CHƯƠNG 2 .PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
3.1. Khái quát về Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
3.1.4. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường
3.1.4.1. Các lĩnh vực kinh doanh của Tông công ty • Các lĩnh vực kinh doanh chung
Kinh doanh thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử; Kinh doanh dịch vụ viễn thông: bán các thiết bị viễn thông đầu cuối; các loại thẻ viễn thông, điện thoại, Internet card; Cho thuê văn phòng; Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa; In ấn, các dịch vụ liên quan đến in; Đại lý bảo hiếm; Đại lý kinh doanh thẻ các loại; Đại lý chi trả ngoại tệ; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyến phát nhanh của Công ty; Bảo dường, sửa chữa ơtơ và xe có động cơ khác; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ vào xe có động cơ khác;
Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy; Vận tải hàng hóa bằng ơtơ chuyên dùng và không chuyên dùng theo hợp đồng; Vận tải hành khách bằng taxi, bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh; Cho thuê xe có động cơ; Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương; Dịch vụ logistics (bao gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý hải quan, lập kế hoach bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyền và
lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistic; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê container và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải) (thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về logistics);
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khấu hàng hóa (thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về thương mại xuất nhập khấu); Dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương; Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi thương mại;
Bán lẻ máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong cac cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán buôn, bán lẻ sách báo tạp chí, văn phịng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet; Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tống hợp; Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ chuyển phát; Quảng cáo; Nghiên cứu thị trường và thăm dị dự luận (khơng bao gồm dịch vụ điều tra và thơng tin Nhà nước cấm);
Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; Sửa chữa máy móc, thiết bị (bao gồm các mặt hàng công ty kinh doanh); Sửa chữa thiết bị liên lạc; Bốc xếp hàng hóa;
Sản xuất đồ uống khơng cồn, nước khống; Bán bn đồ uống;
• Các dịch vụ kinh doanh Bưu chính
Các dịch vụ bưu chính, chuyển phát; chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa trong nước và quốc tế; Dịch vụ văn phịng phẩm; Dịch vụ viễn thơng; Dịch vụ vận tải, kho vận; Dịch vụ liên vận Việt Nam - Campuchia; Dịch vụ liên vận Việt Nam - Myanmar; Đại lý dịch vụ vé máy bay của Vietnam Airlines, Vietjet air...
3.1.4.2. Thị trường của lĩnh vực Bưu chỉnh • về khơng gian
Ở trong nước, tính tới năm 2020, Viettel Post đã phủ 100% mạng lưới chuyển phát ở 63 tỉnh và thành phố, kể cả các huyện đảo trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bưu cục (điêm nhận thư hàng chuyên phát nhanh): có gân 680 bưu cục, trong đó có 300 bưu cục cấp 1; 380 bưu cục cấp 2 và 3; Có 300 đại lý nhận chuyển phát thư hàng trên tồn quốc; Có gần 1000 phương tiện vận chuyến đủ trọng tải, xe đầu kéo rơ-mooc, xe containter đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh, an toàn.
Đối với thị trường quốc tế, VTP đã ký kết hợp tác với các hãng dịch vụ lớn như, DHL, UPS, TNT..., để cung cấp các dịch vụ tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
• Vê sản phăm
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tồng công ty tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm:
Một là: Dịch vụ Chuyển phát trong nước: Dịch vụ Chuyển phát nhanh (12h,
24h, 36h, 48h); Dịch vụ Phát trong ngày, phát hẹn giờ, phát hàng tận tay người nhận, phát hàng thu tiền (COD); Dịch vụ Bưu kiện trong nước (Dịch vụ 60h; Dịch vụ Bưu kiện, dịch vụ vận tải trong nước).
Hai là: Đại lý dịch vụ Chuyển phát Quốc tế: Chuyển phát nhanh Quốc tế;
Bưu kiện Quốc tế.
Ba là: Cung cấp các sản phẩm: Văn phòng phẩm, tập phẩm, mực in, thiết bị
máy in, máy văn phòng.
Bốn là: Dịch vụ viễn thông: kinh doanh sim, thẻ cào, và thiết bị đầu cuối của
Viettel.
