thức và hoạt động thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay
Như đã trình bầy ở trên về tư duy kinh nghiệm, chúng ta thấy rằng bên cạnh những ưu điểm mà tư duy kinh nghiệm đem lại trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn thì nó cũng bộc lộ những hạn chế cần phải được khắc phục được thể hiện ở những mặt sau:
a. Hạn chế về mặt nhận thức của tư duy kinh nghiệm:
Tư duy kinh nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng. Những tri thức của chủ thể tư duy kinh nghiệm mang lại có thể đúng nhưng thường bị giới hạn trong một phạm vi chật hẹp nào đó. “Nó đúng đắn một cách thuần phác, thơ sơ, cảm tính nhiều hơn là do sự luận chứng khoa học đem lại” [1, tr.55]. Tư duy kinh nghiệm mới chỉ nắm được những lẽ phải thông thường, những cái lý của kinh nghiệm. Còn khi vượt ra khỏi phạm vi của những kinh nghiệm, nhất là khi đứng trước những tình huống mới lạ, phức tạp thì tư duy kinh nghiệm ít có khả năng biến hố nhanh và thường tỏ ra trì trệ bất lực.
Tư duy ở trình độ kinh nghiệm chủ yếu là tư duy tiền khoa học, tuy đã ở vào giai đoạn lý tính, nhưng tư duy kinh nghiệm chưa phải là tư duy khoa học. Kiểu tư duy này cịn mang tính duy cảm chứ chưa hẳn là duy lý. Tư duy kinh nghiệm mới thể hiện năng lực trừu tượng hố của con người ở trình độ thấp.
Tư duy kinh nghiệm là trình độ tư duy chứa đựng trong nó tính bảo thủ và trì trệ. Thực tế cho thấy, nếu chủ thể tư duy chỉ dừng lại ở trình độ tư duy kinh nghiệm, thì khơng tránh khỏi thái độ tuyệt đối hố kinh nghiệm và coi thường lý luận, sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, mà “những người kinh nghiệm chủ nghĩa là những người vẫn còn là trừu tượng” [33, tr.38]. Nếu khơng thường xun học tập, tích luỹ tri thức và kinh nghiệm mới, thì đến một lúc nào đó, nguồn kinh nghiệm sẽ bị cạn kiệt hoặc trở lên mất giá trị trước hiện thực đang hàng ngày, hàng giờ biến đổi. Vì vậy, tư duy kinh nghiệm có nguy cơ kìm hãm con người trong tình trạng lạc hậu và ngày càng tụt hậu trước sự biến đổi, phát triển không ngừng của hiện thực.
Tư duy kinh nghiệm khơng có khả năng phê phán, tự phê phán một cách sâu sắc như tư duy lý luận. Với tư duy kinh nghiệm, chủ thể tư duy thường chỉ tin vào kinh nghiệm của mình (trăm nghe khơng bằng một thấy) và lấy đó làm chuẩn mực, mà rất ít hoặc khơng tiếp thu kinh nghiệm của người khác, khơng thấy được cái mới ở bên ngồi và càng khơng có khả năng phát hiện cái đã trở thành lạc hậu, lỗi thời ở bên trong đang tự cản trở mình. Tư duy kinh nghiệm cịn biểu hiện ở một dạng khác khi áp dụng một cách máy móc kinh nghiệm của người khác, nơi khác mà khơng có sự chọn lọc, cân nhắc hồn cảnh điều kiện cụ thể. Ở dạng này người mang tư duy kinh nghiệm đã thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể và rơi vào "giáo điều kinh nghiệm”.
