Yếu tố sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 35 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tổn thương giải phẫu bệnh ngạt nước

1.4.7. Yếu tố sinh học

Trong một mơi trường nước ln có các sinh vật nổi lơ lửng có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ:

Nguồn gốc khoáng: đất sét, bùn, cát… Nguồn gốc sinh vật bậc thấp: rong, tảo…

Nguồn gốc hữu cơ: lông động vật, lơng vũ, cơn trùng, có khi cịn có cả vi khuẩn [19].

Khi người sống bị chìm xuống nước, do sự hít nước vào trong đường hơ hấp và uống nước vào trong hệ thống tiêu hóa, nên các sinh vật nổi lơ lửng trong nước cũng vào theo. Xác định hình dạng của các sinh vật này trong các phủ tạng rồi so sánh chúng với các mẫu có trong mơi trường nơi nghi ngờ nạn nhân chết dưới nước. Kết luận này có thể cho ta xác định được vị trí nơi xảy ra vụ việc, nhưng khơng có giá trị tuyệt đối vì nước và các sinh vật nổi có thể chui vào xác sau khi chết [20].

Các tác giả như Kane et al. năm 1996, 2000 và Nübel et al năm 1997 đề xuất việc phát hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử của các tiểu đơn vị 16S rRNA của RNA ribosome để phát hiện sinh vật phù du trong các mô mẫu cho thấy sự hít phải nước khi nạn nhân đang cịn sống và có thể đánh giá chẩn đốn chết đuối. Theo tác giả này, sự so sánh trình tự của các vùng biến đổi

của 16S rRNA có thể cung cấp đầy đủ thông tin để cho phép nhận biết các mối quan hệ loài gần và xa [18].

Abe, Suto và cộng sự năm 2003 đề xuất việc phát hiện các gen liên quan đến chất diệp lục của Euglena gracilis và Skeletonema costatum để xác định sinh vật phù du trong các mô của nạn nhân. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nhữngphương pháp này chỉ cho kết quả định tính [19].

Xét nghiệm tìm khuê tảo: Năm 1941, Incze đề xuất phương pháp tìm kh tảo Diatoms ở nhu mơ phổi và hệ tuần hoàn những nạn nhân chết dưới nước để chẩn đoán ngạt nước. Tảo Sillic hay còn gọi là Diatomes, Diatomaceous là một ngành tảo có tên khoa học là Bacillariophyta, kích thước rất nhỏ thường có độ dài từ 22 - 100 µm, rộng từ 16 - 20µm [26],[27],[28].

Theo kinh nghiệm của Viện Pháp y quân đội thì xét nghiệm tìm tảo trong các tạng được tiến hành thường thông qua việc phá huỷ các tạng đặc như thận, gan làm xét nghiệm hoặc tìm Diatom trong tuỷ xương đùi người chết nghi ngờ ngạt nước. Hầu như những nạn nhân khám muộn chúng tôi đều tiến hành xét nghiệm tìm khuê tảo trong tuỷ xương đùi và đã thu được kết quả có giá trị trong chẩn đốn ngạt nước [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp nhận dạng nạn nhân trong giám định pháp y ngạt nước (Trang 35 - 36)