Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hộiđối vớ

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 74)

ngƣời cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Nghề cơng tác xã hội có vai trị thúc đẩy thay đổi trong xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người và trao quyền,giải phóng của con người để có cuộc sống hạnh phúc hơn. Với tính chất nghề nghiệp hướng tới thực hành/can thiệp để tạo ra sự thay đổi trong đời sống xã hội nói chung và với người cao tuổi nói riêng và vì vậy cơng tác xã hội ứng dụng khá rộng rãi các lý thuyết khác nhau từ nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau [16].

Hiện nay, một số lý thuyết được coi là nền tảng cho công tác xã hội, bao phủ các khía cạnh khác nhau của công tác xã hội như: Tâm động học (động năng tâm lý), tương tác, học hỏi, xung đột và hệ thống. Các lý thuyết này có nguồn gốc từ tâm lý học, xã hội học, triết học, luật học... Các quan điểm của Malcome Payne (2007) đã hệ thống các lý thuyết khác nhau được áp dụng trong công tác xã hội (với các lý luận từ góc độ cá nhân (tâm động học, nhận thức hành vi), đến nhóm và phát triển xã hội và phát triển cộng đồng). Đồng thời, cũng có nhiều quan điểm tranh luận cho rằng các lý thuyết như Payne có đề cập là những lý luận của khoa học xã hội dành cho cơng tác xã hội, cịn lý thuyết cơng tác xã hội là lý luận phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp dựa trên lý luận về quan niệm cơng tác xã hội tồn cầu được đề ra từ 2012 tại Hội nghị quốc tế về công tác xã hội và phát triển xã hội tại Thuỵ Điển [17].

Có thể nói có nhiều lí thuyết có thể áp dụng để nghiên cứu dịch vụ cơng tác xã hội đối với người cao tuổi, tuy nhiên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu.

2.3.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Đại diện của thuyết hệ thống sinh thái là Hearn, Siporin, German & Gitterman và German. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình. Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng hành động của con người không diễn ra trong môi trường chân không mà chịu sự tác động qua lại lẫn nhau với các tiểu

66

hệ thống khác trong mơi trường sinh thái của họ. Do đó, ngun tắc tiếp cận là cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống. Khi can thiệp vào bất cứ điểm nào trong hệ thống thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi trong toàn hệ thống. Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cáchtổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ khơng chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động cơng tác xã hội, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới.

Việc ứng dụng lý thuyết hệ thống sinh thái trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bởi các lí do như:

Về phía người cao tuổi, thuyết giải thích sự tương tác giữa con người với môi trường sống. Người cao tuổi sẽ gặp vấn đề nếu họ tương tác không tốt với mơi trường sống. Như vậy có nhiều vấn đề đến với người cao tuổi là do môi trường sống đem lại chứ không phải do bản thân người cao tuổigây nên. Điều này giúp cho nhân viên cơng tác xã hội tìm hiểu để rõ hơn về nguyên nhân của các vấn đề của người cao tuổi[3].

Về phía nhân viên cơng tác xã hội, người trực tiếp thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ giúp nhân viên công tác xã hội xem xét các vấn đề của đối tượng đến từ phía mơi trường xã hội. Trang bị cho nhân viên cơng tác xã hội một tầm nhìn, một phương pháp tiếp cận trong q trình làm việc với đối tượng nói chung và người cao tuổi nói riêng. Nhân viên công tác xã hội hiểu biết thuyết hệ thống sẽ có cơ hội lựa chọn dịch vụ khơng phải chỉ để hỗ trợ trực tiếp cho thân chủ mà cịn để xác định sự đóng góp vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Ví dụ nhân viên cơng tác xã hội chun nghiệp có thể cung cấp những đánh giá ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và tổ chức, trên cơ sở đó thúc đẩy sự hiểu biết về hệ thống tạo ra những thay đổi mà hệ thống có thể đạt được nhằm phục vụ tốt hơn cho thân chủ của mình.

2.3.2. Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết nhu cầu được Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lí học người Mĩ xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, trong đó các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn

67

tại) thì xếp phía dưới, những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trị hơn được xếp ở các thang bậc trên cao. Cụ thể gồm có các nhu cầu: nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân; nhu cầu an toàn, an ninh; nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân. Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu khơng được đáp ứng (đầu tiên là nhu cầu tồn tại – nhu cầu thể chất), cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đổi những nhu cầu cao hơn (nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu hoàn thiện cá nhân).

Việc áp dụng lý thuyết nhu cầu trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội khi thực hiện các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi nắm và hiểu rõ bậc thang nhu cầu cơ bản của người cao tuổi, nắm và hiểu rõ hiện tại người cao tuổi có nhu cầu nào đang là nhu cầu bức thiết nhất cần được thỏa mãn để từ đó xây dựng chiến lược cung cấp các dịch vụ công tác xã hội phù hợp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người cao tuổi.

Thuyết cũng định hướng cho nhân viên công tác xã hội rất rõ ràng về cách hỗ trợ cho người cao tuổi khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho họ. Ở đây nhân viên công tác xã hội sẽ biết được rằng với những nhu cầu đa dạng của người cao tuổi thì khơng phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng ngay được tất cả nhu cầu đo do nguồn lực còn hạn chế hoặc do năng lực của người cao tuổi còn hạn chế. Thuyết nhu cầu chỉ ra cho nhân viên công tác xã hội thấy rằng con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản trước khi chuyển sang những nhu cầu ở bậc cao hơn. Do đó nhân viên cơng tác xã hội khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội thì cần thảo luận để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người cao tuổi trước sau đó mới chuyển sang nhu cầu bậc cao [2].

