Đặc trưng hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 27 - 36)

chủ chốt cấp cơ sở

a. Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Khái niệm "cán bộ lãnh đạo” nhìn chung là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Do vậy, cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đề ra phương hướng, chủ trương, quyết định liên quan tới tổ chức, đơn vị, phong trào mà họ phụ trách. Cán bộ lãnh đạo còn là người dẫn dắt, tổ chức đơn vị, phong trào theo một hướng đi cụ thể. Họ là người điều hành, chỉ đạo thông qua các quyết định sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Hoạt động lãnh đạo là hoạt động điều khiển mang tính định hướng đối với các đối tượng lãnh đạo bằng các phương pháp như ra lệnh, động viên, giáo dục, thuyết phục…nhằm đạt mục tiêu nhất định. Như vậy, trong hoạt động lãnh đạo có thể hiểu là: “lãnh đạo bằng đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức, động viên thực hiện” [52, tr.720]. Điều đó địi hỏi chủ thể lãnh đạo phải đạt được một trình độ nhất định về năng lực tư duy lý luận. Bởi vì, cùng với các yếu tố khác, trình độ của chủ thể lãnh đạo đó có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác lãnh đạo.

Hoạt động lãnh đạo có bản chất là sự tác động, định hướng, điều chỉnh hành vi đối với đối tượng lãnh đạo - cũng là con người với nhu cầu, lợi ích, tình cảm… - nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, chủ thể lãnh đạo, một mặt phải am hiểu công việc, mặt khác phải am hiểu con người - đối tượng lãnh đạo. Chỉ trên cơ sở đó hoạt động lãnh đạo mới đạt được hiệu quả.

Hoạt động lãnh đạo có nhiều khâu, nhiều bước như: thu thập và xử lý thông tin; ra quyết định; sử dụng cơ quan tham mưu, chuyên gia (phòng ban chuyên môn) tổ chức thực hiện các quyết định; tổ chức việc kiểm tra thực hiện các quyết định; tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các quyết định để chuẩn bị cho việc ra quyết định tiếp theo. Vì vậy, cái hiện hữu của năng lực lãnh đạo là tổ chức hoạt động thực tiễn, cịn cái ẩn giấu bên trong chính là

năng lực tư duy lý luận. Do đó, nhà lãnh đạo khác với nhà khoa học. Nhà khoa học hoạt động chính của họ là nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện, nêu ra lý thuyết, lý luận, vạch ra phương án thực hành, ứng dụng. Người lãnh đạo là người lao động trí óc, mà chủ yếu là lao động cụ thể hoá, hiện thực hố lý luận. Nhưng để có thể hiện thực hố lý luận địi hỏi họ cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu phát hiện các tình huống cụ thể, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giải quyết tình huống, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định thông qua hoạt động của cá nhân hoặc tập thể.

Cán bộ lãnh đạo cũng khác với cán bộ quản lý. Quản lý được hiểu là: “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định” [61, tr.1242]. Như vậy, quản lý cũng là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích xác định. Quản lý về cơ bản có những chức năng như: Lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo, thực hiện sự phối hợp và kiểm soát nguồn lực. Đối với nước ta, trong nhiều trường hợp cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý là thống nhất với nhau, trùng lặp nhau. Sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý chỉ có tính tương đối. Tất nhiên, hoạt động lãnh đạo khác hoạt động quản lý. Sự khác nhau đó được thể hiện rõ nhất ở nội dung, phương pháp, phương tiện. Hoạt động quản lý là nhằm tổ chức, sắp xếp, chỉ đạo các hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo một trật tự, quy trình nhất định. Trong khi đó, hoạt động lãnh đạo là nhằm mục tiêu định hướng chung. Nội dung chủ yếu của lãnh đạo là để đề ra chủ trương, đường lối chung cũng như phương hướng chung để thực hiện chủ trương, đường lối đó. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối đó cũng như điều chỉnh, hoàn thiện chủ trương, đường lối sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong khi đó, nội dung của quản lý phải đề ra được các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể, các mơ hình, phương án thực hiện rất cụ thể để đạt được hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Về phương pháp, phương tiện thì lãnh đạo cơ bản là động viên, thuyết phục, giáo dục đối tượng lãnh đạo. Trong khi đó quản lý lại chủ yếu dùng mệnh lệnh có tính chất bắt buộc. Ở nước ta, lãnh đạo không

