Nguyên nhân của những thực trạng biểu hiện trên

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 69 - 78)

Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chung dẫn tới sự yếu kém của nhiều cán bộ trong cả nước, có nguyên nhân mang nét đặc thù của tỉnh Hưng Yên:

Một là, hồn cảnh kinh tế - xã hội, trình độ văn hố và khoa học cịn bất cập trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Triết học Mác xít đã khẳng định, con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Bên cạnh chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, con người còn bị ảnh hưởng trực tiếp của mơi trường kinh tế, văn hố, xã hội mà trong đó họ tiến hành sản xuất và sinh sống, điều kiện văn hoá, kinh tế như thế nào sẽ sản sinh ra những con người và suy nghĩ của họ như thế ấy.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng như trình độ văn hố, khoa học còn thấp ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới con người nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên nói riêng cịn có lối suy nghĩ nơng cạn, hời hợt. Bởi vì, như chúng ta biết, họ là những người được sinh ra và lớn lên và hoạt động trong một môi trường khá thuận

lợi, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, cạnh các khu đô thị lớn và trong khu vực tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc bộ, có đất đai màu mỡ. Nên họ ít chịu khó học hỏi, tìm tịi cái mới. Sự ảnh hưởng này gắn liền với quá trình sản xuất của nền nơng nghiệp lâu đời. Trong q trình sản xuất nơng nghiệp người ta chủ yếu dựa vào kinh nghiệm: thời tiết, khí hậu, mưa thuận, gió hồ, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nên hình thành các thói quen trong nhân dân. Với điều kiện thuận lợi người dân không phải hao tổn nhiều thời gian, cơng sức chăm sóc, khơng phải áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vẫn có thể có được những vụ mùa bội thu. Vì vậy nó tạo cho con người tâm lý lười học hỏi, nâng cao trình độ. Họ chỉ nghĩ rằng chỉ cần có sức khoẻ và kinh nghiệm sản xuất là có thể có được cuộc sống đảm bảo. Một phần do trình độ dân trí cịn thấp, cộng với một nền nơng nghiệp manh mún chủ yếu là sản xuất nhỏ, trọng kinh nghiệm, nên họ nghĩ sao là làm vậy. Hơn nữa, với điều kiện tự nhiên thuật lợi, lại nằm cạnh các trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội lớn, nên nhiều người nghĩ rằng khơng cần phải học, nếu có học cũng chỉ cần để biết được cái chữ cũng có thể kiếm được cơng ăn việc làm. Có thể nói với mơi trường thuận lợi như vậy nó ít tạo ra nhu cầu và động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phấn đấu, trau dồi, học tập nâng cao sự hiểu biết, nâng cao năng lực tư duy lý luận, mà chỉ dừng lại ở tư duy kinh nghiệm để tiến hành hoạt động thực tiễn, khơng chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, tháo gỡ những vướng mắc bằng lý luận khoa học. Khi đánh giá về kinh tế tại văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu:

Kinh tế của tỉnh còn bộ lộ nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ để phát triển bền vững. Sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, chuyển dịch chậm, tiêu thụ sản phẩm cịn khó khăn. Số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn nhiều nhưng quy mơ cịn nhỏ, còn nhiều dự án chứa được thực hiện đầu tư, xử lý còn chậm. Lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển chưa tương xứng với lợi thế; hệ thống kết cấu kinh tế thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao thông thuỷ lợi, xây dựng nơng thơn mới cịn nhiều hạn chế, chắp vá, chưa có chiến lược dài hạn. Các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và giá trị sản xuất nông nghiệp, dịch vụ đều không đạt như kế hoạch đề ra [4, tr.9].

Với những điều kiện kinh tế như vậy, đã ít nhiều ảnh hưởng đến lối tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở.