2.4. Luật pháp, chính sách về dịch vụ cơng tác xã hội đối với ngƣời cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

2.4.1.Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến người cao tuổi và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi

a.Những chủ trương của Đảng đối với người cao tuổi

Chăm sóc đời sống người cao tuổi để đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện trong mọi giai đoạn phát triển đất nước. Về định hướng chính sách chung cho người cao tuổi, Đảng và

68

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách và mục tiêu thực hiện. Điều 14 của Hiến pháp năm 1946 khẳng định rằng “Những công dân già cả hoặc tàn tật khơng làm được việc thì được

giúp đỡ”. Điều 32 trong Hiến pháp năm 1959 nêu rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu, tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xã hội”. Tiếp đó, Điều 64 trong

Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh rằng “… con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc

ơng bà, cha mẹ” và Điều 87 thể hiện “người già là một trong các nhóm dân số mà Chính phủ và xã hội có trách nhiệm giúp đỡ”.

Ngày 27/9/1995, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW, nhấn mạnh rằng “người cao tuổicó cơng sinh thành, ni dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nịi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Những người cao tuổi có cơng, cơ đơn khơng nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, người già lang thang trên đường phố, ngõ xóm là những đối tượng cần được tập trung hỗ trợ, ưu tiên.

Ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi (số 23/2000/ PL-UBTVQH10) nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000 trong việc quy định đối tượng người cao tuổi và trách nhiệm của các công dân, tổ chức trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi, ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khố XII đã thơng qua Luật Người cao tuổi và hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/7/2010. Luật gồm có 6 Chương với 31 Điều quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc phụng dưỡng, phát huy vai trò của người cao tuổi.

b.Luật pháp và chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi

Bên cạnh những định hướng chung này, hàng loạt các luật, chính sách được thơng qua nhằm đảm bảo đời sống kinh tế, đời sống xã hội và sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng đã được ban hành và thực hiện.

69

Điều 41 Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân quy định rõ: “Người cao tuổi được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình. Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và giải trí để phịng, chống bệnh tuổi già”. Luật Hơn nhân và Gia đình quy định con cái có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ; cháu đã thành niên có nghĩa vụ ni dưỡng ơng bà khơng cịn con. Luật Lao động quy định về lao động của người cao tuổi. Luật Hình sự quy định tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ và có quy định hình thức giảm nhẹ đối với tội phạm là người cao tuổi và tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội đối với người cao tuổi. Mục tiêu số 9 của dự thảo Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 nêu rõ “Tăng cường chăm sóc sức khỏengười cao tuổi; tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20 vào năm 2015 và 50 vào năm 2020; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20 vào năm 2015 và 50% năm 2020”, trong khi dự thảo Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh vào việc hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp cho người cao tuổinhằm giải quyết các rủi ro về kinh tế và sức khỏe.

Từ ngày 1/7/2010, Luật Người cao tuổi có hiệu lực, Luật Người cao tuổi thể hiện rất

rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta. Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, người cao tuổi sẽ được chăm sóc sức khỏe thơng qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên. Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao tuổi. Người cao tuổiđược chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các cơng trình cơng cộng và giao thơng cơng cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư. Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà người cao tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định. Mặc dù đất nước cịn khó khăn nhưng Đảng, Chính phủ vẫn bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ có người cao tuổinghèo. Theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên khơng có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết... Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người

70

cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thơng qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh… - Các chính sách liên quan đến người cao tuổi:

Ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến người cao tuổi có thể được tổng hợp thành 3 nhóm chính sau đây: 1) Nhóm chính sách an sinh xã hội (nhằm đảm bảo an ninh thu nhập); 2) Nhóm chính sách dịch vụ chăm sóc người cao tuổi(để đảm bảo sức khỏe và tinh thần); và 3) Nhóm chính sách thể chế (nhằm tăng cường sự tham gia cộng đồng của người cao tuổi).

1) Nhóm chính sách an sinh xã hội (nhằm đảm bảo an ninh thu nhập):

Mục tiêu chính của chính sách an sinh xã hội liên quan đến người cao tuổi là giảm thiểu rủi ro kinh tế và sức khỏe, đảm bảo mức sống và và chống đói nghèo cho người cao tuổi. Các chính sách bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội.

+Đối với bảo hiểm xã hội: Đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cho các chế

độ bảo hiểm xã hội nhưng văn bản cao nhất là Luật Bảo hiểm Xã hội đã được Quốc hội thơng qua ngày 26/9/2006 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007. Sau khi có sự ra đời của Luật bảo hiểm xã hội, hàng loạt các văn bản khác cũng được ban hành để triển khai thực hiện Luật, nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi các chế độ bảo hiểm xã hộicho các đối tượng, trong đó người cao tuổi, như Nghị định 68/2007/ NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo hiểm xã hội; Nghị định số 184/2007/ NĐ- CP ngày 17/12/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộivà trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/07/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, tiền cơng đã đóng bảo hiểm xã hộiđối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)