b.Hạn chế về mặt thực tiễn của tư duy kinh nghiệm:
Về mặt thực tiễn ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm thường được biểu hiện đó là: "Nói một đằng làm một nẻo”, nói lý luận sng, cịn lãnh đạo, quản lý thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tầm thường hoá lý luận, cố đẽo gọt cho lý luận vừa với khn khổ, "kích thước của kinh nghiệm, biến lý luận thành những công thức cứng nhắc, thành những kinh nghiệm vụn vặt”, tiếp thu lý luận bằng tư duy kinh nghiệm; không nắm được bản chất khoa học của lý luận, không kết hợp một cách khoa học giữa lý luận và thực tiễn nên dẫn tới tâm lý coi thường lý luận, không tin vào lý luận, lười nghiên cứu, lười học tập lý luận. Vì vậy, khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra thường thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính khái quát, thiếu chính xác, cụ thể, chặt chẽ, thiếu cái nhìn tồn diện vấn đề, được biểu hiện ra là sự lúng túng, thiếu sáng tạo trong vận dụng các chủ trương, chính sách, nghị quyết của cấp trên vào thực tiễn cuộc sống ở địa phương. Sinh thời khi đề cập đến vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có những cán bộ, đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận. Họ quyên rằng, nếu họ có kinh nghiệm mà lại có thêm lý luận thì cơng việc tốt hơn nhiều” [38, tr.243].
Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm còn được thể hiện trong việc ra các quyết định, nghị quyết chỉ đạo hoạt động thực tiễn còn sơ sài, thiếu cơ sở khoa học. Khi đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, họ chỉ thấy được cái lợi trước mắt, ít tính đến vấn đề có tính chiến lược bền vững, lâu dài. Nên khi gặp những vấn đề khó khăn, phức tạp xảy ra thường lúng túng, giải quyết khơng kịp thời, tính khả thi khơng cao…
Từ những hạn chế đã trình bầy ở trên. Chúng ta thấy rằng người mang tư duy kinh nghiệm không tránh khỏi bệnh kinh nghiệm ở các mức độ khác nhau. Đó là việc coi thường lý luận. Nhưng khi cần đến lý luận, buộc phải tìm hiểu và vận dụng lý luận trước yêu cầu của thực tiễn, họ thường tầm thường hoá lý luận, kinh nghiệm hoá lý luận, cố cắt xén, “chế biến” lý luận cho phù hợp với kinh nghiệm của mình. Và như vậy, họ hạ thấp lý luận xuống trình độ kinh nghiệm một cách khơng tự giác.
Người mạng tư duy kinh nghiệm vốn quen chủ động bằng kinh nghiệm, tháo vát và khéo léo bằng các thao tác kinh nghiệm, nhiều khi là tiểu xảo, sẽ trở nên bị động và thụ động khi phải thực hiện các thao tác trí tuệ như phân tích, khái qt hố và trừu tượng hố khoa học. Vì vậy, trong q trình học tập và nghiên cứu lý luận, họ thường đơn giản hố những cái vốn dĩ khơng thể đơn giản được, như cơng thức lý luận rồi lại tuyệt đối hố nó, coi như tín điều, biến nó thành cái “cẩm nang” để giải đáp mọi vấn đề của cuộc sống. Từ đó dẫn đến cách hiểu nông cạn, phiến diện, làm nghèo nàn và mất sinh khí của lý luận.
Từ việc phê phán, vạch ra những hạn chế, khuyết tật của tư duy kinh nghiệm như vậy, khơng có nghĩa là thứ tư duy này hồn tồn vơ tích sự khơng có mảy may tác dụng gì trong thực tế. Tư duy kinh nghiệm là một quá trình tất yếu phải trải qua trong quá trình tư duy con người và nó có những giá trị thực tế của nó. Đó là sự bám sát hiện thực, mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng; và trong phạm vi của những kinh nghiệm thì điều đó là đúng, là có giá trị nhất định. Mặt khác việc phê phán tư duy kinh nghiệm tuyệt nhiên không phải là coi thường vai trò của kinh nghiệm.
Mà vấn đề là ở chỗ, phải nâng kinh nghiệm lên trình độ lý luận, khơng ngừng trau dồi lý luận để có cách nhìn đúng đắn về những giá trị cũng như những hạn chế của kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong hoạt động thực tiễn.