Ngồi yếu tố kinh tế, cịn một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tư duy lý luận, khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên , đó là yếu tố trình độ học vấn, văn hố. Hưng yên là nơi nằm ở trung tâm đồng bằng sơng Hồng, mà đồng bằng sơng Hồng có một vị trí đặc biệt “là cái nơi hình thành dân tộc Việt, là quê hương của nền văn hoá Việt”. Là nơi khởi nguồn của nên văn hố dân tộc, nên ở vùng đồng bằng sơng Hồng nói chung và Hưng Yên nói riêng các yếu tố văn hố truyền thống có sức mạnh và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung cũng như đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bên cạnh những giá trị tích cực, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ cán bộ như truyền thống yêu nước, đồn kết… thì nó cũng vẫn cịn bộ lộ các yếu tố "tiêu cực”. Văn hố có ảnh hưởng lớn đến tư duy, nếp nghĩ, cách thức tổ chức đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng như: tính cộng đồng cao, cùng chịu trách nhiệm cá nhân bị xem nhẹ, bị hoà tan "tâm lý hoà cả làng”; vừa mở rộng lại vừa chặt chẽ có tính tốn; vừa rễ tiếp thu lại vừa khó thay đổi; vừa bền chặt cố kết, lại vừa lỏng lẻo do tâm lý tiểu nơng; vừa đề cao mình lại vừa đề cao cộng đồng; tâm lý háo danh vọng địa vị "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; vừa bao quát lại vừa phiến diện; mang nặng đầu óc địa vị vào đời sống xã hội. Xuất phát từ cộng việc của người cán bộ chủ chốt là hết sức cụ thể, họ hằng ngày, hàng giờ giải quyết các cơng việc phát sinh trên địa bàn, thậm trí cịn có nhiều tình huống mới, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm thì khơng thể giải quyết cơng việc một cách thấu tình đạt lý được. Do đó, địi hỏi người cán bộ chủ chốt phải có cái nhìn đúng đắn, trọn đúng và đúng vấn đề cốt lõi, tỉnh táo đón nhận và xử lý các nguồn thông tin. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lối tư duy phiến diện, tản

mạn, manh mún của người sản xuất nhỏ nên họ dễ bị lúng túng, "chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, dễ sa đà vào các sự kiện vụn vặt, mà không biết xâu chuỗi các sự kiện đó để tìm ra mối liên hệ giữa chúng nên không thể nhận thức được bản chất của vấn đề. Cùng với đó, với trình độ tư duy kinh nghiệm của người sản xuất nhỏ, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cũng khó có thể khái quát để rút ra những kết luận mang tính lý luận từ thực tiễn đã qua và có những suy nghĩ đột phá cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Một yếu tố nữa tác động không nhỏ đến việc nâng cao năng lực tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng yên là yếu tố làng xã (văn hố làng xã). Đó là lối sống thiên về tình cảm "trọng tình nhẹ lý”, "dĩ hoà vi quý”… của tâm lý làng xã tạo ra những trở ngại nhất định đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Thực tế nhiều cán bộ ngại va chạm, né tránh các vấn đề bức xúc của thực tiễn, hay bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ nên trong q trình lãnh đạo, quản lý thường khơng đảm bảo đúng tính khách quan, dẫn đến kết quả hoạt động thực tiễn không cao.

Từ những vấn đề trên cho thấy, hoàn cảnh kinh tế - xã hội văn hố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao năng lực tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở.

Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán bộ đối với cấp cơ sở cịn nhiều bất cập.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán bộ ở cơ sở là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tư duy kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu quan trọng trong cơng tác cán bộ. Vì thế, trong những năm qua, kể từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, Hưng n đã tích cực thực hiện cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, an ninh - quốc phòng, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và đạt được kết quả khá tốt. Trường chính trị Nguyễn Văn Linh, cùng các Trung tâm

bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị trong tồn tỉnh đã tích cực thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, để từng bước phù hợp với đối tượng người học cho cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở nói riêng. Từ năm 2001 đến 2010, đã cử 566 cán bộ các cấp đi học đại học và cao cấp lý luận chính trị, mở 73 lớp với 6.790 học viên trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ cho cơng tác Đảng, chính quyền, đào thể 163.768 lượt cán bộ cơ sở. Công tác cán bộ và quản lý cán bộ được đổi mới về nội dung và phương pháp, công tác đề bạt và bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng theo quy định, việc quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển phù hợp với yêu cầu và khả năng của cán bộ. Do đó, đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở Hưng Yên từng bước được trưởng thành về nhận thức cũng như năng lực hoạt động thực tiễn [60, tr.54].

Tuy nhiên, trên thực tế ở địa phương các cơ sở đào tạo, công tác bồi dưỡng chưa chú trọng đến chất lượng, chủ yếu chạy theo số lượng để nhằm chuẩn hoá các chức danh cho cán bộ, chưa chú ý đến tính chính quy, bài bản, hệ thống trong việc đào tạo bồi dưỡng. Hơn nữa, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng chưa tính đến các đặc điểm đặc thù của từng địa phương, từng trình độ, từng chức danh cán bộ, mà đào tạo vẫn cịn mang tính chung chung, dẫn đến tri thức mà người học tiếp thu chưa thiết thực và cụ thể. Nhiều cơ sở cử cán bộ đi học khơng đúng đối tượng. Bên cạnh đó, cùng với chế độ Đảng cử, dân bầu nên có thể khố này cán bộ nằm trong các chức danh chủ chốt, nhưng khoa sau lại bị luân chuyên sang cương vị khác do không trúng cử, dẫn đến nhiều cán bộ chủ chốt làm việc "tạm bợ”, khơng có sự phấn đấu, ngại học tập, lười rèn luyện về chuyên môn cũng như nghiệp vụ.

