đá Bạc sẽ chiêm nghiệm được thực tế này.

Chương 3.

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Do số lượng du khách, tăng nhanh ở cuối giai đoạn 2011 - 2015 và nhu cầu du lịch của du khách có những thay đổi... đã làm cho định hướng phát triển các khu du lịch tại Cà Mau có những đổi mới.

3.1.1. Mục tiêu định hướng

- Tập trung phát triển du lịch sinh thái, biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế; khuyến khích và hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

- Thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch hiện có, khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch theo quy hoạch; tập trung xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia Năm Căn.

- Đến năm 2020, đón và phục vụ 1,7 triệu lượt khách nội địa và 50 ngàn lượt khách quốc tế, phấn đấu thu ngân sách từ hoạt động du lịch cả giai đoạn là 2.500 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)