Giải pháp từ phía chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 85 - 88)

trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh

4.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn

4.2.3. Giải pháp từ phía chính phủ

Hệ thống luật pháp liên quan đến khung pháp lý về việc xử lý TSĐB được hoàn thiện sẽ đảm bảo lợi ích của người đi và người cho vay. Tuy nhiên, hành lang pháp lý hiện nay còn thiếu và bị chồng chéo lên nhau gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện quyền lợi của mình nên ngân hàng buộc phải đưa ra điều kiện và yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo. Hệ thống pháp luật yếu kém và còn nhiều bất cập làm cho các ngân hàng lo ngại trong việc nhận TSĐB và thường đánh giá giá trị TSĐB thấp hơn giá trị thị trường, làm giảm số tiền có thể vay được của DNNVV, gây ảnh hưởng đến việc huy động vốn phụ vụ kế hoạch kinh doanh của DNNVV.

Để kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý TSĐB, các Bộ ngành cần sớm hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, có văn bản hướng dẫn cụ thể về xử lý TSĐB tiền vay để các ngân hàng thương mại và cơ quan nhà nước chủ động hơn trong việc áp dụng các luật pháp liên quan đến vấn đề này. Việc có được khung pháp lý tốt sẽ khuyến khích ngân hàng đẩy mạnh cấp tín dụng cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Để hạn chế các hành vi gian lận BCTC, tăng tính minh bạch và tin cậy trong BCTC, Bộ tài chính cần nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, tăng cường các quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực kế toán và yêu cầu tất cả các DNNVV phải có kiểm tốn độc lập. Tuy nhiên, những giải pháp này khá tốn kém và ít khả thi do phần lớn các DNNVV ở Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và yêu cầu kiểm tốn độc lập lại gây tốn kém chi phí lớn so với quy mơ của DNNVV và giá trị khoản vay của họ. Thêm vào đó, với số lượng DNNVV lớn như ở nước ta hiện nay, việc thi hành các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế tốn và thơng tin BCTC địi hỏi đội ngũ cán bộ rất lớn và khó khả thi. Chính vì vậy, biện pháp trên đây chỉ có thể thực hiện được với doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn. Các cơ quan chức năng nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để bảo đảm doanh nghiệp thực thi một cách nghiêm túc các quy định về thơng tin báo cáo tài chính.

Khuyến khích các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển đối và mở rộng sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ DNNVV trong đào tạo nguồn nhân lực

Một trong những điểm yếu của DNNVV là trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế nên gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng. Việc nâng cao trình độ của chủ doanh nghiệp trước tiên phụ thuộc vào khả năng và ý thức tự giác của DNNVV. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, nhà nước cần có những chương trình hỗ trợ xây dựng kỹ năng cho DNNVV để họ có thể đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Những chương trình này giúp nâng cao kỹ năng cho các chủ doanh nghiệp để họ có khả năng quản lý và kinh doanh tốt hơn. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức: tuyên truyền, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật. Tăng cường năng lực tiếp cận thơng tin chính sách pháp luật cho DNNVV: xây dựng trang thông tin pháp lý cho doanh nghiệp và liên kết đến các trang thông tin của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, để cung cấp thơng tin một cách có hệ thống các văn bản chính sách pháp luật đến được với doanh nghiệp.

Ở nước ta, chính phủ cũng có một số chính sách hỗ trợ cho DNNVV trong đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư liên tịch số 05/2011/TTLT- SKHĐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Theo đó, hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các DNNVV thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) thông qua các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội. Các DNNVV tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí (Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đào tạo). Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi chính sách này cịn tùy thuộc mỗi địa phương khác nhau do còn phụ thuộc vào cân đối thu chi ngân sách và định hướng của các tỉnh. Vì vậy, kiến nghị UBND thành phố cần quan tâm nhiều hơn trong việc trợ giúp các DNNVV, dành nhiều ngân sách hơn cho việc đào tạo này, cơng khai thơng tin và các chương trình hỗ trợ rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng để các DNNVV có cơ hội tiếp cận. Đồng thời, có biện pháp kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện của các đơn vị triển khai, đảm bảo chương trình thực sự mang lại kết quả.

Trợ giúp tài chính khác

Do hạn chế về quy mô và vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Bảo lãnh vay vốn là một hình thức hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay mà không cần tài sản thế chấp. Quỹ bảo lãnh không chỉ phục vụ lợi ích của doanh nghiệp mà cịn tạo điều kiện để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực cung cấp tài chính. Để phát huy được tác dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, chính phủ và các bộ ngành liên quan cần xây dựng và ban hành hành lang pháp lý phù hợp, chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm của từng bên trong quan hệ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thứ ba; đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nguồn vốn của quỹ bảo lãnh tín dụng cần được cơ cấu lại theo hướng nhận vốn góp chủ yếu từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ để giúp các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn. Cần phải xác định rõ quan điểm chính sách bảo lãnh vay vốn cho DNNVV là của nhà nước, của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận vốn. Quỹ bảo lãnh tín dụng cần xác định rõ đối tượng vay vốn là các DNNVV, có nhu cầu vay vốn và đáp ứng điều kiện của chương trình; điều kiện bảo lãnh phải đảm bảo thuận lợi cho DNNVV, thủ tục giấy tờ chặt chẽ nhưng phải đơn giản, khơng q rườm rà phức tạp; trình tự bảo lãnh về nguyên tắc, thẩm định phương án vay vốn, tình hình tài chính và phương án trả nợ vốn vay thuộc đơn vị bảo lãnh, đồng thời phải có sự thỏa thuận giữa đơn vị bảo lãnh và ngân hàng cho vay về các quy định giám sát khoản vay; trong hoạt động của quỹ này không chỉ đơn thuần làm công tác bảo lãnh mà bên cạnh đó có thể có những bộ phận tư vấn cho DNNVV về lập hồ sơ vay vốn, lập phương án kinh doanh và đặc biệt là phân tích thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo của DNNVV.

Cần phối hợp với chính quyền địa phương, NHNN, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố tổ chức cho DNNVV tiếp cận thông tin bằng công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước, các quyết định, thơng tư hướng dẫn thông qua cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và trên phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức hội thảo, tập huấn đến từng DNNVV, từng ngành, từng cấp tại địa phương để chia sẻ, cùng tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai bảo lãnh DNNVV.

Cơ quan nhà nước cần sớm có hướng dẫn thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV để kích thích doanh nghiệp chủ động trong nghiên cứu khoa học và đổi mới thiết bị công nghệ;

nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và sớm hồn chỉnh hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, rà soát thống nhất dữ liệu trong hệ thống.

Để thực thi các chính sách hỗ trợ DNNVV có hiệu quả, đồng thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong cơng tác quản lý doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh, các cơ quan chức năng cần rà sốt lại một cách có hệ thống các văn bản của trung ương, địa phương về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Xem xét phần nào thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ các chính sách đến các DNNVV trên địa bàn thành phố. Ban hành quy chế phối hợp giữa các sở ban ngành có liên quan, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên tồn thành phố. Hàng năm, có tổng kết đánh giá hiệu quả các chính sách để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà nước cần thể hiện vai trị của mình trong việc hỗ trợ DNNVV bằng những giải pháp ưu tiên như miễn, giảm thuế từ doanh thu tín dụng cho ngân hàng nào tham gia vào quỹ nhằm động viên khuyến khích ngân hàng thương mại tham gia vào các quỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 85 - 88)