Một trong những nguyên nhân nữa làm nảy sinh tư duy kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng liên quan quan đến cơng tác đào tạo bồi dưỡng là tính thiếu đồng bộ, thiếu sự thống nhất, chưa xây dựng được chiến lược cán bộ để sử dụng trước mắt cũng như lâu

dài; chính sách để thu hút cán bộ giỏi chưa phát huy tác dụng; cơng tác quy hoạch cán bộ cịn nhiều thiếu sót; việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, ln chuyển cịn mang tính chấp vá; năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở còn yếu kém chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt có sức ỳ lớn nên khi chuyển sang cơ chế mới không thích nghi được, hoặc thích nghị chậm, thiếu những kiến thức cần thiết nên khi đứng trước những tình huống mới phát sinh trong hoạt động thực tiễn thường bị lúng túng, chất lượng hiệu quả điều hành công việc không cao, một bộ phận cán bộ khơng chịu khó phấn đấu vươn lên, trình độ năng lực hạn chế, hụt hẫng khơng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Cơ sở vật chất, trang thiét bị trường học để phục vụ giảng dạy cịn thiếu thốn, chưa ngang tâm với quy mơ đào tạo bồi dưỡng, chương trình nội dưng đào tạo cịn chậm đổi mới, thậm chí chồng chéo; chất lượng một bộ phận cán bộ giảng viên còn nhiều mặt hạn chế, thiếu thực tiễn, đào tạo vẫn thiên nhiều về lý luận thiếu thực tiễn. Trong đào tạo mới chỉ cung cấp cho người học cái mình có chứ chưa đáp ứng được cái người học cần, chưa kết hợp được học lý luận với đi nghiên cứu thực tế để học tập rút kinh nghiệm. Nên chất lượng học tập không đạt hiệu quả cao.

Ba là, Trình độ lý luận và chun mơn nghiệp vụ, ý thức phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt cấp cơ sở Hưng Yên cịn bất cập.

Như đã nói, hồn cảnh kinh tế, văn hố, xã hội, đào tạo bồi dưỡng còn bất cập, là nguyên nhân cơ bản, sâu xa ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của nhiều cán bộ. Do đời sống cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện vật chất thiếu thốn, nên nhiều người ngại học vì cịn phải đầu tư thời gian chăm lo cái ăn, cái mặc hàng ngày cho bản thân và gia đình, cùng với nó là q trình đào tạo, bồi dưỡng cịn khơng đồng bộ, chắp vá nên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ. Trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cơ sở Hưng Yên còn yếu kém và bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn

đến sai lầm trong tư duy nhất là tư duy kinh nghiệm và một số căn bệnh khác ở họ. Bởi lẽ, trình độ lý luận kém sẽ làm cho họ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, bằng lòng với những kinh nghiệm của mình đã có. Do đó, trong nhận thức họ sẽ khơng vượt qua được sự mơ tả, vẻ bề ngồi của sự vật riêng lẻ, trong thực tiễn họ chỉ có thể giải quyết các công việc cụ thể, vụn vặt, sự vụ, giấy tờ, ít có các kế hoạch chính xác, hoặc có thì cũng thiếu cơ sở khoa học, khơng tính tốn được đầy đủ các yếu tố mang tính tồn diện và hệ thống các đặc điểm của địa phương. Khi giải quyết các công việc nảy sinh trong thực tiễn hoạt động họ thường dùng các phương pháp cũ, cách nghĩ, cách làm cũ, mà nó khơng cịn thích hợp, hoặc vẫn cịn hạn chế, dẫn đến hiệu quả công việc không cao, thâm chí cịn làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng ta coi thường kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm khơng có vai trị gì trong cuộc sống, mà kinh nghiệm có những tác dụng nhất định giúp cho người lãnh đạo, quản lý chủ chốt cơ sở giải quyết được một số cơng việc nhất định nhưng kết quả của nó cịn hạn chế và không chắc chắn. Đặc biệt khi đứng trước những tình huống mới nảy sinh, phức tạp thì tri thức kinh nghiệm cũng tỏ ra bất lực, dẫn tới sự lúng túng, khơng có cơ sở để giải quyết thành cơng cơng việc, hoặc có giải quyết được thì kết quả khơng cao. Vì vậy, đứng trước yêu cầu cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố, hợp tác hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì địi hỏi đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w