Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc trên đường truyền bằng BPĐTTTĐB cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn phải tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án như các trường hợp thu thập bằng các biện pháp điều tra thơng thường.
Trong trường hợp cần phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử thì các hoạt động này chỉ được thực hiện trên bản sao để bảo đảm các dữ liệu gốc vẫn còn nguyên vẹn, bởi nếu thực hiện trên dữ liệu gốc chỉ một sai lầm về kỹ thuật có thể mất tồn bộ dữ liệu trên bản gốc đó; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
Dữ liệu điện tử thu được băng biện pháp thông thường hay đặc biệt đều bảo quản như vật chứng theo quy định của BLTTHS. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2015 thì “Việc thu giữ phương tiện
điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chun mơn liên quan tham gia. Trường hợp khơng thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan”. Tuy nhiên, khi tiến hành bằng
BPĐTTTĐB, việc thu thập dữ liệu điện tử là bí mật nên việc thu thập được hiểu là sao lưu vào phương tiện lưu trữ, không để cho đối tượng biết. Việc thu giữ các thiết bị ngoại vi hầu như khơng thực hiện vì dẫn đến việc lộ bí mật của hoạt động điều tra đang tiến hành.
Trách nhiệm bảo quản các phương tiện, dữ liệu điện tử bị thu giữ, tạm giữ hoặc niêm phong được quy định tại Điều 199 BLTTHS và dù thu giữ băng biện pháp điều tra thông thường hay đặc biệt. Mọi hành động phá huỷ niêm
phong, sử dụng dữ liệu điện tử thu thập được không nhằm phục vụ công tác tố tụng đều bị xử lí theo quy định của Bộ luật hình sự.
Về việc sử dụng dữ liệu điện tử sau khi thu thập bằng BPĐTTTĐB, Theo quy định tại Điều 227 BLTTHS chỉ được sử dụng dữ liệu điện tử vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; dữ liệu điện tử khơng liên quan đến vụ án phải tiêu huỷ kịp thời nhằm tránh việc sử dụng vào mục đích khác.
Có thể thấy rằng dữ liệu điện tử thu thập được từ BPĐTTTĐB được quản lý rất chặt chẽ và được quy định cụ thể trong BLTTHS vì nó liên quan tới bí mật đời tư của cá nhân. Những dữ liệu điện tử nếu có liên quan đến vụ án thì chỉ được sử dụng trong q trình tố tụng, những dữ liệu điện tử khơng liên quan thì sẽ buộc phải tiêu hủy để tránh việc thông tin bị phát tán, rị rỉ ra bên ngồi. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu thu thập được vào mục đích khác.
Thơng tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng BPĐTTTĐB có thể dùng làm chứng cứ bởi vì chứng cứ là yếu tố quan trọng, giữ vai trị mấu chốt trong q trình giải quyết một vụ án hình sự. Việc quy định về chứng cứ khơng chỉ có ý nghĩa pháp lý mà cịn góp phần quan trọng vào thực tiễn đấu tranh tội phạm. Hơn nữa, đây được coi là một trong những nguồn chứng cứ mới hết sức quan trọng có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm. Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thơng tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, ngăn chặn người phạm tội bỏ trốn, truy tìm tài sản bị tội phạm chiếm đoạt… và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.17
17 Nguyễn Thị Phương Thanh (2019) Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật tố tụng
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia về thuthập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng biện pháp điều tra tố tụng thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Tham khảo, đối chiếu với pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia, thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử bằng BPĐTTTĐB đã được quy định nhưng dưới những tên gọi và biện pháp khác nhau. Nhưng tựu chung lại, pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đều giới hạn việc áp dụng biện pháp này đối với một số nhóm tội phạm nhất định, đi kèm với đó là trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm đảm bảo tối đa quyền con người.
Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự các nước, có thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, về tên gọi và số lượng của các BPĐTTTĐB để thu thập
nguồn chứng cứ từ dữ liệu điện tử.
Trung Quốc gọi là biện pháp điều tra trinh sát bí mật và các biện pháp giám sát nói chung nhưng khơng quy định cụ thể các biện pháp điều tra đặc biệt mà dành cho văn bản dưới luật quy định.
Liên bang Nga quy định 03 biện pháp: Giám sát, ghi âm các cuộc trao đổi điện thoại, thu thập thông tin từ các cuộc liên lạc giữa những người thuê bao và các thiết bị thuê bao thông qua việc yêu cầu cơ quan, tổ chức dịch vụ thông tin liên lạc cung cấp thơng tin.18
Cộng hồ Pháp quy định 05 biện pháp: Theo dõi bí mật, xâm nhập nhà riêng, chặn đường liên lạc viễn thông, cài đặt thiết bị ghi âm và ghi hình tại