Các biến đổi sinh hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 33 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tổn thương giải phẫu bệnh ngạt nước

1.4.6. Các biến đổi sinh hóa

Các thay đổi sinh hóa trong huyết tương sau khi chết ngạt nước được dựa trên những thay đổi nước và điện giải sau khi có sự xâm nhập của nước (nước biển hay nước ngọt) trong các phế nang và trong mạch máu. Các thay đổi sinh hóa đãđược đềxuất tiến hành đo trọng lượng riêng của máu, nồngđộ natri, clorua và kali. Đối với các chất điệngiải, việc chẩn đoán ngạt nước dựa vào sự thay đổi của các chất điện giảigiữa các mẫu máu lấy từ tâm thất phải so với tâm thất trái. Thay đổi điện giải như vậy đã được mô tả trong nhiều nguyên nhân khác gây tử vong và không cung cấp bằngchứngđáng tin cậyvề chết do ngạt nước [1],[4].

Xét nghiệm máu trong tâm thất trái để so sánh với trong tâm thất phải. Carara đề nghị áp dụng định luật sinh lý là điểm đông lạnh của máu giảm tỷ lệ với độ đậm đặc của phân tử, do máu bị pha loãng bằng nước ngọt nên giảm đậm đặc, cịn đối với nước biển thì ngược lại. Thực nghiệm cho thấy máu đông đặc ở nhiệt độ -0,56°C. Khi chết ngạt trong nước ngọt điểm đông lạnh

của máu trong tim phải là -0,64°C, còn ở trong tim trái là -0,47°C. Các con số ở máu người chết trong nước mặn là -1,04°C (ở tim phải) và -0,18°C (ở tim trái), điểm đông lạnh của nước biển là -2,18°C [23].

Năm 1921, Gettler đã thành công trong xét nghiệm đo hàm lượng clo trong máu ở buồng tim trái và áp dụng để chẩn đoán ngạt nước. Nếu sự chênh lệch trên 25mmg/100ml thì cho phép kết luận nạn nhân tử vong là do ngạt nước. Trên cơ sở của thí nghiệm tác giả cũng đưa ra nhận định tử vong trong mơi trường nước ngọt thì hàm lượng clo trong máu ở buồng tim trái thấp hơn buồng tim phải và kết quả sẽ ngược lại nếu nạn nhân tử vong ở trong nước mặn.

Năm 1944, Moritz cho rằng cần xác định hàm lượng Mg trong máu vì thí nghiệm sẽ được tiến hành thuận lợi hơn so với xét nghiệm clo trong máu, đặc biệt thuận lợi cho những nạn nhân tử vong trong nước mặn [4],[23].

Tìm sự pha lỗng máu: thực hiện đếm số lượng hồng cầu trong tâm thất trái và tâm thất phải thì thấy hồng cầu trong tâm thất trái ít hơn ở tâm thất phải, mặt khác tỷ trọng máu giảm ở tim trái so với tim phải từ 2 - 3 đơn vị đối với ngạt tím trên những nạn nhân được phát hiện sớm [24].

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, máu thỏ thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt về lượng Protein toàn phần và lượng Haptoglobin như sau: sau 1 phút ngạt cấp tính (do hít phải nước biển) lượng Haptoglobin giảm khoảng 46% cịn lượng Protein tồn phần giảm khoảng 61%, sau đó lượng Haptoglobin giữ ngun khơng đổi ở phần cịn lại cịn lượng Protein toàn phần trở về mức bình thường sau 3 phút.

Một đề cập đặc biệt là phải thực hiện phân tích stronti máu. Việc xác định lượng stronti huyết thanh là một tham sốtốt đểđánh giá cái chết do ngạt nước biển [24].

Cần xét nghiệm rượu ở những bệnh nhân chết đuối, điều này có thể giúp xác định tính chất của vụ án. Theo Agocs M.M và cộng sự có tới 79% của những người chết ngạt nước (n=23) có nồng độ rượu trong máu >100 mmg/L. Số lượng này vượt quá ngưỡng cho phép ở một người bình thường [14].

Trọng lượng riêng huyết tương: Trọng lượng riêng huyết tương ở tim trái thấp hơn tim phải trong nạn nhân chết do ngạt nước, những nạn nhân khác thì ngược lại [18],[24].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)