Năm là: Dịch vụ kho vận, vận tải - logistic: Với trên 500 xe ô tô, hệ thống
kho bãi tại các trung tâm, thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nằng, Hồ Chí Minh, cần Thơ...) với tổng diện tích trên 100.000 m2 và hệ thống kho nhỏ tại tất cả các chi nhánh trên tồn quốc.
Trong đó, trong nghiên cứu này, học viên tiếp cận hoạt động quản lý kênh phân phối của VTP đối với các dịch vụ chuyền phát nhanh.
• về khách hàng
VTP cung cấp dịch vụ chuyển phát trên khắp cả nước, sở hữu mạng lưới giao nhận trên 63 tỉnh thành với hơn 2,500 bưu cục và 6,000 điểm giao nhận hàng hóa. VTP có quy mơ và thị phần lớn thứ 2 cả nước với 18% thị phần doanh thu.
Hiện nay, khách hàng của VTP được xác định và chia theo hai đơi tượng chính là khách hàng cơng nghiệp (thị trường B2B) và khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng công nghiệp, hiện nay VTP đãng nắm giữ khoảng 26% thị trường khách cơng nghiệp của Việt Nam.
• về đối thủ cạnh tranh
Thị trường dịch vụ bưu chính là mảnh đất khá màu mỡ với gần 100 triệu dân và với tốc độ gia tăng dân số tưong đối ổn định. Do vậy, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành cũng vì thế mà tăng nhanh. Hiện nay, VTP không chỉ cạnh tranh với những đối thủ trong nước mà cịn cả những đối thủ nước ngồi trên thị trường hoạt động của minh, điển hình như, cơng ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm
(GHTK), công ty dịch vụ logistics Tồn cầu DHL, cơng ty TNHH Giải pháp dịch vụ logistics TNG ...
Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử đang chiếm thị phần từ những người bán không dùng nền tảng (thương mại điện tử trên mạng xã hội, thương mại điện tử trên trang web độc lập...), khi các tên tuổi lớn như Tiki, Shopee, Sendo và Lazada đã tích cực phát triển tệp khách hàng của họ bằng cách tập trung xuất hiện trong nhiều kênh quảng cáo (như ti vi, nền tảng mạng xã hội...) và cải thiện trải nghiệm người dùng khi mua sắm trực tuyến. Cụ thể, các nền tảng hiện tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm để tăng cơ hội bán hàng, đi kèm với nhiều ngày mua sắm đặc biệt (như các ngày khuyến mại Shopee 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 giảm giá mạnh nhiều sản phẩm) để thu hút sự tương tác của khách hàng và khiến doanh số bán hàng tăng mạnh hơn. Do đó, các cơng ty chuyển phát nhanh lớn như Viettel Post hay VNPost bắt đầu tập trung hơn vào việc phục vụ khối lượng ngày càng tăng mạnh của các nền tảng này, mặc dù giá có thể thấp hơn đối với loại khách hàng này, vì họ có khả năng thương lượng cao hơn.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận tổng thể không nhất thiết thấp hơn về dài hạn nếu nhìn vào trường hợp của Giao hàng Tiết kiệm (GHTK), một công ty chuyển phát nhanh chưa niêm yết, phục vụ phần lớn cho Shopee. Tổng doanh thu cùa GHTK là 4.600 tỷ đồng trong năm 2019 (thấp hơn 40% so với Viettel Post), nhưng
tỷ suât lợi nhuận gộp là 17% (Viettel Post chỉ đạt 9,6% trong năm 2020). Mặc dù, GHTK và Shopee có cùng một cơng ty mẹ (Garena) nên không chác liệu mức tỷ suất lợi nhuận gộp này có phản ánh động lực kinh tế thực tế hay không. Tuy nhiên, điều này thể hiện tính kinh tế có quy mơ khối luợng lớn có thể bù đắp mức giá thấp hơn khi vận hành một nền tảng thương mại điện tử.
Năm 2021, với chiến lược giá và mục tiêu thị trường mới hướng tới khách hàng cá nhân sử dụng các nền tảng thương mại điện từ như Shopee, Lazada..., Viettel Post kỳ vọng sẽ giành được thêm 2% thị phần trong năm 2021, nhưng với tỷ
suất lợi nhuận gộp thấp hơn là 9% (so với 9,6% trong năm 2020).