3.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc tại thành phố
3.2.3 Thực trạng thanh tra, giám sát quản lý lao động nước ngoài
Các đon vị nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã thường xuyên làm tốt hoạt động điều tra cơ bản, nắm tình hình người nước ngồi trên địa bàn Thành phố, tập trung vào các địa bàn, đối tượng, lĩnh vực trọng điếm nhằm chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh nói riêng để kịp thời xử lý, đấu tranh giải quyết có hiệu quả.
Sở lao động và thương binh xã hội Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định cùa pháp luật về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; giải quyết và xử lý nghiêm nhừng trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về lao động. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính cũa Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các sở ban, ngành, ƯBND quận, huyện, phường xã phải phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá và xử lý vi phạm (nếu có) về hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài thuộc lĩnh vực quản lý ngành. Giám sát và có biện pháp quản lý chặt chẽ lao động
nước ngoài cư trú, làm việc trên địa bàn việc châp hành các quy định pháp luật vê tuyến dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn quận, huyện, thị xã quản lý. Cử thành viên tham gia tố công tác liên ngành Thành phố kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tố chức trên địa bàn khi có yêu cầu.
Bảng 3.13: Tình hình thanh tra, giám sát đối với lao động nước ngoài cũa
Thành phố Hà Nội
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
1. Thanh tra của Sở lao động
Số cuộc thanh tra, kiểm tra 1 1 2 2 1
Số sai phạm phát hiện 15 25 30 15 5
2. Thanh tra, kiểm tra liên ngành
Số cuộc thanh tra, kiểm tra 8 12 15 12 10
Số sai phạm phát hiện 35 25 36 25 8
Nguôn: Tác giả tông hợp Lực lượng quản lý đã trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với ngành Công an, Y tế, Tư pháp... tổ chức các đợt kiểm tra thường xuyên hay đột xuất đối với người LĐNN trên địa bàn như: phối hợp với Sở Y tế - TP. Hà Nội để kiểm tra các cơ sở y tế, khám, chữa bệnh, bán thuốc có yếu tố nước ngoài; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối họp với Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh tiến hành kiểm tra các điểm và phát hiện nhiều trường họp khơng có giấy phép, điển hình nhất là “năm 2019, số điểm kiểm tra phối hợp là 13 điểm, gồm 12 cơng ty và 1 phịng khám, phát hiện 77 trường họp không khai báo tạm trú, 5 trường họp không giấy tờ tùy thân, 27 trường họp không giấy phép lao động, 3 trường họp hoạt động sai mục đích nhập cảnh”.
Kết quả khảo sát về cơng tác thanh tra, giám sát lao động nước ngoài của Hà Nội còn chưa khả quan. Bảng số liệu 3.13 cho thấy, là địa phương có số lượng lao động nước ngồi đông thứ hai trong nước nhưng số cuộc thanh tra, kiểm tra cịn ít.
Do đó, đánh giá về “Tần suất thực hiện thanh tra, giám sát” chưa cao, chỉ ở mức 3,27 điểm. Trong khi đó, nội dung, phạm vi thanh tra cũng chưa bao quát được đầy đủ vì số lượng đơn vị được kiểm tra khơng nhiều so với số lượng đơn vị sử dụng lao
động nước ngoài trên địa bàn. Đánh giá vê “Nội dung và phạm vi thanh tra, giám sát” cũng chỉ đạt 3,15 điềm. Trên thực tế, thời gian qua trên địa bàn đà phát sinh nhiều sai phạm trong sử dụng lao động nước ngồi khơng giấy phép, trình độ khơng đảm bảo.
Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, ủy ban nhân dân Thành phố phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và tình hình quản lý người lao động nước ngồi làm việc trên địa bàn. báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chấp thuận nhu càu sử dụng người lao động nước ngồi và tình hình quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về thanh tra, giám sát lao động nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB
Tần suất thực hiện thanh tra, giám sát 0 2 31 15 0 3,27 Nội dung và phạm vi thanh tra, giám sát 0 5 31 12 0 3,15 Chấp hành quy định về chế độ báo cáo 0 0 25 18 5 3,58
X-------------- ------- 7
Nguôn: Tác giả tông hợp