.HCM từ năm 2007-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 36 - 38)

trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu KT-XH trên địa bàn TP .HCM từ năm 2007-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu KTXH cơ bản 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng GDP (Tỷ đồng) 228,795 289,550 332,076 414,068 503,227 591,863 646,906 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 12.6% 10.7% 8.0% 11.8% 10.3% 9.2% 9.3% Tổng vốn huy động qua ngân hàng (tỷ đồng) 484,272 561,500 780,200 766,300 886,900 973,900 1,127,900 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 397,172 490,000 695,500 699,800 753,800 821,300 931,100 Giá trị xuất khẩu

(Triệu USD) 18,311 22,334 18,306 20,967 26,868 21,567 26575,1 Giá trị nhập khẩu (Triệu USD) 14,995 18,326 15,915 21,063 27,524 26,135 19,399.4 Chỉ số giá tiêu dùng tăng (%) 14.72 18.08 7.57 9.58 15.86 4.07% 5.2%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê thành phố HCM từ năm 2007-2013

Tổng GDP: Qua số liệu trong bảng trên, có thể thấy GDP tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP thay đổi không đều, từ mức 228,795 tỷ đồng năm 2007 và đến cuối năm 2013 là 646,906 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2007, đóng góp. Trong năm

2008, biến động giá nguyên vật liệu nhập khẩu, thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của thành phố cả năm chỉ đạt 289,550 tỷ đồng, tương đương 10.7%, thấp hơn mức tăng 12.7% của năm 2007. Qua năm 2009, GDP cả năm của thành phố đạt 332,076 tỷ đồng, tương đương tăng 8% thấp hơn mức tăng năm 2008 do vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 đồng thời cũng là năm cơ sở đặt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2010-2015 và chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2010 – 2020. Kết quả tình hình kinh tế xã hội năm 2010 đã đạt được những thành tích đáng kể, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành vượt kế hoạch. Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng GDP với mức 414,068 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 11.8% so với năm 2009. Năm 2011, kinh tế thành phố tập trung giữ mức tăng trưởng phù hợp, đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp và biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tổng GDP ước tính đạt 514,635 tỷ đồng, tăng 10.3% so với năm 2010, bằng 1.7 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước. Năm 2012, kinh tế thành phố tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, có phần gay gắt hơn năm 2011, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, kinh tế thành phố có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, kinh tế thành phố vẫn phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1.8 lần so với cả nước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2012 đạt 591,863 tỷ

đồng, tăng 9.2%.

Chỉ số giá tiêu dùng: đầu năm 2008, giá cả tăng vọt, lạm phát lên đến đỉnh điểm, chỉ số giá

tiêu dùng năm 2008 tăng lên 18.08%. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chỉ số giá tiêu dùng giảm hơn một nửa xuống còn 7.57%. Chỉ số giá tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9.58%, cao hơn chỉ số 7.71% của năm 2009. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 so với giá bình quân 2012 tăng 5.2%, có tăng so với năm 2012.

Kim ngạch xuất nhập khẩu: Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện được

26,575 triệu USD, tăng 11.36% so với năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 19,399 21,063.5 triệu USD, giảm 25.77% so với năm 2011.

Giá trị sản xuất trong nước phân theo khu vực được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây

không ngừng tăng qua các năm. Đối với khu vực nông lâm thủy sản từ mức 5,729 tỷ đồng năm 2007 đã tăng lên mức 14,634 tỷ đồng trong năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 402,207 tỷ đồng năm 2007 đã lên mức 967,547 tỷ đồng năm 2012, khu vực dịch vụ từ 193,268 tỷ năm 2007 đã tăng lên đến 539,741 trong năm 2012.Trong 9.2% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn đóng góp cao nhất với 5.4%, tiếp theo là cơng nghiệp và xây dựng 3.7% và khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0.1%. (Bảng 2.2, phụ lục 3)

2.1.2. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển về mọi mặt. DNNVV chiếm khoảng 97% số cơ sở sản xuất kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, với địa bàn hoạt động rộng lớn trên khắp thành phố và lĩnh vực hoạt động cũng như loại hình doanh nghiệp rất đa dạng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 36 - 38)