Khảo sát kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 153 - 194)

dịch vụ công tác xã hội trước thử nghiệm

S T T

Nội dung Mức độ kết quả thực hiện Tốt Khá TB Yếu

̅ Thứ bậc

SL % SL % SL % SL %

1. Kỹ năng giao tiếp không lời

4 13.33 5 16.67 20 66.67 1 3.33 2.4 1 2. Kỹ năng giao tiếp

bằng lời 4 13.33 5 16.67 18 60.00 3 10.00 2.33 3 3. Kỹ năng lắng nghe 2 6.67 8 26.67 19 60.00 1 3.33 2.37 2 4. Kỹ năng quan sát 2 6.67 9 30.00 17 56.67 2 6.67 2.37 2 5. Kỹ năng thấu cảm 1 3.33 6 20.00 21 70.00 2 6.67 2.20 4 Giá trị trung bình: 2.33

Năng lực của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội trước thử nghiệm được đánh giá ở mức độ chưa cao, với giá trị trung bình là 2.38. Trong đó kỹ năng giao tiếp không lời được đánh giá thực hiện cao nhất trong 5 kỹ năng cơ bản của người tham vấn.

Kỹ năng giao tiếp khơng lời góp phần chuyển tải một lượng thông tin lớn: bao gồm khả năng sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp để tạo điều kiện cho việc giao tiếp và giúp đỡ nhà tham vấn xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ. Nhân viên của trung tâm đã biết giao tiếp bằng mắt với người cao tuổi, sử dụng giọng nói và tốc độ nói phù hợp với người cao tuổi, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa cao.

145

Kỹ năng thấu cảm có điểm trung bình được đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình 2.2, đây là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất trong tham vấn, thấu cảm là sự trải nghiệm những điều thân chủ đang trải nghiệm và cố gắng hiểu được bình diện cảm xúc. Tuy nhiên kỹ năng thấu cảm, nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội phần lớn chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về tham vấn nên kỹ năng thấu cảm được đánh giá ở mức thấp nhất trong 5 kỹ năng.

3.4.2.2. Khảo sát kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội sau thử nghiệm

Bảng 4.5. Khảo sát kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã

hội sau thử nghiệm

14 Nội dung Mức độ kết quả thực hiện Tốt Khá TB Yếu ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

1. Kỹ năng giao tiếp không lời

6 20.00 12 40.00 12 40.00 0 - 2.8 1 2. Kỹ năng giao tiếp bằng

lời 6 20.00 8 26.67 16 60.00 0 - 2.67 2 3. Kỹ năng lắng nghe 5 16.67 10 33.33 15 60.00 0 - 2.67 2 4. Kỹ năng quan sát 5 16.67 9 30.00 16 53.33 0 - 2.63 3 5. Kỹ năng thấu cảm 3 10.00 6 20.00 21 70.00 0 - 2.40 4 Giá trị trung bình: 2.63

Biểu đồ 4.1. So sánh kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác

xã hội trước và sau thử nghiệm

KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 TB Trước TN 2.4 2.33 2.37 2.37 2.20 2.33 Sau TN 2.8 2.67 2.67 2.63 2.40 2.63 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Trước TN Sau TN

146

Sau thử nghiệm, kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội được đánh giá tăng lên rõ rệt, từ 2.33 lên 2.63 ở mức từ trung bình lên khá. Trong đó tất cả kỹ năng có giá trị trung bình cao hơn so với trước thử nghiệm. Các kỹ năng thực hiện tốt nhất vẫn là kỹ năng giao tiếp không lời. Các đánh giá kỹ năng ở mức yếu thì khơng cịn, lý do sau mỗi buổi tập huấn lý thuyết vào buổi sáng, buổi chiều nhân viên đều phải sử dụng những kỹ năng đó trong cơng việc chun mơn, cũng như tham vấn cho người cao tuổi khi họ có nhu cầu, cần sự hỗ trợ. Khi phỏng vấn nhân viên của trung tâm cho biết, các kỹ năng này là rất cần thiết đối với nhân viên của trung tâm, có thể sử dụng trong nhiều cơng việc khác nhau, thiết lập được mối quan hệ tốt với người cao tuổi.

