2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp là thu nhập những dữ liệu ban đầu, chưa được xử lý như các dữ liệu thu được thông qua khảo sát, những ghi chép cá nhân của tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc thông qua phương pháp phát phiếu điều tra khảo sát.
Mục tiêu điều tra: đánh giá các nội dung QLNN về lao động nước ngoài của thành phố Hà Nội.
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp đích danh.
Đối tượng điều tra: 50 cán bộ, người sử dụng lao động nước ngoài gồm các đối tượng sau:
- 1 Đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phụ trách quản lý nhà nước về lao động
- 27 đồng chí: Phó giám đốc sở lao động và thương binh xã hội, cùng các trưởng, phó phịng ban trực thuộc cùng các cán bộ công chức trực tiếp tham gia QLNN về lao động nước ngồi.
- 22 tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài.
Tác giả sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra là phương pháp gửi email, sau đó gọi điện trực tiếp cho đối tượng được khảo sát để đảm bảo sự phản hồi tốt nhất.
Nội dung điều tra tập trung đánh giá công tác QLNN về lao động nước ngoài về: Xây dựng kế hoạch, chính sách pháp luật về lao động nước ngồi; Triển khai kế hoạch, hoạt động quản lý lao động nước ngồi; Kiếm sốt đối với quản lý lao động
nươc ngoai.
Các nội dung này sử dụng thang đo định danh Likert 5 mức độ để đánh giá với quy ước như sau:
1: Rất khơng đồng ý 2: Khơng đồng ý
3: Bình thường 4: Đồng ý
5: Rất đồng ý
Sau khi phát ra 50 phiếu hởi qua hình thức gửi email trong tháng 5 năm 2021, tác giả thu về 48 phiếu hợp lệ. 48 phiếu này được tổng hợp và đưa vào xử lý dữ liệu phục vụ luận văn.• 1 • • •
Luận văn sử dụng công cụ phần mềm Excel để tính tốn cơ bản kết quả điều tra khảo sát thu được.
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ các nguồn như báo cáo thực trạng quản lý người lao động nước ngồi của các tỉnh nói chung và Hà Nội nói riêng trong các năm từ 2016-2020. Đây là nguồn thơng tin có tính khả dụng cao, có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu. Đầu tiên tác giả xác định các thông tin cần phải thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu, từ đó xem xét các tài liệu, văn bản nào thì có các thơng tin này và các tài liệu này được lưu trữ ở đâu, cuối cùng tiếp cận các hồ sơ, văn bản này.
Thông qua các bài viết trên báo giấy, mạng Internet nghiên cứu, nhận định về phương pháp quản lý nhà nước đối với lao động nước ngồi nói chung chung và quản lý lao động nước ngồi tại Hà Nội nói riêng, tác giả đã rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc quản lý lao động nước ngồi, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm kiếm thêm các dữ liệu từ sách chuyên khảo, giáo trình, luận án, luận văn, bài nghiên cứu có liên qua tới đề tài. Các dừ liệu này giúp tác giả đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận của luận văn.