Cấu trúc hệ gen ty thể người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 41 - 42)

1.6.4. Phương pháp phân tích ADN trong giám định nhận dạng

Có hai phương pháp phân tích ADN thường được sử dụng trong giám định nhận dạng, đó là phân tích ADN nhân và phân tích ADN ty thể.

1.6.4.1. Phân tích ADN nhân

Phân tích ADN nhân dựa vào cấu trúc, đặc điểm, và tính di truyền của phân tử ADN trong nhân tế bào, là một bước nhảy vọt trong các phương pháp nhận dạng cá thể [38]. Với phương pháp này, ADN được tách chiết từ nhân tế bào bằng các phương pháp khác nhau (vô cơ hoặc hữu cơ), sau đó được nhân lên một cách chọn lọc ở một số vị trí bằng các đoạn mồi đặc hiệu để có một số lượng bản sao đủ lớn cho yêu cầu phân tích bằng kỹ thuật PCR. Các bản sao ADN đặc hiệu của cá thể sẽ được phân tích bằng phương pháp điện di trên gel agarose và polyacrylamide hoặc trên máy phân tích tự động [39],[40]. Với phương pháp này, có thể nhận dạng cá thể một cách chính xác từ một mẫu sinh phẩm rất nhỏ có chứa tế bào [41],[42].

1.6.4.2. Phân tích ADN ty thể

Ngồi nhân tế bào, ADN còn tồn tại trong ty thể dưới dạng mạch vòng và các nhà khoa học đã chứng minh được đặc điểm di truyền theo dòng mẹ của ADN ty thể. Căn cứ vào các đặc điểm này các phân tích về ADN ty thể và các ứng dụng của nó trong nhận dạng đã được phát triển và thu được những thành tựu to lớn. ADN ty thể cũng được tách chiết và nhân bản đặc hiệu (PCR), sau đó được tạo dịng, tinh sạch, cuối cùng các đoạn ADN ty thể đặc hiệu được giải trình tự bằng các thiết bị chuyên dụng (sequencing). Kết quả được sử dụng trong các phân tích nhận dạng cá thể và xác định quan hệ di truyền theo dòng mẹ [43],[44].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)