tách rời quản lý, quản lý khơng tách rời lãnh đạo. Có thể nói lãnh đạo là khâu quan trọng của quản lý, còn quản lý là q trình hiện thực hố đường lối lãnh đạo, giúp lãnh đạo đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Như vậy, có thể thấy rằng, người lãnh đạo, quản lý phải là người có đạo đức, có trình độ lý luận và am hiểu thực tiễn. Họ là người góp phần xây dựng, đồng thời cũng là người vận dụng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào những lĩnh vực cụ thể, biến chúng thành hiện thực trong cuộc sống. Do vậy, đối với người lãnh đạo, quản lý, năng lực vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nắm bắt yêu cầu thực tiễn của địa phương để ra các quyết định đúng đắn là rất quan trọng. Vì vậy, họ phải có tư duy lý luận để nghiên cứu thực tiễn, nắm bắt và vận dụng đường lối của Đảng để tổ chức thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng kinh nghiệm ấy vào thực tiễn.

b. Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

Hoạt động của chủ thể lãnh đạo về bản chất là có sự giống nhau ở các cấp; nhưng có sự khác nhau về hình thức, mức độ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động.

Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được phân thành bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã và xã, phường thị trấn. Như vậy, xã là đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp cuối cùng, nhỏ nhất ở nước ta. Đó là một loại cơ sở hoàn chỉnh với đầy đủ các mặt: kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội…, nơi nhân dân cư trú, gắn bó hàng ngày. Có thể nói cấp xã là hình ảnh thu nhỏ của xã hội và đời sống xã hội.

Trong hệ thống chính trị mỗi cấp có vị trí, vai trị khác nhau, song có hai cấp giữ vai trị trọng yếu: cấp Trung ương có vai trị chiến lược, nơi trực tiếp đề ra cương lĩnh, đường lối, nghị quyết và chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cấp xã là nền tảng của cả hệ thống chính trị. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm và chăm lo xây dựng cấp xã. Người đã tổng kết và rút ra bài học có ý nghĩa vơ cùng quan

trọng: “Cấp xã là gần gũi nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi” [39, tr.371].

Cấp cơ sở có vị trí quan trọng là địa bàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nơi trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất; là nền tảng cơ bản của xã hội; là nơi có thể tổ chức huy động, phát huy cao độ nội lực của quần chúng nhân dân. Hiện nay cấp cơ sở nước ta chủ yếu là địa bàn nông thôn và nông dân với gần 60 triệu dân, trên 12 triệu hộ gia đình, chủ yếu là nơng dân và gia đình hộ nơng dân đang sinh sống tại nông thôn. Địa bàn nông thôn rộng lớn đang bao chứa 80% dân cư và gần 70% sức lao động của tồn xã hội. Đó là cơ sở xã hội mà tầm quan trọng của nó quyết định sự ổn định và phát triển của cả xã hội trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn ln giữ vai trị trọng yếu trong nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cấp cơ sở càng giữ vị trí vơ cùng quan trọng. Đảng và Nhà nước ta ln chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở, cụ thể như: Nghị quyết 3,4,5 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng khoá VIII, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” [11, tr.165].

