trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
3.2.1. Xét dưới góc độ DNNVV
3.2.1.1. Đặc điểm của DNNVV Quy mô vốn của DNNVV
Quy mô của DNNVV là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố. Quy mô doanh nghiệp nhỏ cũng có một số lợi thế nhất định như dễ thay đổi công nghệ, linh hoạt trong sản xuất, dễ quản lý, phù hợp với trình độ quản lý của đa số các chủ DNNVV hiện nay. Tuy nhiện, hạn chế của doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ là thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và đầu tư đổi mới cơng nghệ, khó khăn trong tiếp cận thơng tin và tiếp cận đất đai nhằm mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh do phải đi thuê mướn mặt bằng sản xuất kinh doanh làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và giảm khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng lên trong thời gian qua, nhưng quy mô về vốn trung bình của doanh nghiệp lại rất nhỏ, nên phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay, gây mất cân đối cung cầu vốn. Quy mô của
doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, với xuất phát điểm của các DNNVV là quy mô vốn thấp, tiềm lực tài chính hạn chế nên khơng đủ khả năng đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu mà ngân hàng đưa ra. Kết quả là các DNNVV thường phải dựa vào nguồn tài trợ khơng chính thức như vay của gia đình, bạn bè, người thân hay khách hàng.
Phần lớn các doanh nghiệp thừa nhận rằng nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (76.19%) , nhưng cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Những DNNVV có vốn dưới 5 tỷ thường xuyên thiếu vốn, phải đi vay mượn thêm nhưng rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có thời gian hoạt động dưới 3 năm cũng rất khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng, chỉ những doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên và đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu ngân hàng đưa ra mới có khả năng tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Kết quả khảo sát cho thấy những doanh nghiệp được cấp tín dụng có thời gian hoạt động trên 3 năm và chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực trên 5 năm. Điều này cho thấy, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và trình độ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng là những yếu tố mà ngân hàng xem xét khi quyết định cấp tín dụng.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trong khi đầu ra không tăng, nên việc tiêu thụ sản phẩm vô cùng khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, hàng tồn kho cao, nợ thuế làm cho DNNVV rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn trầm trọng. Hiệu quả kinh doanh thấp, doanh thu không bù đắp được chi phí. Nhiều doanh nghiệp dù đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu và thời gian hoạt động tối thiểu ngân hàng đưa ra nhưng lại không đủ khả năng trả nợ gốc và lãi nên cũng không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Do đó, các DNNVV càng khó khăn hơn để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thiếu hụt vốn nên DNNVV khó có điều kiện để đầu tư máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, khơng có điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ và tay nghề. Công tác quản trị doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, sự thiếu hụt về thông tin thị trường dẫn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dễ gặp rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí gần như khơng thể vay vì thuộc đối tượng ngân hàng hạn chế cho vay vốn.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn Đặc điểm của DNNVV 1 2 3 4 5 Trung bình Số DN trả lời Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng có ý kiến Đồng ý Hồn tồn đồng ý Quy mơ vốn tự có của doanh nghiệp đáp
ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh 27.78% 48.41% 4.76% 11.09% 7.14% 2.19 126
Vốn tự có tham gia dự án đáp ứng yêu cầu
tối thiểu theo quy định của ngân hàng 29.37% 58.73% 0% 7.14% 4.76% 1.99 126 Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn
định trong điều kiện hiện nay 11.90% 75.40% 0% 8.73% 3.97% 2.17 126 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được ngân hàng khuyến
khích cho vay 7.14% 11.90% 11.90% 60.32% 8.73% 3.52 126 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và
phát triển 3.17% 11.90% 0% 57.14% 27.78% 3.94 126
Thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng cạnh
tranh cao trên thị trường 19.05% 50.79% 0% 19.05% 11.11% 2.52 126 Doanh nghiệp sử dụng máy móc, trang
thiết bị mới và cơng nghệ hiện đại phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh 12.70% 60.32% 0% 19.05% 7.94% 2.49 126 Đội ngũ nhân viên của DN có tay nghề
cao, được đào tạo bài bản về trình độ
chun mơn và kỹ thuật 35.71% 45.24% 0% 14.29% 4.76% 2.07 126
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013
Việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa thật sự khách quan và trung thực, các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thường khai vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với vốn thực tế, hoặc khi tiến hành tăng vốn họ cũng không làm các thủ tục tăng vốn theo quy định, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp lấy vốn điều lệ cao để tạo uy tín đối với nhà cung cấp, và khách hàng của mình, đồng thời để vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân có thể do chủ doanh nghiệp chưa ý thức được hết tầm quan trọng của những quy định pháp luật của nhà nước hoặc do các lý do liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Các DNNVV chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh. Đa số chủ doanh nghiệp ít được đào tạo
về kiến thức quản trị doanh nghiệp, các lớp đào tạo về pháp luật trong kinh doanh. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp.