Mối quan hệ của DNNVV với ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 63)

Mối quan hệ của DNNVV với ngân hàng 1 2 3 4 5 Trung bình Số DN trả lời Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng có ý kiến Đồng ý Hồn tồn đồng ý Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thanh toán

và tiền gửi với ngân hàng xin vay vốn 29% 47% 0% 19% 5% 2.24 126 Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng

xin vay vốn 32% 53% 0% 15% 0% 1.98 126

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo lập và duy trì

mối quan hệ với ngân hàng 23% 45% 19% 4% 9% 2.31 126

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013

Kết quả khảo sát cho thấy 76% các DNNVV các doanh nghiệp khơng có quan hệ giao dịch thanh toán với ngân hàng xin vay vốn, 68% chủ DNNVV thấy khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng. Điều này có thể xuất phát từ khả năng quan hệ xã hội kém, nhưng cũng có thể một phần do trình độ kinh doanh thấp và thiếu uy tín của chủ DNNVV trên thị trường nên các ngân hàng thiếu tin tưởng DNNVV trong việc cho vay vốn và đặt quan hệ lâu dài.

3.2.1.3. Đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng

đối với DNNVV

Khả năng đáp ứng các yêu cầu về điều kiện pháp lý

Khi DNNVV tiếp cận ngân hàng xin vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu các giấy tờ cơ bản mà doanh nghiệp cần cung cấp như tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự, các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, … và các tài liệu khác liên quan chứng minh khả năng tài chính, các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo nợ vay. Kết quả khảo sát ý kiến của DNNVV về vấn đề này cho thấy phần lớn DNNVV cho rằng thủ tục của ngân hàng không quá phức tạp, doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý hợp pháp và theo quy định của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp cho rằng thủ tục cho vay của ngân hàng phức tạp, rườm rà và họ gặp khó khăn trong việc cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng: biên bản họp hội đồng cổ đông, BCTC, phương án kinh doanh, hợp đồng kinh tế,… Những quan điểm này có thể xuất phát từ những yếu kém trong cách quản lý của DNNVV và trình độ, hiểu biết của chủ doanh nghiệp về những quy định bắt buộc của pháp luật. (Bảng 3.3, phụ lục 4)

Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và lực lượng trong nền kinh tế tham gia quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh tế một cách bình đẳng. Tuy nhiên các thủ tục pháp lý liên quan đến doanh nghiệp cịn nhiều phức tạp, nên khơng phải chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ để thực hiện nên các doanh nghiệp thường né tránh, khơng chịu hồn thiện. Phần lớn các chủ DNNVV đều yếu kém trong công tác quản trị doanh nghiệp và thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật Việt Nam trong hoạt động thương mại do không qua trường lớp đào tạo quản lý chuyên nghiệp mà chủ yếu thành lập và quản lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm.

Khả năng đáp ứng yêu cầu về mục đích vay vốn của DNNVV

Mục đích vay vốn cũng là một trong những điều kiện ngân hàng xem xét khi cho doanh nghiệp vay vốn. Theo khảo sát, 100% doanh nghiệp cho rằng mục đích vay vốn của doanh nghiệp rõ ràng và hợp pháp, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng. (Bảng 3.4, phụ lục 4)

Theo quy định của thông tư 09/2012/TT-NHNN của NHNN về quy định không sử dụng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần giải ngân. Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp vẫn thích giải ngân bằng tiền mặt với nhiều lý do khác nhau: trả lương cho người lao động, để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư khác, phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống,…. Khi làm thủ tục giải ngân vốn vay bằng tiền mặt, doanh nghiệp không chứng minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng sơ hở này sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều doanh nghiệp khơng đủ hóa đơn chứng từ chứng minh cho mục đích sử dụng vốn nên đây cũng là một rào cản trong việc cho vay đối với các NHTM.

Khả năng đáp ứng yêu cầu về phương án sản xuất kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định thành công của doanh nghiệp mà còn thuyết phục ngân hàng đồng ý tài trợ vốn để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV được khảo sát cho rằng họ không thể tự lập phương án sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)