tài liệu khác, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật với đối tượng bị áp dụng và những người không liên quan không thể biết được. Dữ liệu điện tử được lưu
trữ trên các phương tiện điện tử (như máy tính, điện thoại di động, các thiết bị ghi âm, ghi hình, các thiết bị lưu trữ: thẻ nhớ, USB, ổ cứng, ổ đĩa quang…) hoặc được lưu trên mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc đường truyền internet (như trong hộp thư điện tử, phần mềm liên lạc viễn thông: Facebook, Zalo, Skyper, Messenger, Viber… (Tài khoản mạng xã hội) của tội phạm).
BLTTHS năm 2015 mới chỉ bước đầu thừa nhận một số những biện pháp có đặc điểm chung là sử dụng phương tiện kĩ thuật để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm. Nếu so sánh với các quốc gia khác, còn một số biện pháp phổ biến như: khám xét bí mật nơi ở, thân thể; nhận dạng bí mật; giám sát, theo dõi điện tử; kiểm soát vận chuyển, …Việc thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng BPĐTTTĐB có tác dụng củng cố, bổ sung nguồn chứng cứ và khả năng chứng minh, phòng ngừa tội phạm của cơ quan điều tra.
Tại Điều 224 BLTTHS năm 2015 quy định về trường hợp áp dụng BPĐTTTĐB, theo đó:
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền.
2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
BPĐTTTĐB chỉ áp dụng trong các trường hợp trên do các tội phạm này thường có tổ chức chặt chẽ, phương thức, thủ đoạn phạm tội và che dấu
tội phạm hết sức tinh vi, xảo quyệt, đối tượng phạm tội thường ngoan cố, chống đối đến cùng, thiếu hợp tác với Cơ quan tố tụng dẫn tới các biện pháp điều tra tố tụng thông thường không mang lại hiệu quả hay hiệu quả thấp.
BPĐTTTĐB cho phép Cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ là dữ liệu điện tử trực tiếp chứng minh tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác, tồn diện vụ án, chứng minh tội phạm và người phạm tội, truy nguyên tài sản bị tội phạm chiếm đoạt.
Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian qua đã có sự tiến
hố, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phổ biến của mạng internet, để thực hiện tội phạm. Chúng khơng cịn thực hiện hành vi phạm tội một cách lộ liễu, dễ bị phát hiện như rải truyền đơn, tờ rơi chống phá Đảng, Nhà nước; Tự thành lập các tổ chức, giáo phái nhằm tuyên truyền tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc, bịa đặt gây mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước, … Giờ đây, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia đã chuyển sang hoạt động trên nền tảng mạng internet nhiều hơn, biểu hiện là sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang web, blog, diễn đàn, trang thơng tin trên mạng xã hội núp bóng dưới các tên tạp chí, tên báo, … Chúng lợi dụng đặc thù của nền tảng dữ liệu điện tử để ẩn minh, thực hiện tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công, xuyên tạc, bịa đặt, bơi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Chúng lợi dụng sự cả tin, tâm lí số đơng của một số bộ phận người dân, cố ý xuyên tạc một số thơng tin để châm ngịi, kích động cho các cuộc biểu tình, bạo động, gây bất ổn về chính trị cũng như trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, việc thu thập các thông tin trong các dữ liệu điện tử để chứng minh thông qua các BPĐTTTĐB sẽ hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phịng ngừa từ sớm, phát hiện các tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng này ngay từ giai đoạn chuẩn bị.
