Đánh giá về chính sách tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 66 - 68)

trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh

3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân

3.2.2.1. Đánh giá về chính sách tín dụng của ngân hàng

Thực hiện yêu cầu của NNNN về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giảm lãi suất, hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, tập trung cho vay ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng cao với lãi suất ưu đãi, nhiều ngân hàng đã có chủ trương đấy mạnh tăng

trưởng tín dụng cho các DNNVV. Nhưng DN trong lĩnh vực ưu tiên đa số là DNNVV rất khó tiếp cận vì cịn nhiều vướng mắc

Kết quả khảo sát 20 cán bộ ngân hàng tại TP.HCM cho thấy có tới 75% số cán bộ ngân hàng được phỏng vấn thừa nhận DNNVV là khách hàng mục tiêu chiến lược trong chính sách tín dụng của ngân hàng. (Bảng 3.9, phụ lục 4). Các NHTM đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc cho vay DNNVV, ngày càng có nhiều các chương trình ưu đãi và tài trợ vốn hỗ trợ cho các DNNVV như giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và một số chương trình khác được thiết kế dành riêng cho DNNVV. Ngân hàng ACB có các chương trình tài trợ đặc biệt dành cho DNNVV: SMEFP, SMESC, RDF. Gần đây, ACB có thêm chương trình “bó sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp”, theo đó ACB thiết kế những sản phẩm dịch vụ riêng cho 4 đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng là DNNVV khi tham gia chương trình bó sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi sau: ưu đãi lãi suất theo quy mô dư nợ vay, ưu đãi lãi suất theo quy mô giao dịch tài khoản qua ACB, miễn phí gia nhập và phí thường niên trong năm đầu tiên, miễn phí quản lý tài khoản năn đầu tiên. Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng có chương trình “MB chung sức cùng DNNVV triển khai từ cuối năm 2012 đã hỗ trợ gần 5500 tỷ đồng vốn với lãi suất ưu đãi cho hơn 1000 DNNVV. Ngân hàng Ocean Bank cũng triển khai chương trình ưu đãi lãi suất dành cho hộ kinh doanh, DN nhỏ và siêu nhỏ 8.5%/năm trong 3 tháng đầu. VPBank cũng có nhiều chương trình dành cho SMEs: “SME Success 2013”, gần đây nhất là chương trình “Business financing Loan “ - cho vay KHDN SME được bảo đảm bằng 100% bằng bất động sản, tài trợ 100% nhu cầu vốn với thời hạn vay lên đến 25 năm. Hiện nay VPBank cũng đang triển khai gói sản phẩm tín chấp khơng cần tài sản đảm bảo cho DNNVV đối với một số ngành nghề.

Tuy nhiên, thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các DNNVV được thụ hưởng chính sách hỗ trợ do những điều kiện vay vốn khắt khe của ngân hàng trong tình hình nợ xấu có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Hơn nữa điều kiện vay vốn của ngân hàng hiện nay chưa phù hợp với các DNNVV, rất ít các DNNVV đáp ứng được điều kiện ngân hàng đưa ra như không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn, có tài sản thế chấp. Khi xem xét chính sách về tài sản đảm bảo: các chính sách tài sản đảm bảo hiện nay của ngân hàng dành cho các DNNVV chủ yếu là: bất động sản. Cho vay DNNVV thì yếu tố quyết định là tài sản thế chấp, sau đó mới dựa vào dịng tiền. Tài sản thế chấp của doanh nghiệp hiện nay so với 2 năm trước đã giảm

nhiều do thị trường bất động sản giảm giá, dự án quy hoạch treo, khi định giá lại phải theo thị trường và phải điều chỉnh mức vay. Trong khi dịng tiền của DN thì khơng minh bạch, khơng chứng minh được. Những năm qua, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Một số doanh nghiệp vay vốn dễ đã rút tiền vay ngắn hạn để mua thiết bị sản xuất làm mất cân đối cơ cấu vốn, tạo ra rủi ro, khiến dịng tiền khơng khớp, trong khi việc khắc phục mất cân đối bằng tăng vốn không dễ dàng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng cán bộ ngân hàng đồng ý rằng các DNNVV có quan hệ giao dịch thanh toán và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn.

Việc xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý và tn thủ chặt chẽ quy định của NHNN và pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của quản trị của ngân hàng góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các ngân hàng cố gắng đơn giản hóa thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, nhưng đồng thời phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật và các yêu cầu thẩm định tín dụng của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Vì có nhiều trường hợp khách hàng cố tình làm giả hồ sơ hoặc che giấu thông tin về doanh nghiệp nhằm tạo ra niềm tin với ngân hàng để vay được vốn nếu khơng thẩm định theo quy trình sẽ gây ra rủi ro tín dụng. Khi khảo sát ý kiến của các cán bộ tín dụng về quy trình cho vay hiện nay của ngân hàng đối với các DNNVV thì hầu hết cán bộ đang làm việc tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM cho rằng quy trình và thủ tục hiện nay thuận lợi, hợp lý và nhanh chóng. Cán bộ tín dụng nhiệt tình hướng dẫn đầy đủ các thủ tục cho các DNNVV và hỗ trợ DNNVV làm một số giấy tờ: đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng thế chấp tài sản. Thời gian giải quyết nhanh nếu doanh nghiệp cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, thường thời gian thẩm định một bộ hồ sơ đầy đủ đến khi giải ngân mất khoảng 3-5 ngày. (Bảng 3.10, phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)