Như vậy, sau khi thực hiện giải pháp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội, kết quả đánh giá các tiêu chí về kỹ năng tham vấn đề đạt kết quả tốt hơn so với trước thử nghiệm. Có thể khẳng định nếu tổ chức được các khóa học bồi dưỡng với nội dung phù hợp, thiết thực, đội ngũ chuyên gia có uy tín thì sẽ góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội, từ đó nâng cao các dịch cụ công tác xã hội ở cơ sở trợ giúp xã hội. Kết quả thực nghiệm, cho phép kết luận thực hiện giải pháp đề xuất nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội bước đầu thể hiện tính khả thi và hiệu quả. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc tiếp tục thử nghiệm và triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất tại luận án.

Tiểu kết chƣơng 4

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, luận án đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Bao gồm:

Tăng cường cơ sở vật chất cho việc thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý công tác xã hội

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội

Tăng cường thanh tra, giám sát dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội Hồn thiện về quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

147

Các giải pháp bao gồm mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện cụ thể. Các biện pháp có mỗi quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo thống nhất thực hiện. Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 cán bộ, nhân viên tại các cơ sở trợ giúp xã hội về tính cấp thiết và khả thi. Trong đó giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội được đánh giá cấp thiết và khả thi cao nhất.

Luận án đã tiến hành thử nghiệm giải pháp giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội. Trong đó tập trung vào cung cấp kỹ năng tham vấn cho nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy khi thực hiện tác động bằng hình thức tập huấn và thực hành thì có hiệu quả, nâng cao được kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

148

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.Kết luận về lí luận

Người cao tuổi là những người có độ tuổi đủ từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi có những thay đổi về sức khỏe thẻ chất và tâm thần do sự lão hóa gây ra nên họ gặp phải rất nhiều những khó khăn trong đời sống và cần tới sự trợ giúp của công tác xã hội.

Công tác xã hội với người cao tuổi là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người cao tuổi nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người cao tuổi chăm sóc bản thân một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và liên tục giúp cho có cuộc sống thoải mái, dễ chịu.

Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi là hoạt động do các cơ sở chăm sóc, ni dưỡng người cao tuổi cung cấp dịch vụ CTXH, trong đó nhân viên CTXH thực hiện nhiệm vụ nhằm trợ giúp người cao tuổi nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội để giúp người cao tuổi đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản của mỗi người, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Người cao tuổi cần được sử dụng các dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội như: Dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng; Dịch vụ giáo dục tuyền thông; Dịch vụ tư vấn tâm lý,.. Đây chính là những dịch vụ cơng tác xã hội mà người cao tuổi có nhu cầu nhiều nhất.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó gồm có các yếu tố như: ếu tố cơ chế chính sách về cơng tác xã hội đối với người cao tuổi; ếu tố tài chính của trung tâm bảo trợ xã hội ếu tố trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên cơng tác xã hội; ếu tố gia đình người cao tuổi ếu tố năng lực quản lý của trung tâm bảo trợ xã hội ếu tố tâm lý người cao tuổi.

1.2. Kết luận về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu về thực trạng khó khăn về sức khỏe, tâm lý và các vấn đề xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội cho thấy: Người cao tuổi gặp khó khăn về sức khỏe, tâm lý và các vấn đề xã hội ở mức khá cao. Họ cũng có nhu cầu khá thường xuyên và ở mức độ khá lớn những dịch vụ này tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ đáp ứng các điều kiện phục vụ dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội được nghiên cứu cũng cho thấy: cơ sở vật chất tại các trung

149

tâm được khảo sát mới cơ bản đáp ứng được các nhu cầu của người cao tuổi. Yếu tố vật chất được đánh giá cao nhất của các trung tâm là không gian để người cao tuổi đi dạo, chơi thể thao hàng ngày. Tuy nhiên lại hạn chế về chỗ ngủ, các vấn đề liên quan đến nhu cầu giải trí như ti vi, internet, thư việc, điện thoại.