Tội phạm về ma tuý không chỉ là vấn nạn của riêng Việt Nam mà cịn
trên tồn thế giới. Các tổ chức tội phạm ma tuý có liên kết, móc nối với nhau phức tạp, đa quốc gia với tính chất hoạt động tinh vi, xảo quyệt. Chúng sản xuất, vận chuyển và buôn bán ma tuý dưới rất nhiều các phương thức, thủ đoạn ngày càng khơn khéo nhằm qua mắt sự kiểm sốt của cơ quan chức
năng. Việc trao đổi và bn bán được thực hiện dưới nhiều hình thức, đặc biệt sử dụng các phương tiện trao đổi qua mạng viễn thông, điện tử số… Do được trang bị cả vũ khí cùng với sự manh động của các đối tượng nên việc điều tra, truy bắt nếu chỉ thực hiện theo hình thức thơng thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tội phạm về tham nhũng đã, đang và sẽ là một vấn đề nhức nhối trong
bộ máy chính quyền Đảng, Nhà nước. Tham nhũng rất nhiều nhưng phát
hiện, xử lý được rất ít, nhất là việc thu hồi tài sản tham nhũng. Lý do có lẽ cũng do thiếu thiết chế đặc thù để phát hiện, thu thập chứng cứ đưa ra ánh sáng những vụ việc tham nhũng14. Chủ thể của loại tội phạm này là các công chức, viên chức, cán bộ, lãnh đạo – những người có hiểu biết pháp luật nên khi áp dụng các biện pháp điều tra thông thường tỏ ra không hiệu quả. Hình thức tham nhũng cũng như tài sản có được từ tham nhũng bị các đối tượng này tìm mọi cách để tẩu tán, “lách luật” gây khó dễ cho cơ quan điều tra trong việc xác minh hành vi tham nhũng cũng như kiểm kê, thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.
Tội phạm rửa tiền là loại hình tội phạm phổ biến trên thế giới. Những
người thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động đầu tư vào các dự án “ma”, cơng ty “ma”, các giao dịch chứng khốn, … để hợp pháp hoá nguồn tiền khơng rõ nguồn gốc mà có, hoặc nhằm “giúp đỡ” người phạm tội trốn tránh các hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Nhóm tội phạm có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
đã phát triển ở mức cao hơn so với loại tội phạm đơn giản mang tính truyền thống nặng về sử dụng bạo lực. Chúng tạo vỏ bọc hợp pháp, gây án một cách
14 “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”,
https://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201603/bien-phap-dieu-tra-to-tung-dac-biet-trong-dau-tranh-phong-chong- tham-nhung-300299/ (truy cập lúc 20h00 ngày 19/03/2021)
kín đáo với nhiều hình thức che đậy rất khơn khéo. Hầu hết các băng nhóm tội phạm có tổ chức cao và số lượng thành viên lớn đều núp dưới danh nghĩa các tổ chức doanh nghiệp, đội ốc xếp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... để hoạt động phạm tội.
Có thể thấy, đối tượng bị áp dụng BPĐTTTĐB để thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử có thể là cá nhân, đối tượng thực hiện, che dấu tội phạm, có thể là tổ chức, băng nhóm tội phạm; hoặc cũng có thể là địa điểm nơi xảy ra tội phạm, thiết bị điện tử mà tại đó lưu giữ dấu vết tội phạm là tài liệu, dữ liệu điện tử.
2.1.2. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để thu thập chứng cứ từ nguồn dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử
Điều 225 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền, cụ thể:
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
3. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy khơng cịn cần thiết.
Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Điều này có nghĩa là, BPĐTTTĐB này chỉ được áp dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng các hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được giao cho một số người, một số cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo về hiệu quả, chuyên môn nghiệp vụ cũng như tránh việc áp dụng tràn lan.
Để đảm bảo thi hành BPĐTTTĐB, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thành lập Cơ quan chuyên trách tiến hành các BPĐTTTĐB. Cơ quan chuyên trách được biên chế cán bộ kỹ thuật đảm bảo về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được kiểm duyệt để ghi âm, ghi hình bí mật, nghe lén điện thoại bí mật, thu thập dữ liệu điện tử bí mật. Những người trong Cơ quan chun trách trong Cơng an nhân dân, Quân đội nhân dân khi thi hành quyết định áp dụng BPĐTTTĐB phải giữ bí mật. Nếu những thơng tin về việc tiến hành BPĐTTTĐB bị lộ ra sẽ khiến đối tượng bị áp dụng cảnh giác, tìm cách đối phó, tạo ra thơng tin sai đánh lạc hướng Cơ quan tố tụng hay có biểu hiện chống đối.15
Do việc áp dụng BPĐTTTĐB ảnh hưởng đến một số quyền con người cơ bản của đối tượng bị áp dụng nên trong mọi trường hợp đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Quy định này thể hiện việc thận trọng cần thiết của các nhà làm luật, bởi nếu áp dụng tuỳ tiện ngoài việc xâm hại đến quyền con người cơ bản cịn để lại những hậu quả về chính trị xã hội, là vấn đề nhạy cảm dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, ảnh hưởng an ninh quốc gia.