Đầu tư vào tài sản của các khu du lịc hở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 45 - 47)

2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO

2.2.3. Đầu tư vào tài sản của các khu du lịc hở tỉnh Cà Mau

Đầu tư vào tài sản các khu du lịch bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước xuất hiện chủ yếu trong thời kỳ các khu du lịch bắt đầu được phát triển nhưng một mặt, do chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và mặt khác, các nhà đầu tư tư nhân chưa đủ kinh nghiệm đầu tư trực tiếp vào các khu du lịch mà chỉ đầu tư phát triển các cơ sở ngoại vi của các khu du lịch nên ngân sách Nhà nước và nguồn vốn phát triển của các doanh nghiệp nhà nước phải đầu tư vào tài sản của các khu du lịch.

Tuy nhiên, đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào tài sản các khu du lịch ngoài nguồn vốn ngân sách đã cấp cho ngành du lịch hàng năm cịn có đầu tư từ ngân sách Nhà nước của tỉnh và của các cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương nhằm tạo mới và tôn tạo các tài sản trong các khu du lịch. Hai loại đầu tư công vào tài sản cho các khu du lịch tại Cà Mau trong những năm qua thể hiện ở bảng 2.3. và 2.4.

Bảng 2.3. Đầu tư công của ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch.

Tên tài sản Khu du lịch Năm Mức (tr. đồng)

12km đường bê tông đi bộ xuyên rừng MCM 2008 8.400

3 trạm nghỉ chân đường xuyên rừng MCM 2009 1.800

Nâng cấp đường bê tông xuyên rừng MCM 2015 2.400

4,5km đường bê tông vào rừng UMH 2009 2.250

6km đường bê tông nội bộ LTL 2010 3.000

Cầu ra đảo thứ hai HĐB 2013 9.500

Cổng rồng HĐB 2013 2.250

Nâng cấp đường đi bộ quanh đảo HĐB 2014 3.500

Bến đưa và đón khách bằng ơtơ điện HĐB 2015 1.800

2 ôtô điện chở khách ra đảo HĐB 2015 1.200

Tổng: 63.100

Trong các tài sản kể trên, ở Hòn Đá Bạc, cầu ra đảo thứ hai được làm song song và liền kề với cầu thứ nhất đã làm trước đó và nâng cấp đường đi bộ quanh đảo của khu du lịch này là trên cơ sở đường đi bộ cấp phối khi Hòn Đá Bạc còn là một điểm du lịch. Còn tất cả các tài sản khác đều được đầu tư trong quá trình phát triển các khu du lịch.

Bảng 2.4. Đầu tư cơng ngồi ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch.

Tên tài sản Khu du lịch Năm Cơ quan đầu tư Mức (tr. đ)

Mốc tọa độ GPS 0001 MCM 2006 Bộ Quốc phòng 8.200

Vọng lâm đài MCM 2008 Bộ Nông nghiệp 3.500

Khách sạn, nhà hàng MCM 2011 UBND tỉnh 6.500

Lăng Ông Nam Hải HĐB 2005 H. Trần Văn Thời 1.750

Khách sạn, nhà hàng HĐB 2007 UBND tỉnh 7.200

Nhà truyền thống CM12 HĐB 2010 Bộ Công an 21.000

Đền thờ Bác Hồ HĐB 2013 UBND tỉnh 5.000

Ngọn hải đăng KL 2012 Bộ Giao thông 3.500

Sân bay trực thăng ĐM 2013 Bộ Quốc phòng 12.000

Tổng: 68.600

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau

Trong số các tài sản kể trên, có mốc tọa độ GPS 0001 được đầu tư hai lần, trong đó lần 2 nhằm xây dựng biểu trưng con thuyền Mũi Cà Mau cho phù hợp cảnh quan mới là nằm cuối sân bay trực thăng ; có ngọn hải đăng Hịn Khoai được đầu tư tôn tạo trên cơ sở ngọn hải đăng do người Pháp xây trước đây và có Lăng Ơng Nam Hải được đầu tư trùng tu trên cơ sở ngôi đền đã được nhân dân xây dựng.

Ngoài các tài sản nằm trong các khu du lịch, cịn có các tài sản nằm trong các điểm du lịch như nhà sàn Bác Hồ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Bác Hồ (Đầm Thị Tường) cùng một số tài sản bên ngoài các khu, điểm du lịch nhưng tham gia phục vụ du lịch như Nhà hàng khách sạn Cơng đồn, Nhà khách tỉnh ủy, … Tất cả các tài sản này đến nay vẫn có giá trị khai thác trong du lịch khá hiệu quả.

Như vậy, đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào tài sản các khu du lịch là không nhiều. Những năm gần đây, do nhận thức được đầu tư vào tài sản cho một khu du lịch chính là trực tiếp tạo ra sản phẩm của khu du lịch đó nên tỉnh Cà Mau đã hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư vào tài sản cố định của các khu du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)