Mức độ đáp ứng vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội ở mức khá. Vai trò được đánh giá cao nhất là vai trò người cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi. Tiếp đến là vai trò của người biện hộ. Vai trò được đánh giá thấp nhất là vai trò của người điều phối, kết nối dịch vụ. Thực trạng mức độ đáp ứng kĩ năng của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội đạt mức khá. Kỹ năng được đánh giá cao nhất là kỹ năng thấu cảm.

Thực trạng mức độ thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được nghiên cứu cho thấy: Mức độ thực hiện các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc, ni dưỡng và mức độ thực hiện các dịch vụ công tác xã hội trong y tế cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội của nhân viên công tác xã hội được đánh giá ở mức khá. Mức độ thực hiện tham vấn tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội trong phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được đánh giá ở mức trung bình.

Các yếu tố ảnh hưởng mà nghiên cứu này xem xét đều có mức độ ảnh hưởng nhất định tới dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trong đó yếu tố chun mơn nghiệp vụ của nhân viên cơng tác xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất đến các dịch vụ công tác xã hội.

Để giải quyết những tồn tại trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội. Luận án đã đề xuất các giải pháp bao gồm: (1) Tăng cường cơ sở vật chất cho việc thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội (2) Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý công tác xã hội; (3) Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; (4) Tăng cường thanh tra, giám sát dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; (5) Hồn thiện về quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Các giải pháp bao gồm mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện cụ thể. Các biện pháp có mỗi quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo thống nhất thực hiện. Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 cán bộ, nhân viên tại các cơ sở trợ giúp xã hội về tính cấp thiết và khả thi. Trong đó giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội được đánh giá cấp thiết và khả thi cao nhất.

150

Luận án đã tiến hành thử nghiệm giải pháp giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trong đó tập trung vào cung cấp kỹ năng tham vấn cho nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy khi thực hiện tác động bằng hình thức tập huấn và thực hành thì có hiệu quả, nâng cao được kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

2.Khuyến nghị

2.1.Đối với cơ quan x y dựng, hoạch định chính sách

Xây dựng hồn thiện luật cơng tác xã hội nhằm hồn thiện hành lang pháp lý và cơ chế xã hội hóa, tạo lập mơi trường pháp lý, huy động được các cơ sở ngồi cơng lập thực hiện trợ giúp người cao tuổi có hồn cảnh khó khăn.

Xây dựng hồn thiện khung giá dịch vụ cơng tác xã hội, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người cao tuổi thụ hưởng dịch vụ.

Nghiên cứu, đề xuất các chính sách về đất đai, tài chính, phí dịch vụ cơng tác xã hội, thuế… nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay và tạo điều kiện cho cơ sở trợ giúp xã hội phát triển. Xem xét, tạo cơ chế để có thể thu phí dịch vụ của người cao tuổi tự nguyện xin vào sống trong cơ sở trợ giúp xã hội của nhà nước.

2.2.Đối với cơ sở trợ giúp xã hội

Cần có chính sách tốt thu hút, phát triển nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc thu hút chuyên gia giỏi làm công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội.

Cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý phải chủ động học tập và không ngường trau dồi kinh nghiệm cho bản thân, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cơng việc. Có trách nhiệm và tn thủ các nguyên tắc khi tham gia đào tạo. Có ý thức tự trau dồi chun mơn, học hỏi thêm nhiều nguồn kiến thức mới từ nhiều kênh khác nhau. Có trách nhiệm về vai trị của mình với cơng việc để khơng ngừng học hỏi, cầu tiến, phấn đấu để phát triển năng lực của bản thân, có sự linh hoạt khi vận dụng kiến thức vào hồn cảnh thực tế cơng việc để nâng cao năng lực và hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội.

Thực hiện việc trang bị, mua sắm trang biết thị đầy đủ, tối ưu, đảm bảo các quy chuẩn về phòng ốc, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi.

151

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ

1. Nguyễn Văn Hiếu, (2019), Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội, tạp chí tâm lý học xã hội, số 01/2019.

2. Nguyễn Văn Hiếu,(2020),Thực trạng đáp ứng yêu cầu của nhân viên công tác xã hội khi thực hiện dịch vụ trợ giúp người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội, tạp chí tâm lý học Việt Nam, số 6/2020.

3. Nguyễn Văn Hiếu, (2020), Factors affecting the level of social woker's fullfillment

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 153 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)