HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG 2.1 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CÓ SỞ Ở HƯNG YÊN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 44 - 52)

2.1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CÓ SỞ Ở HƯNG YÊN HIỆN NAY

Theo quan điểm của Chủ nghĩa C.Mác - Lênin, thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Chí vì vậy, khi nghiên cứu những biểu hiện của tư duy kinh nghiệm và giáo điều ở một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay thì khơng thể khơng nghiên cứu sự ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội, trình độ nhận thức, và học vấn. Vì, đây là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành tư duy, tính cách của con người mỗi vùng, miền.

a. Một đơi nét về tình hình Hưng Yên

Hưng yên là một tỉnh đồng bằng sông Hồng và là một tỉnh đồng bằng thuần t (khơng có rừng, khơng có biển). Diện tích tự nhiên của tỉnh hiện nay là 923,09 km2, chiếm 2,8% diện tích cả nước. Với hệ tọa độ địa lý từ 20036’ đến 21000’ vĩ độ Bắc:Từ 105053’ đến 106015’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc thuộc thôn Đại Bi xã Đại Đồng huyện Văn Lâm. Điểm cực Nam thuộc thơn Phù Sa xã Hồng Thanh huyện Tiên Lữ. Điểm cực Đông thuộc thôn Hạ Đồng xã Nguyên Hoà huyện Phủ Cừ. Điểm cực Tây thuộc thôn Sầm Khố xã Thắng Lợi huyện Văn Giang. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, ngày 6/11/1996, Quốc hội đã phê duyệt tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hưng yên và Hải Dương. Ngày 1/1/1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập.

Hưng Yên tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Phía Bắc giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) với địa giới 16km. Phía Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội) với địa giới 20 km. Phía Đơng giáp Hải Dương với địa giới 46km. Phía Tây giáp Hà Nội, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Hà

Nam với chiều dài 67km, có sơng Hồng làm ranh giới tự nhiên. Phía Nam giáp Thái Bình có chiều dài 26km có sơng Luộc làm ranh giới tự nhiên. Nhìn chung, 3 mặt Đơng, Tây, Nam của Hưng n đều có sơng làm ranh giới tự nhiên. Cịn về phía Bắc, do khơng có ranh giới tự nhiên nên từ xưa địa giới này hay có biến đổi.

Địa hình: Nằm ở trung tâm của đồng bằng sơng Hồng, địa hình tỉnh Hưng n khá đơn điệu, khơng có núi đồi và khơng thật bằng phẳng với độ cao trung bình so với mực nước biển là 3m - 4m. Địa hình dốc theo hướng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam với độ dốc trung bình 8cm/1km. Đất đai phân bố không đồng đều theo các độ cao mà hình thành các giải, các khu, các vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.

Hưng n là tỉnh có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc. Phía Tây có sơng Hồng (đây là con sơng lớn nhất của miền Bắc) có chiều dài chảy qua địa phận Hưng n là 67km; phía Nam có sơng Luộc, đoạn chảy qua Hưng n có chiều dài 26km; Phía Đơng là sơng Cửu An (Cửu Yên). Ngoài hệ thống các sơng tự nhiên, Hưng n cịn có các con sơng và hệ thống mương máng phục vụ các cơng trình thuỷ lợi, tiêu biểu là cơng trình Đại thuỷ nơng Bắc- Hưng - Hải được khởi công từ năm 1956 đã hồ vào hệ thống sơng ngịi tự nhiên tạo thành hệ thống thuỷ lợi phong phú, phụ vụ kịp thời sản xuất, chống hạn, tiêu úng và vận tải đường thuỷ.

Hưng Yên nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sơng Hồng thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và có mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20c, trung bình tháng cao nhất là 29,3oc, trung bình tháng thấp nhất là 16,00c, tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500oc- 8.600oc. Nhiệt độ trung bình mùa hè 250c, trung bình mùa đơng dưới 200c. Giữa hai mùa trong năm nhiệt độ thường là 130c. Nhìn chung nhiệt độ trung bình theo tháng cao, và tổng nhiệt độ hoạt động trong năm lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nơng nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, ngồi ra, Hưng n cịn có một mùa đơng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 200c

nên có thể phát triển các cây vụ đơng với các giống cây có nguồn gốc ơn đới, làm phong phú thêm cơ cấu sản phẩm nơng nghiệp. Từ đó có thể phát triển cơng nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và các ngành thương mại, dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Khống sản: theo kết quả thăm dị địa chất cho thấy tài nguyên khoáng sản ở Hưng Yên rất hạn chế về thể loại cũng như về trữ lượng. Một số loại khống sản có trữ lượng lớn và có khả năng khai thác là vật liệu xây dựng và nhiên liệu. Cát tập trung chủ yếu ở vùng ven sông Hồng có trữ lượng lớn, có thể khai thác vụ vụ nhu cầu xây dựng nội tỉnh. Dầu mỏ và khí đốt kéo dài từ Khối Châu đến Tiền Hải (Thái Bình).

