Tình hình dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình tín dụng của các NHTM đối với các DNNVV trên địa bàn TP.Hồ Chí

2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng

Lãi suất cho vay trong năm được điều chỉnh giảm mạnh, các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, nhưng tín dụng vẫn cịn tăng trưởng chậm, nhiều DNNVV không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Ngun nhân chủ yếu do hàng hóa tồn kho cao, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp giảm, thị trường bất động sản vẫn đình trệ, sức mua dân cư giảm. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 năm 2013 ước đạt 931,100 tỷ đồng, tăng 13.37% so cùng kỳ năm 2012, mức tăng này không cải thiện đáng kể so mức tăng 8.95% của năm 2012. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 511,800 tỷ đồng, tăng 22.91% so với năm 2012.

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ tín dụng tại các NH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 2007-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng các ngân hàng 406,352 502,687 695,500 699,800 753,800 821,300 931,100 Ngân hàng TMCP 206,712 236,028 372,788 319,809 381,600 416,400 511,800

Bảng 2.5. Sự thay đổi dư nợ tín dụng tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM Năm 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Năm 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Số tiền (tỷ đồng) So với năm trước (%) Tổng các ngân hàng 96,335 23.71 192,813 38.36 4,300 0.62 54,000 7.72 67,500 8.95 109,800 13.37 Ngân hàng TMCP 29,316 14.18 136,760 57.94 - 52,979 - 14.21 61,791 19.32 34,800 9.12 95,400 22.91

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục thống kê Tp. HCM

Dư nợ tín dụng của DNNVV tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố không ngừng tăng qua các năm, từ mức 101,496 tỷ đồng năm 2007 lên mức 279,442 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM đối với khu vực DNNVV tăng không đều, chậm lại và giảm mạnh từ năm 2008 từ mức tăng 109.3% xuống chỉ còn tăng 16.97% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, đáng chú ý là mức giảm âm 6.78% năm 2010. Sau đó tăng trưởng trở lại từ 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng rất chậm. (Bảng 2.4 và bảng 2.5)

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng của DNNVV tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 2007-2013

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ cho vay DNNVV (tỷ

đồng) 101,496 118,722 206,525 192,525 217,321 249,840 279,442

Tỷ trọng (%) 49.10 50.30 55.40 60.20 56.95 60.00 54.60

So với năm

trước (%) 109.3 16.97 73.96 - 6.78 12.88 14.96 11.85

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Thống Kê Tp. HCM

Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các DNNVV vẫn là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, lãi suất cho vay liên tục giảm và các ngân hàng liên tục có nhiều chương trình hỗ trợ DNNVV nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Chỉ có khoảng 32% số DNNVV có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. (Hội nghị diễn đàn xây dựng phát triển DNNVV, 2013)

2.2.3. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn

Tình trạng nợ xấu làm đình đốn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu 2.7 có thể thấy nợ xấu tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh từ năm 2011 (3.5%) và đến năm 2013 (4.46%), tăng rất cao so với thời điểm trước năm 2008.

Bảng 2.7. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007-2013 Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ xấu (tỷ đồng) 1,067 2,139 2,859 3,819 13,356 36,703 24,278 Tỷ lệ (%) 0.52 0.91 0.77 1.19 3.5 4.08 4.46

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ngân hàng nhà nước 2007-2013

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2013 là 3.79% tổng dư nợ (NHNN, 21/01/2014), thấp hơn so với mức 4.11% của năm 2012. Trong đó, nợ xấu của khối ngân hàng TMCP chiếm tỷ trọng 27.8% tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh với tỷ lệ hơn 74% và lĩnh vực phi sản xuất chiếm khoảng 25%. Nợ xấu bất động sản hiện còn 5,877 tỷ đồng và nợ xấu trong các khoản vay tiêu dùng là 2,1 nghìn tỷ đồng. Các NHTM đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro, và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nên nợ xấu có giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao. Nợ quá hạn bình quân tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM qua các năm có tăng lên. Từ năm 2006-2010 vẫn ở mức thấp hơn theo thông lệ quốc tế là từ 3% đến 5%, tuy nhiên đến năm 2011 đã tăng mạnh lên 6.28% thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Điều này dẫn đến các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố thận trọng hơn trong quyết định cho vay của mình, đó cũng là một trong những nguyên nhân mà các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Tổng dư nợ thành phố năm 2012 là 416,400 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 52,741 tỷ đồng và nợ xấu tại các ngân hàng TMCP tính đến cuối năm 2012 khoảng 36,703 tỷ đồng. Qua năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, nợ xấu trên địa bàn TP. HCM đến cuối năm 2013 là 44,697 tỷ đồng, chiếm 4.7% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm trên 73% tổng nợ xấu. (www.tapchitaichinh.vn).