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Họ là những người giữ chức vụ quan trọng, lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở; là những người giữ cương vị phụ trách một tổ chức, một tập thể, có ảnh hưởng chính trị, quyết định, chi phối việc chấp hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách

của Đảng và pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà địa phương đã đề ra, đồng thời là người: “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm chính trước Đảng, trước nhân dân.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là những người có vai trị quan trọng nhất trong bộ máy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đồn thể, chính trị - xã hội ở cơ sở; có tác dụng chi phối việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thơng qua việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn mình quản lý. Đội ngũ cán bộ này còn tạo nên những thành tựu và cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.Thực tế hiện nay ở nước ta, một số xã có điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa diễn ra một thực trạng là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện khơng được đến nơi, đến chốn, thậm chí cịn gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng khơng tốt đến phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cán bộ, lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh sẽ là nguồn quan trọng cung cấp cho Đảng và Nhà nước. Khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cấp cơ sở khơng những là cái khâu liên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Cấp cơ sở lại là môi trường quan trọng tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Thực tế hiện nay, một số địa phương ở nước ta trong đó có tỉnh Hưng Yên chưa thấy hết được vị trí quan trọng và chiến lược của cấp cơ sở, do đó có khơng ít người coi cơ sở là thấp kém, là khơng có tương lai. Vì vậy họ khơng tâm huyết, phấn khởi, nhiệt tình khi được thun chuyển, ln chuyển đi cơng tác ở cấp cơ sở, thậm chí họ cịn né tránh, thối thác khi được thun chuyển hoặc luân chuyển đến cấp cơ sở.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở được xác định bao gồm các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Phó chủ tịch Hội Đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Đảng giao phó.

Một là: Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là bộ phận quan trọng trong

hệ thống cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta. Cấp cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước, nơi trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Nơi hiện thực hố Nghị quyết của Đảng trong cuộc sống, nơi khởi đầu của những sáng kiến kinh nghiệm bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn, là nơi gần dân nhất. Là nền tảng của cả hệ thống chính trị, của chế độ. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cấp xã là nơi gần gũi với dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xi. Chính quyền cấp cơ sở là chính quyền trong lịng dân, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở sống và làm việc hàng ngày với dân, có điều kiện gần gũi trực tiếp và thường xuyên với dân. Vì lẽ đó, họ phải là những người hiểu biết rất rõ tình hình cơ sở, thấy được nhu cầu, nguyện vọng của dân, những đòi hỏi bức xúc mà dân chúng mong đợi. Chính vì vậy chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, phẩm chất, năng lực lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở đều ảnh hưởng lớn tình cảm, thái độ, niềm tin, uy tín của Đảng , Nhà nước đối với nhân dân.

Hai là: Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là cầu nối trực tiếp quan trọng giữa

Đảng - Nhà nước với nhân dân; giữa chính quyền Trung ương với cơ sở, họ là gốc của mọi công việc ở cơ sở, là người thay mặt Đảng, Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, quản lý xã hội đến tận người dân, phát huy quyền làm chủ của dân. Mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở có thực hiện đúng đắn hay khơng, có được hiện thực hố trong cuộc sống hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào vai trị của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Do đó chất lượng của các thể chế Nhà nước, hành chính Nhà nước phụ thuộc

rất nhiều vào việc tổ chức thực thi của cấp cơ sở này; là nơi thể hiện phản ánh tâm tư nguyện vọng, lợi ích của nhân dân địa phương, cũng như điều kiện hoàn cảnh của địa phương. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều bắt nguồn từ cơ sở và hướng về cơ sở: Chẳng hạn, hình thức khốn đến hộ gia đình bắt nguồn từ Đồ Sơn - Hải Phòng và Vĩnh Lạc - Vĩnh Phúc đã được Đảng xem xét để ra Chỉ thị 100-CT/TW (1981) của Ban Bí thư Trưng ương, tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời là nơi trực tiếp thoả mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho công dân; là nơi xây dựng và phát triển tiến trình dân chủ, nơi bình đẳng và cơng bằng xã hội được thực hiện; là nơi thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ba là: Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn là dự nguồn cung cấp cho cán bộ

lãnh đạo, quản lý cấp huyện và cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ này phần lớn được nhân dân địa phương bầu lên và được cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm. Tuỳ thuộc vào vị trí, tính chất cơng việc mà đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được phân thành các mức độ khác nhau. Trong đó, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vai trị quyết định trong việc hiện thực hố đường lối, chủ trương,

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w