Dân số tính đến năm 2009 là 1.134.119 với mật độ trung bình 1.129 người/km2 . Trong những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Hưng Yên có xu hướng giảm nhanh (1,40%năm 1997 xuống cịn 0,99% năm 2005 và đến năm 2010 là 0,95%). Đây là kết quả của việc tuyên truyền và ý thức của người dân trong việc chấp hành chính sách dân số của Nhà nước. Hưng Yên có tỷ lệ dân xuất cư lớn hơn tỷ lệ dân nhập cư do xu hướng chuyển cư đến thành phố lớn tìm cơ hội việc làm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do sự phát triển của công nghiệp đã gia tăng mạnh nên sức hút lao động từ địa bàn khác đến làm việc nhiều làm tăng đột biến tỷ lệ tăng dân số của tỉnh từ 0,61% năm 2004 lên 1,23% năm 2005 và năm 2010 là 1,56%. Kết cấu dân số có tỷ lệ mất cân bằng lớn tỷ lệ nữ trong tổng số dân năm 1997 là 57,4%, năm 2005 là 66,6%, tuy nhiên từ năm 2006 đến 2010 tỷ lệ mật cân bằng dân số đã có chiều hướng quay ngược lại tỷ lệ nữ là 100 người thì tỷ lệ nam là 114 người, dân cư nơng thơn chiếm phần lớn dân cư tồn tỉnh, năm 2005 chiếm 88,9%, thực trạng đó đã tạo ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên do việc chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nên đến năm 2010 tỷ lệ lao động nơng thơn chỉ cịn 57%. Lao động, theo thống kê năm 2005 tồn tỉnh có 687.204 người trong độ tuổi lao động, chiêm 60,6% dân cư toàn tỉnh, năm 2010 là 698.204 người, phần lớn là lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp, cịn

lại là lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm một lượng nhỏ. Tuy nguồn lao động Hưng Yên khá dồi dào nhưng chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp nên việc giải quyết vấn đề lao động là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những năm gần đây, Hưng Yên được đánh giá là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, nền kinh tế đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nơng nghiệp nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Hưng Yên chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, nền kinh tế có điều kiện phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với mức cao hơn. Giai đoạn từ năm 2001 - 2005, bình qn GDP tăng 12,3% năm, trong đó nơng nghiệp tăng 4,5% năm, dịch vụ tăng 15,1% năm. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của Hưng Yên cao hơn so với bình quân cả nước cùng thời kỳ. Từ năm 2006 - 2010, bình quân GDP là 11% (mục tiêu là 13,5%), trong đó nơng nghiệp 25%, cơng nghiệp 44%, xây dựng - dịch vụ 31%.Trong tăng trưởng kinh tế khu vực nơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và không ổn định, năm thấp nhất 3,0% (2001), năm cao nhất là 6,5% (2002), năm 2010 là 3,5% [3, tr.14]. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của Hưng Yên là tác động không thuận lợi của thời tiết, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả một số loại nơng sản có thời kỳ giảm sút. Khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình là 21%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là Hưng Yên đã có nhiều chủ trương đúng đắn nhằm phát triển cơng nghiệp, xây dựng. Các chính sách ưu đãi thu hút của tỉnh đề ra có sức hút hấp dẫn đối với nhiều nhà doanh nghiệp.

Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch kinh tế đã có bước phát triển và chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

Giá trị văn hoá nhân văn: Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì Hưng n có thế đất rộng, sơng ngịi bao quanh, khơng có núi ngăn trở, phong vật ở đó rất phồn thịnh, mỹ lệ. Do hoàn cảnh lịch sử, địa lý mà người dân Hưng n chủ yếu sống bằng nghề nơng, vì thế Hưng Yên mang trong minh tầng dày văn hố lúa nước đồng bằng sơng Hồng với các di tích văn hố ghi dấu từ thời vua Hùng dựng nước đến nay.

Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (theo Quyết định số 145/2004/QĐ - TTg ngày 13/8/2004 của Thử tướng Chính phủ, Hưng Yên là một trong tám tỉnh trọng điểm Bắc Bộ). Đây là điều kiện thuận lợi để Hưng Yên phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Cụ thể:

Hưng Yên chịu tác động lớn và trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đi trước và trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Gần với các đơ thị lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, là những thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm thế mạnh của Hưng Yên như: nông sản, hàng tiểu thủ công, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Hưng n cũng gặp khơng ít những khó khăn thách thức do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tỉnh lân cận vốn đã có nền kinh tế phát triển từ trước trong khi kinh tế Hưng Yên cơ bản vẫn là kinh tế nơng nghiệp. Đặc biệt, Hưng n cịn chịu sự cạnh tranh của các tỉnh đồng bằng sơng Hồng có đặc điểm phát triển nơng nghiệp khá tương đồng. Quốc lộ 5 với tư cách như một hành lang kinh tế chạy qua các huyện phía Bắc của tỉnh là Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, một mặt góp phần thúc đẩy sự phát triển ở đây song đồng thời cũng tạo ra sự phân hoá khá rõ rệt giữa các huyện phía Bắc và các huyện phía Nam của tỉnh.

Với đặc điểm trên, đòi hỏi Hưng Yên phải đẩy mạnh tốc độ phát triển trên cơ sở phát huy cao độ những giá trị truyền thống và tiềm năng sẵn có của tỉnh để có thể hội nhập nhanh vào nền kinh tế của vùng và cả nước.

b.Tình hình cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên nói riêng đã có nhận thức ngày càng sâu sắc về vị trí, vai trị của mình trong sự nghiệp đổi mới và vai trò của tư duy khoa học, tư duy lý luận đối với hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Họ có ý thức tốt trong việc học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cơng tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, rèn luyện bản thân và lăn lộn với thực tiễn cuộc sống; đã xác định đúng sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tư duy khoa học, lý luận và khắc phục những biểu hiện sai trái của tư duy như tư duy kinh nghiệm, tư duy giáo điều và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên vấn đề trên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Trên thực tế kết quả lãnh đạo, quản lý của khơng ít cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở cịn nhiều bất cập. Bởi lẽ, trình độ của đội ngũ cán bộ này chưa cao, họ được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, lại khơng cơ bản, trình độ tư duy khoa học, lý luận còn hạn chế, vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan, tư duy kinh nghiệm, giáo điều, của chủ nghĩa thành tích cùng với thói quen ỷ lại, trơng chờ vào sự chỉ đạo của của cấp trên, cũng như sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ.

Hưng Yên vẫn còn là một tỉnh nghèo, mặc dù nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, bên cạnh các thành phố lớn nhưng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cịn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng điều đó khơng phải là lý do chính cho sự kém phát triển. Một số vùng khác có điều kiện khá khó khăn như Hưng Yên vẫn phát triển, trong khi đó một số vùng khác có điều kiện tốt hơn nhưng so sánh các chỉ số thu hút đầu tư, chỉ số cạnh tranh, phát triển kinh tế lại thấp hơn nhiều. Thực tế đã chứng tỏ rằng, bên cạnh những yếu tố khách quan khác thì việc khắc phục các sai lầm của t ư duy như ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm, giáo điều. Nâng cao năng lực tư

duy khoa học, lý luận đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng to lớn đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên hiện nay là lực lượng nòng cốt chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ là những người đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của cấp trên vào thực tiễn cơ sở mình quản lý.

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Hưng Yên hiện nay tính đến 31 tháng 7 năm 2010 là 3413 người. Trong đó, nếu tính tốn các chức danh lãnh đạo chủ chốt là Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 897 đồng chí chia đều cho 161 xã, phường, thị trấn.Trong đó xã loại I là 9 xã với 54 đồng chí, xã loại II là 83 với 498 đồng chí, xã loại III là 69 với 345 đồng chí [4, tr.25-26].

- Về giới tính

Trong tổng số 897 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên thì nữ là 54 đồng chí, chiếm 6.02%, trong tổng số 161 xã, phường, thị trấn chỉ có 54/161 xã, phường, thị trấn có cán bộ chủ chốt là nữ chiếm 33,54%. Điều này nói lên rằng ở cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên cán bộ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này được lý giải bởi rất nhiều lý do như: Cán bộ nữ tham gia cơng tác xã hội thì hiệu suất cơng việc khơng được cao do bị chi phối bởi thiên chức của người phụ nữ như làm mẹ, chăm lo cho gia đình; phần khác do tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại dai dẳng trong suy nghĩ của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở Hưng Yên. Như chúng ta đều rõ, thời đại ngày nay khơng có cơ

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w