2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Quy mơ của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Đa số các doanh nghiệp được khảo sát có quy mơ rất nhỏ, thời gian hoạt động dưới 5 năm là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 75%, khơng có doanh nghiệp nào được khảo sát được thành lập trên 10 năm. Vốn điều lệ của doanh nghiệp được điều tra thấp, dưới 2 tỷ chiếm tỷ lệ 75%, thậm chí có nhiều DN có vốn kinh doanh dưới 1 tỷ, đa số rơi vào các DN hoạt động trong ngành dịch vụ do không cần vốn nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp có số lao động dưới 99 người (chiếm 85%), khơng có DN nào được khảo sát có trên 300 lao động. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát thuộc tiêu chuẩn phân loại các DNNVV. (Bảng 2.8, phụ lục 4)

2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Tài sản của DNNVV chủ yếu là tài sản lưu động, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 61% trong tổng tài sản, nợ phải trả bình quân của một doanh nghiệp năm 2006 là 5.6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68.8% và đến năm 2011, và con số này tăng lên mức 6.3 tỷ đồng trong năm 2011, chiếm tỷ trọng 55.56% cơ cấu nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn của DNNVV chủ yếu sử dụng nợ phải trả, giá trị nợ phải trả cao gấp đôi giá trị vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 69% trong tổng số nguồn vốn. Như vậy có thể kết luận, DNNVV sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản, chủ yếu là bổ sung tài sản lưu động của doanh nghiệp. Điều này phản ánh được thực trạng của các DNNVV ở Việt Nam nói chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, do đó khơng sử dụng nhiều tài sản cố định, mặc khác nguồn vốn chủ sở hữu của các DNNVV rất khiêm tốn nên các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ phải trả tài trợ cho vốn kinh doanh của mình. (Bảng 2.9, phụ lục 3)

Nguồn tài trợ vốn điều lệ của các DNNVV cũng rất đa dạng, sử dụng nhiều hình thức tài trợ khác nhau, nhưng phần lớn các DNNVV huy động vốn chủ yếu theo hai cách: từ tiền tiết kiệm riêng của cá nhân gia đình (47.7%) và sự đóng góp của các thành viên cổ đơng (34.7%). Bên cạnh đó, nguồn tài trợ từ bạn bè, người thân cũng là nguồn tài trợ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp (17.6%). (Bảng 2.10, phụ lục 4)

Đối với DNNVV là công ty TNHH: các công ty TNHH huy động vốn chủ yếu theo hai cách: từ tiền tiết kiệm riêng cá nhân gia đình (48.3%) và sự đóng góp của các thành viên cổ

đơng (33.5%). Bên cạnh đó, nguồn vốn từ bạn bè, người thân cũng là nguồn tài trợ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn điều lệ của công ty TNHH (18.2%).

Đối với DNNVV là DNTN: nguồn tài trợ vốn từ tiền tiết kiệm riêng của cá nhân (76.7%), vay mượn người thân, bạn bè (23.3%).

Đối với DNNVV là công ty cổ phần: nguồn vốn điều lệ là do đóng góp từ các thành viên, cổ đơng là chủ yếu. Trong đó: đóng góp của các thành viên, cổ đơng là chủ yếu, chiếm đến 62.5%, kế đến là tiền tiết kiệm riêng của cá nhân, gia đình chiếm 12.5%. Cịn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác vẫn chiếm tỉ lệ thấp, bằng với vay mượn từ bạn bè, người thân chiếm 9.4%. Điểm nổi bật của công ty cổ phần là một số công ty cổ phần có thêm nguồn vốn điều lệ từ nguồn đầu tư của nhà nước và chiếm tỷ lệ thấp nhất (6.2%).

Đối với việc gia tăng vốn điều lệ, số liệu thu thập ý kiến 176 doanh nghiệp cho thấy hầu hết các DNNVV sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại (chiếm 56.5%) và vốn góp của cổ đơng cũ (22.7%), còn lại 20.8% sử dụng những nguồn khác để tăng vốn.

Tiếp cận ngân hàng xin vay vốn

Theo số liệu khảo sát 176 doanh nghiệp, có khoảng 126 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 71.59%) có tiếp cận xin vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, cịn lại 28.41% doanh nghiệp khơng tiếp cận xin vay vốn ngân hàng.

Bảng 2.11. Tiếp cận xin vay vốn ngân hàng

Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%)

Có 126 71.59

Khơng 50 28.41

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013

Trong số 50 doanh nghiệp không tiếp cận xin vay vốn ngân hàng thì ngun nhân chính những doanh nghiệp này không tiếp cận xin vay vốn ngân hàng là do khơng có nhu cầu vay (56%), lãi suất cao (22%), vay mượn của người thân, bạn bè (18%) và còn lại là một số nguyên nhân khác (6%). Phần lớn các doanh nghiệp khi khởi nghiệp với quy mô vốn rất hạn chế và thường sử dụng nguồn vốn của cá nhân hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè mà ít khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, một phần khác doanh nghiệp không muốn vay nợ vì bằng lịng với mức kinh doanh hiện tại.

