40 Đào Anh Tới (2017), “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và một số vấn đề về kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”, Tạp chí kiểm sát (11), tr 34.
3.2.4. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tiến hành điều tra và Viện kiểm sát nhân dân
kiểm sát nhân dân
Tội phạm và đấu tranh phòng, chống tội phạm là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Vì vậy, trên mặt trận này khơng chỉ nhấn mạnh đến vai trị riêng có của lực lượng nào, mà cịn phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau.
Các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện tốt các quy định của Nghị định 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định về phối hợp giữa Bộ Cơng an và Bộ Quốc phịng trong thực hiện nhiệm vụ ảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phịng.Cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bởi dữ liệu điện tử tồn tại trên mơi trường khơng gian mạng, sự tồn tại đó có thể vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia và loại tội phạm này cũng thường mang tính chất xuyên quốc gia.
Thiết lập cơ chế để huy động lực lượng của nhau trong việc triển khai thi hành Quyết định áp dụng điều tra tố tụng đặc biệt để thu thập chứng cứ điện tử; Theo đó Bộ Cơng an và Bộ Quốc phịng phải thiết lập cơ chế, quy chế, quy định để khi cần thiết Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân có thể đề nghị lực lượng chuyên trách của Bộ Công an thi hành ngay các biện pháp điều tra theo tố tụng do Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân thụ lý. Ngược lại Cơ quan Điều tra trong Công an nhân dân có thể huy động lực lượng chuyên trách của Bộ Quốc phòng. Các cơ quan điều tra và lực lượng
chun trách của Bộ Cơng an và Bộ Quốc phịng cần thường xuyên trao đổi, tổng kết rút kinh nghiệm về mối quan hệ trong việc thực hiện các quy định về BPĐTTTĐB nói riêng và mối quan hệ phối hợp trong đầu tranh phịng chống tội phạm nói chung, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Ln quan tâm nâng cao nhận thức cho cán bộ, Kiểm sát viên về vị trí, vai trị của cơng tác phối hợp với các cơ quan, các ngành nói chung và quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong cơng tác đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, để cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức phối hợp. Trọng tâm công tác giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phối hợp là Chỉ thị số 06/CT-VKSNDTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”; Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSNDTC
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phải làm cho cán bộ, Kiểm sát viên thấm nhuần kết luận của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao tại Hội nghị triển khai cơng tác năm 2015: “Cần có cách nhìn tồn diện, đầy đủ, về quan hệ giữa thực hành quyền công tố với kiểm sát điều tra, tăng cường hơn nữa vai trị chủ động trong q trình điều tra” và “Tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với điều tra, nghĩa là chúng ta phải song hành cùng với Cơ quan điều tra trong điều tra làm rõ tội phạm, phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra để tìm giải pháp phát hiện, xử lý tội phạm khẩn trương nhất, đầy đủ nhất. Khi phát hiện một thiếu sót, hạn chế trong trong q trình điều tra, cần coi đó là thiếu sót, hạn chế của chính chúng ta để cùng cơ quan điều tra tìm biện pháp khắc phục. Khi kiểm sát điều tra chúng ta giám sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra bảo đảm việc điều tra có căn cứ và đúng pháp luật. Chúng ta kiên quyết không phê chuẩn đối với những quyết định tố tụng vi phạm pháp luật hoặc khơng có căn cứ. Mục tiêu của hoạt động kiểm sát điều tra là nhằm hỗ trợ thực hành quyền công tố được tốt,
bảo đảm truy tố có căn cứ và đúng pháp luật. Do vậy, yêu cầu của việc tăng cường trách nhiệm cơng tố địi hỏi chúng ta cùng với Cơ quan điều tra khắc phục những vi phạm, tồn tại trong quá trình điều tra, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội…”. Kết luận của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là tư tưởng chỉ đạo, phương hướng và biện pháp tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan điều tra trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và việc áp dụng BPĐTTTĐB để thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử nói riêng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ cơ sở định hướng việc hoàn thiện quy định của pháp luật về các BPĐTTTĐB nhằm phục vụ cho việc định hướng duy nhất của tố tụng hình sự chính là vấn đề phát hiện tội phạm và xử lý tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải không ngừng được bồi dưỡng kiến thức pháp luật: kỹ năng nghiệp vụ, tăng cường tính chuyên nghiệp, tính nhanh nhạy, được đầu tư tối tân về cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Hướng đến việc phân định hợp lý chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể cho phù hợp với các chức năng cơ bản trong hoạt động điều tra, loại bỏ các quy định gây mâu thuẫn, chồng lấn chức năng trong hoạt động tố tụng cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án.
KẾT LUẬN
BPĐTTTĐB và chứng cứ điện tử là hai chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Vì lần đầu tiên được quy định trong bộ luật TTHS, việc nghiên cứu, đánh giá những vấn đề từ lý luận đến thực tiễn áp dụng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khi bộ luật TTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực là vấn đề hết sức cần thiết.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng BPĐTTTĐB” đã đi sâu vào phân tích sự cần thiết, quá trình xây dựng và nội dung các quy định của bộ luật TTHS năm 2015 cũng như đối chiếu với thực tiễn áp dụng trong điều tra các vụ án hình sự hiện nay, qua đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật TTHS về chứng cứ điện tử và BPĐTTTĐB.
Việc thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng BPĐTTTĐB là một cơng cụ hữu hiệu, góp phần khơng nhỏ giúp tăng cường chất lượng cũng như hiệu quả phòng chống, chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan tố tụng nói chung. Từ đó giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.