dụng quản lý nhà nước đối với các khu du lịch để quản lý từng khu du lịch cụ thể.
Về cơ chế và chính sách phát triển các khu lịch cần phải có khảo sát đầy đủ, định hướng chính xác, mục tiêu cụ thể, quy hoạch rõ ràng. Cơ chế và chính sách phải làm cho những ai có nguồn vốn, có am hiểu về du lịch và có mong muốn thì đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch. Cần tránh cả hai hiện tượng: một là khơng có nhà đầu tư; hai là quá nhiều nhà đầu tư nhưng hầu hết lại muốn kiếm lời nhanh chóng, làm ăn chụp giật dẫn đến các khu du lịch không phát triển ổn định và bền vững.
Để có cơ chế và chính sách tốt và hệ thống pháp luật đủ mạnh về lĩnh vực du lịch, Nhà nước cần phải đầu tư nhiều mặt, trong đó đầu tư tài chính từ ngân sách Nhà nước là mặt quan trọng hàng đầu.
b) Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các khu du lịch.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của sản xuất. Là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, du lịch u cầu người lao động phải có trình độ cao, tư duy nhạy bén, khả năng thích ứng nhanh cùng nhiều năng lực và phẩm chất khác. Không nên nghĩ làm du lịch đơn giản là làm guide (hướng dẫn viên du lịch), hay waiter (tiếp viên nhà hàng),... mà đó là những cơng việc địi hỏi trí tuệ cao và bản lĩnh lớn.
Vì thế, muốn phát triển du lịch nói chung và các khu du lịch nói riêng, với lợi thế của mình, Nhà nước cần đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng. Trong quá trình này, Nhà nước hồn tồn có quyền yêu cầu các cơ sở du lịch đóng góp do sử dụng lao động được đào tạo và phát triển để bù đắp các hy sinh đã đầu tư.
1.4. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH CÁC KHU DU LỊCH
1.4.1. Khái niệm quản lý đầu tư công vào phát triển khu du lịch
1.4.1.1. Khái niệm quản lý.
Thuật ngữ “quản lý” mô tả hoạt động điều khiển các hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm đạt những mục tiêu xác định; từ đó đạt mục đích đã đề ra.
Tham khảo định nghĩa quản lý trong Từ điển Việt Nam năm 1994 của Nguyễn Lân [8] và trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, có thể hiểu: Quản lý
là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành có kết quả như mong muốn [9].
1.4.1.2. Khái niệm quản lý đầu tư cơng.
Mặc dù có một vài sự khác biệt trong chi tiết, nhưng về đại thể, cả OECD, WB, IMF đều quan niệm rằng quản lý đầu tư công (Public Investment Management - PIM) là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư cơng, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế [theo 2, 5 và 10].
1.4.1.3. Khái niệm quản lý đầu tư công vào phát triển các khu du lịch.
Từ cách hiểu về quản lý và quan niệm quản lý đầu tư cơng, có thể định nghĩa sơ lược về quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch là một hệ thống các nội dung công việc, bắt đầu từ hình thành những định hướng trong đầu tư phát triển các khu du lịch đến thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi và đánh giá các dự án phát triển từng khu du lịch với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công vào phát triển các khu du lịch tại một quốc gia hay địa phương.
1.4.2. Nội dung quản lý đầu tư công cho phát triển khu du lịch
1.4.2.1. Quản lý phát triển các khu du lịch.
Quản lý các khu du lịch là vấn đề thuộc phân cấp quản lý bao gồm trung ương và địa phương. Khu du lịch quốc gia do trung ương quản lý (trực tiếp là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch); tuy nhiên, trong một số trường hợp, trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý. Các khu du lịch địa phương thì của địa phương nào do địa phương đó quản lý.
Quản lý phát triển các khu du lịch là vấn đề phức tạp hơn. Khi một khu vực có lợi thế tự nhiên về du lịch thì nó được xây dựng thành một khu du lịch địa phương. Đương nhiên lúc đó quản lý xây dựng và phát triển khu hay điểm du lịch là chính quyền địa phương. Nhưng khi khu du lịch được phát triển thành khu du lịch quốc gia thì việc quản lý là chưa rõ ràng ngay cả trong Luật Du lịch. Đây là điểm cần làm rõ để phân định trong vấn đề vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư cho phát triển các khu du lịch.
1.4.2.2. Nội dung quản lý đầu tư công vào phát triển các khu du lịch.
Quản lý đầu tư vào phát triển các khu du lịch là quản lý các dự án cụ thể nên thường được thực hiện theo trình tự tám nội dung quy chuẩn sau:
- Định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc bước đầu các dự án khu du lịch. - Thẩm định chính thức dự án phát triển khu du lịch.
- Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án phát triển khu du lịch. - Lựa chọn và lập ngân sách dự án phát triển khu du lịch.
- Triển khai dự án phát triển khu du lịch. - Điều chỉnh dự án phát triển khu du lịch. - Vận hành dự án phát triển khu du lịch.
- Đánh giá và kiểm tốn sau khi hồn thành dự án phát triển khu du lịch.