Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Giám định nhận dạng nạn nhân ngạt nước
1.6.1. Một số phương pháp giám định nhận dạng
Về nguyên tắc, nhận dạng nạn nhân ngạt nước cũng giống như nhận dạng cá thể nói chung, đều có thể áp dụng các pháp nhận dạng cá thể thơng thường, độ chính xác càng cao khi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và đưa ra kết quả phù hợp với nhau. Khi khoa học chưa phát triển như ngày nay thì các phương pháp nhận dạng nạn nhân ngạt nước chủ yếu sử dụng đặc điểm về hình thái, nhân chủng, nhân trắc, vân tay, đặc điểm răng, ghép ảnh, lồng ảnh qua xương sọ, xét nghiệm nhóm máu và một số protein đặc hiệu… Các phương pháp này thường rất phức tạp và kết quả không cao do đặc điểm xác ngâm nước ln có sự biến đổi về hình dạng và dịch thể [33].
Nhận dạng nạn nhân ngạt nước qua đặc điểm về hình thái, nhân chủng, nhân trắc, vân tay, đặc điểm răng, ghép ảnh, lồng ảnh qua xương sọ, xét nghiệm nhóm máu và một số protein đặc hiệu địi hỏi thơng tin của cá thể cần nhận dạng phải được đăng ký quản lý từ trước qua chứng minh nhân dân và hồ sơ sinh học. Các trường hợp chưa đủ 18 tuổi thường chưa được quản lý dấu vân tay và chưa có hồ sơ sinh học, trong khi đối tượng ngạt nước trong độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất. Hơn nữa nhiều trường hợp xác đã biến đổi, hư thối nên không thể lấy được dấu vân tay và các dữ liệu sinh học nên việc sử dụng các phương pháp này khơng có ý nghĩa.
Ngày nay, việc giám định nhận dạng nạn nhân ngạt nước được thực hiện phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như giám định đặc điểm dấu vân tay, giám định hồ sơ răng, xét nghiệm nhóm máu…trong đó khơng thể thiếu việc phân tích ADN [34].