Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Dũng (2018), Chuyên đề quy định về biện pháp điều tra tố

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Trang 30 - 33)

tụng đặc biệt; việc ghi âm, ghi hình có âm thanh theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát, Bắc Giang.

2.1.3. Thời hạn áp dụng và việc huỷ bỏ áp dụng biện pháp điều tra tố

tụng đặc biệt để thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử

Điều 226 BLTTHS năm 2015 quy định:

1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng khơng q thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

BPĐTTTĐB chỉ được tiến hành ở giai đoạn điều tra, sau khi khởi tố vụ án, để tránh việc lạm dụng hay áp dụng quá lâu ảnh hưởng tới đời tư của cá nhân, Điều 226 BTTHS 2015 quy định chi tiết về thời hạn áp dụng BPĐTTTĐB.

Thời hạn áp dụng BPĐTTTĐB là khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để tiến hành BPĐTTTĐB. Trong khoảng thời gian này, cơ quan điều tra sẽ “bí mật” thu thập dữ liệu điện tử của đối tượng bị áp dụng BPĐTTTĐB, chỉ những dữ liệu điện tử có liên quan đến hoạt động khám phá, điều tra được thu thập trong thời gian này mới được sử dụng là chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động điều tra. Thời hạn áp dụng BPĐTTTĐB được quy định như sau: thời hạn áp dụng biện

pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn.

BPĐTTTĐB chỉ áp dụng ở giai đoạn điều tra và sau khi khởi tố vụ án nên trong trường hợp vụ án phức tạp đòi hỏi cần thời gian để tiếp tục thu thập

tài liệu, dữ liệu điện tử thì có thể gia hạn nhưng khơng q thời hạn điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng BPĐTTTĐB, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

Điều 228 Bộ luật TTHS 2015 quy định về Hủy bỏ việc áp dụng BPĐTTTĐB. “Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng

biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp: 1. Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; 2. Có vi phạm trong q trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; 3. Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”.

Trong quá trình áp dụng biện pháp ĐTTTĐB, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải kiểm tra chặt chẽ, sát sao việc áp dụng BPĐTTTĐB để thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử. Nếu nhận thấy khơng cần thiết phải áp dụng hay nhận thấy có sai sót, vi phạm trong q trình áp dụng thì phải huỷ bỏ việc áp dụng BPĐTTTĐB, có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ BPĐTTTĐB. Đối với những vụ án mà Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý áp dụng BPĐTTTĐB khi muốn hủy bỏ phải có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu để Cơ quan Điều tra cấp tỉnh, Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ

2.1.4. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thu giữ, kiểm tra chứng cứ từ nguồndữ liệu điện tử thu thập bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt dữ liệu điện tử thu thập bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thông thường, các vụ án xảy ra trên thực tiễn đều để lại dấu vết và quá trình tìm ra dấu vết đó thuộc trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Mà khi tiến hành áp dụng BPĐTTTĐB, cơ quan điều tra chưa thể xác định ngay được các

thông tin, dữ liệu điện tử có phải là chứng cứ hay khơng. Do vậy, các cơ quan điều tra cần rà soát và thu giữ ngay các phương tiện, dữ liệu điện tử (nếu có) trong mỗi vụ án, tránh để tình trạng hình ảnh, dữ liệu bị trơi theo thời gian và xáo trộn dữ liệu hoặc chủ sở hữu phương tiện điện tử chủ động xóa dữ liệu vì các lý do khác nhau. Đây là việc làm rất cần thiết và quan trọng.16 BLTTHS năm 2015 đã có những quy định về các hoạt động trên như sau:

Theo quy định tại Điều 107 BLTTHS năm 2015 thu thập phương tiện, dữ liệu điện tử thì phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp sử dụng BPĐTTTĐB để thu thập việc ghi nhận các thơng tin, tài liệu trích xuất từ các dữ liệu điện tử để bảo đảm tính hợp pháp chưa được ghi nhận cụ thể. Nếu hiểu áp dụng như thủ tục thơng thường thì khơng cịn bảo đảm tính chất bí mật của hoạt động này, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn để áp dụng thống nhất và hiệu quả.

Trường hợp dụng các biện pháp điều tra thông thường nếu không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, khi tiến hành thu giữ bằng các BPĐTTTĐB chỉ có Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát biết về các hoạt động này, nên việc sao lưu cần quy định riêng để bảo đảm tính khách quan và hợp pháp của chứng cứ đã tu được.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w