Bảng 2.12. Nguyên nhân doanh nghiệp không tiếp cận vốn vay ngân hàng

Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%)

Khơng có nhu cầu vay 28 56%

Lãi suất cao 11 22%

Vay mượn của người thân, bạn bè nhanh hơn 9 18%

Khác 3 6%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

2.3.3. Nhu cầu vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các DNNVV khá đa dạng. Qua khảo sát, hầu hết các DNNVV tiếp cận vay vốn ngân hàng đều có nhu cầu sử dụng hai sản phẩm tín dụng chính là vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động (23.81%) và vay trung dài hạn đầu tư phát triển kinh doanh là 19.84%. Các DNNVV rất ít sử dụng sản phẩm thanh toán quốc tế (11.91%) và bao thanh toán (3.97). Như vậy, những sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của ngân hàng cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Nhìn chung, các DNNVV chú trọng nhiều đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, các sản phẩm khác như bao thanh tốn, thanh tốn quốc tế, th mua tài chính DNNVV ít có nhu cầu sử dụng hơn. (Bảng 2.13)

Bảng 2.13. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng DNNVV sử dụng

Chỉ tiêu Tỷ trọng

Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động 23.81% Vay trung dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh 19.84%

Vay thanh toán quốc tế 11.91%

Bao thanh toán 3.97%

Bảo lãnh ngân hàng 13.6%

Thuê mua tài chính 0%

Khác 26.87%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

2.3.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

So với các hình thức tài trợ khác thì nguồn tài trợ tín dụng ngân hàng được các DNNVV biết đến nhiều nhất. Mặc dù số lượng các ngân hàng tăng trưởng nhanh về số lượng, quy mô

và hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố. Năm 2007, tổng nhu cầu vốn của các DNNVV là 229,142 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 101,496, đạt 44.29% tổng nhu cầu. Năm 2008, tổng nhu cầu vốn của các DNNVV là 275,402 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 118,722 tỷ đồng, đạt 43.11% tổng nhu cầu. Năm 2009, tổng nhu cầu vốn của các DNNVV là 357,629 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 206,525 tỷ đồng, đạt 57.75% tổng nhu cầu. Năm 2010, tổng nhu cầu vốn của các DNNVV là 413,201 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 192,255 tỷ đồng, đạt 46,59% tổng nhu cầu. Năm 2011, nhu cầu vốn của các DNNVV là 482,014 tỷ đồng, các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 217.321 tỷ đồng, đạt 45.08% tổng nhu cầu. Như vậy, các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được khoảng 43.11% - 57.75 nhu cầu vốn. (Nguyễn Đức Toàn, 2013)

Theo kết quả điều tra năm 2011 của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế Hoạch và đầu tư), có 80% lượng vốn tín dụng ngân hàng là cung ứng cho DNNVV. Tuy nhiên, chỉ có 32.38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được, 35.24% khó tiếp cận và 32.38% khơng tiếp cận được.

Theo kết quả nghiên cứu của CIEM, 44% ngân hàng được hỏi cho biết đã cho DNNVV vay với tỷ trọng khoảng 38% dư nợ. Phần lớn, các ngân hàng cho các DNNVV vay với mức cho vay ngay càng gia tăng và với các điều kiện dễ dàng hơn khi tiếp cận vay vốn. Các DNNVV đã có nhiều cơ hội vay vốn hơn từ các ngân hàng thương mại so với trước đó.

Kết quả khảo sát DNNVV của tác giả về tỷ lệ vốn vay đáp ứng được nhu cầu vốn của DNNVV như sau:

Bảng 2.14. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNNVV Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV

Tỷ lệ (%)

Đúng nhu cầu 8.73

75-90% nhu cầu 15.08

50-dưới 75% nhu cầu 20.63

25 - dưới 50% nhu cầu 11.90

Không vay được 43.65

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

Sự thay đổi cơ cấu dư nợ đối với cả hai hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn dành cho DNNVV đều có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung dài hạn. 61% tổng dư nợ cho vay là khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm. Điều này cho thấy

các ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, do ngân hàng huy đồng vốn ngắn hạn là chủ yếu, cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, các ngân hàng thận trọng khi cho vay dài hạn nên cơ cấu cho vay dài hạn đã giảm từ 26% năm 2011 xuống còn 22% năm 2012, vay trung hạn chiếm 17%. (KPMG, 2013)

Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các DNNVV được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Phần lớn các DNNVV cịn lại gặp các trở ngại như: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)