Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc ni dưỡng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 107 - 109)

của người cao tuổi Các dịch vụ Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên 1.Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng - - 25,3 40,8 33,9 4,08 0,765 2.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe - - 18,8 46,7 34,5 4,15 0,713 3.Dịch vụ hỗ trợ luyện tập, phục hồi chức năng 3,3 35,7 15,8 25,0 20,2 3,23 1,224 4.Dịch vụ vui chơi, giải trí 0 0 30,7 41,7 27,7 3,97 0,764 ĐTB chung 3,86 0,412

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020)

Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được đánh giá ở mức khá, với ĐTB = 3,86. Điều này cho thấy người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng các dịch vụ chăm sóc ni dưỡng khá thường xuyên và thường xuyên. Ở đây, người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng nhiều nhất là là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dinh dưỡng (ĐTB = 4,15 và 4,08). Dich vụ giải trí cũng được hưởng với mức khá cao (ĐTB = 3,97). Dịch vụ luyện tập, phục hồi chức năng người cao tuổi được hưởng ít hơn các dịch vụ còn lại.

99

Sau đây là ý kiến cụ thể của người cao tuổi: Ông Nguyễn Văn T đang sinh sống tại Trung tâm tư nhân Thiên Đức được 3 năm cho biết : “Các bữa ăn hàng ngày tại

trung tâm tương đối phù hợp với tơi, cách chế biến món ăn hợp khẩu vị với người cao tuổi, thực đơn luôn được thay đổi trong ngày, có những cụ bị bệnh tiểu đường thì món ăn sẽ nấu nhạt hơn, các món ăn chủ yếu được nấu nhừ vì chúng tơi răng kém rồi, tuy nhiên có những cụ răng tuy kém nhưng vẫn đòi ăn cơm cháy cơ đấy (cười), một ngày chúng tơi được ăn 3 bữa chính và một bữa phụ và được phục vụ tận phịng ở nếu khơng thích ăn ở nhà ăn chung, nói chung là được phục vụ như khách sạn chắc họ thuê đầu bếp xịn lắm (cười)”.

Anh N.V.H nhân viên công tác xã hội ở trung tâm Thiên Đức : “nhu cầu về

khẩu phần ăn của các cụ ở đây rất đa dạng có người ăn cơm khơ, có người ăn cơm nát…các món ăn đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn thực vệ sinh thực phẩm. Để đáp ứng được nhu cầu của từng cụ chúng tôi thường xuyên phải ghi nhận ý kiến để đề xuất với lãnh đạo trung tâm ngay và kịp thời. Nếu không sẽ bị các cụ mắng ngay (cười)” Như vậy việc chăm sóc đời sống vật chất được người cao tuổi sống tại trung tâm Thiên Đức đánh giá rất tốt và nhân viên công tác xã hội ở đây đã có kỹ năng lắng nghe và ghi nhận thông tin để kịp thời báo cáo với lãnh đạo trung tâm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người cao tuổi.

Ý kiến của cụ Trần Thị N sống tại trung tâm bảo trợ xã hội IV được 28 tháng cho biết:“Khẩu phần ăn của chúng tôi đầy đủ, chế biến món ăn sạch sẽ nhưng chưa

đa dạng, thỉnh thoảng có đồn thiện nguyện đến thì chúng tơi có bữa được cải thiện hơn và ngon miệng, chỉ có ít các cụ khó tính là hay địi hỏi thơi, chứ tôi cảm thầy như vậy là tốt rồi”.

Anh N.V.H nhân viên công tác xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội IV cho biết “

Do mức hỗ trợ cho người cao tuổi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội thấp nên khẩu phần bữa ăn chưa được đa dạng lắm, chúng tôi luôn cố gắng thay đổi thực đơn cho phù hợp nhưng thỉnh thoảng vẫn bị một số cụ phàn nàn”.

2)Thực trạng mức độ hài lòng của người cao tuổi đối với điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

100

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)