trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn TP.Hồ Chí
Tài sản của DNNVV chủ yếu là tài sản lưu động, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 61% trong tổng tài sản, nợ phải trả bình quân của một doanh nghiệp năm 2006 là 5.6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68.8% và đến năm 2011, và con số này tăng lên mức 6.3 tỷ đồng trong năm 2011, chiếm tỷ trọng 55.56% cơ cấu nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn của DNNVV chủ yếu sử dụng nợ phải trả, giá trị nợ phải trả cao gấp đôi giá trị vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 69% trong tổng số nguồn vốn. Như vậy có thể kết luận, DNNVV sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản, chủ yếu là bổ sung tài sản lưu động của doanh nghiệp. Điều này phản ánh được thực trạng của các DNNVV ở Việt Nam nói chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, do đó khơng sử dụng nhiều tài sản cố định, mặc khác nguồn vốn chủ sở hữu của các DNNVV rất khiêm tốn nên các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ phải trả tài trợ cho vốn kinh doanh của mình. (Bảng 2.9, phụ lục 3)
Nguồn tài trợ vốn điều lệ của các DNNVV cũng rất đa dạng, sử dụng nhiều hình thức tài trợ khác nhau, nhưng phần lớn các DNNVV huy động vốn chủ yếu theo hai cách: từ tiền tiết kiệm riêng của cá nhân gia đình (47.7%) và sự đóng góp của các thành viên cổ đơng (34.7%). Bên cạnh đó, nguồn tài trợ từ bạn bè, người thân cũng là nguồn tài trợ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp (17.6%). (Bảng 2.10, phụ lục 4)
Đối với DNNVV là công ty TNHH: các công ty TNHH huy động vốn chủ yếu theo hai cách: từ tiền tiết kiệm riêng cá nhân gia đình (48.3%) và sự đóng góp của các thành viên cổ
đơng (33.5%). Bên cạnh đó, nguồn vốn từ bạn bè, người thân cũng là nguồn tài trợ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn điều lệ của công ty TNHH (18.2%).
Đối với DNNVV là DNTN: nguồn tài trợ vốn từ tiền tiết kiệm riêng của cá nhân (76.7%), vay mượn người thân, bạn bè (23.3%).
Đối với DNNVV là công ty cổ phần: nguồn vốn điều lệ là do đóng góp từ các thành viên, cổ đơng là chủ yếu. Trong đó: đóng góp của các thành viên, cổ đơng là chủ yếu, chiếm đến 62.5%, kế đến là tiền tiết kiệm riêng của cá nhân, gia đình chiếm 12.5%. Cịn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác vẫn chiếm tỉ lệ thấp, bằng với vay mượn từ bạn bè, người thân chiếm 9.4%. Điểm nổi bật của công ty cổ phần là một số công ty cổ phần có thêm nguồn vốn điều lệ từ nguồn đầu tư của nhà nước và chiếm tỷ lệ thấp nhất (6.2%).
Đối với việc gia tăng vốn điều lệ, số liệu thu thập ý kiến 176 doanh nghiệp cho thấy hầu hết các DNNVV sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại (chiếm 56.5%) và vốn góp của cổ đơng cũ (22.7%), còn lại 20.8% sử dụng những nguồn khác để tăng vốn.
Tiếp cận ngân hàng xin vay vốn
Theo số liệu khảo sát 176 doanh nghiệp, có khoảng 126 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 71.59%) có tiếp cận xin vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, còn lại 28.41% doanh nghiệp không tiếp cận xin vay vốn ngân hàng.
Bảng 2.11. Tiếp cận xin vay vốn ngân hàng
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%)
Có 126 71.59
Khơng 50 28.41
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013
Trong số 50 doanh nghiệp không tiếp cận xin vay vốn ngân hàng thì ngun nhân chính những doanh nghiệp này không tiếp cận xin vay vốn ngân hàng là do khơng có nhu cầu vay (56%), lãi suất cao (22%), vay mượn của người thân, bạn bè (18%) và còn lại là một số nguyên nhân khác (6%). Phần lớn các doanh nghiệp khi khởi nghiệp với quy mô vốn rất hạn chế và thường sử dụng nguồn vốn của cá nhân hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè mà ít khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, một phần khác doanh nghiệp không muốn vay nợ vì bằng lịng với mức kinh doanh hiện tại.
Bảng 2.12. Nguyên nhân doanh nghiệp không tiếp cận vốn vay ngân hàng
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%)
Khơng có nhu cầu vay 28 56%
Lãi suất cao 11 22%
Vay mượn của người thân, bạn bè nhanh hơn 9 18%
Khác 3 6%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013