Một số biểu hiện cụ thể

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 79 - 90)

Cũng như thực trạng chung trong cả nước biểu hiện của tư duy giáo điều của một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên được biểu hiện ở những mặt sau:

a. Biểu hiện tư duy giáo điều cứng nhắc, máy móc, sách vở

Biểu hiện chủ yếu của tư duy giáo điều ở một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên là tư duy giáo điều khn sáo, cứng nhắc, sách vở, máy móc. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đầy, Hưng n ln có những bước phát triển khá tồn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội tốc độ tăng trưởng kinh tế khá GDP bình quân năm là 11%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp… đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên do điểm xuất phát của Hưng Yên thấp, lại là tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Hải Hưng cũ nên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế thì lạc hậu, sản xuất nhỏ nơng nghiệp là chủ yếu, trình độ học vấn của nhân dân cịn nhiều bất cập. Từ điều kiện hồn cảnh như vậy đã có ảnh hưởng lớn đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng n trong việc nâng cao trình độ nói chung và lý luận nói riêng, tư duy lý luận cịn hạn chế so với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cơng cuộc đổi mới. Từ đó, khơng ít cán bộ, đảng viên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu bằng niềm tin hơn bằng trí tuệ khoa học. Việc học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin cịn mang tính chắp vá, thiếu hệ thống, thiếu đào sâu suy nghĩ, chưa có sự phân tích, luận giải đến nơi, đến chốn, chưa đi sâu nghiên cứu những

điều kiện, hoàn cảnh của những luận điểm được viết dưới dạng khái quát, mà chủ yếu là nhắc lại làm theo nguyên xi như các nhà kinh điển đã nói. Do đó, chưa khai thác được hết những nội dung cơ bản, chưa nắm được thực chất của nhiều nguyên lý, quy luật, phạm trù trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy, đã có khơng ít cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên còn dừng lại ở kiến thức sách vở, chưa tiếp thu nhuần nhuyễn thực chất tính cách mạng khoa học của nó. Điều đó, đưa tới tư duy giáo điều "sao chép ” sách vở, nói theo làm theo một cách tuỳ tiện, máy móc.

b. Biểu hiện của tư duy giáo điều ở một bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên là tư duy giáo điều kinh nghiệm

Kinh nghiệm là những tri thức có được nhờ khái quát trực tiếp từ hoạt động thực tiễn, từ quan sát và thực nghiệm, ln có tính lịch sử - cụ thể và cịn nhiều yếu tố đặc thù. Nó gắn với thực tiễn nhiều hơn so với lý luận và có vai trị trực tiếp cải tạo hiện thực khách quan trong những lĩnh vực cụ thể, đối tượng cụ thể, hồn cảnh cụ thể. Vì vậy, nếu chúng ta đơn giản, máy móc đem áp dụng kinh nghiệm vào bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào mà khơng có sự xem xét, đánh giá đúng đắn sẽ là giáo điều kinh nghiệm. Như Lênin đã nói: "Nếu chỉ vì bắt chước khơng có tinh thần phê phán, mà đem dập khn kinh nghiệm đã có một cách mù quáng vào những điều kiện khác, vào một hoàn cảnh khác, như thế là sai lầm nghiêm trọng nhất” [26, tr.22]. Hay như, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Muốn bớt mò mẫm, muốn bớt đỡ phạm sai lầm thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em và vận dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo” [40, tr.784], “không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình, trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều”[40, tr.791].

Do còn hạn chế về lý luận và tư duy lý luận dẫn đến trong hoạt động thực tiễn đã có một bộ phận khơng nhỏ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên

thường phải dựa vào kinh nghiệm, tư duy kinh nghiệm. Và trong quá trình tiếp thu vận dụng kinh nghiệm họ thiếu sự chọn lọc, xem xét, phân tích để vận dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, mà còn rơi vào rập khn, sao chép, máy móc dẫn đến hiệu quả chỉ đạo thực tiễn khơng cao, thậm trí cịn gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế.

c. Tư duy giáo điều còn tồn tại đồng hành và đan xen với bệnh chủ quan, duy ý chí và bệnh kinh nghiệm

Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở Hưng Yên, không những bị ảnh hưởng của tư duy giáo điều mà còn mắc phải tư tưởng chủ quan, duy ý chí, và tư duy kinh nghiệm. Các sai lẫm trong tư duy nói trên có gắn bó chặt chẽ với nhau, quyện thành một khối làm cho mỗi mặt càng thêm trầm trọng.

Tư duy giáo điều gắn chặt với tư tưởng chủ quan duy ý chí do chúng đều là sản phẩm của lối tư duy, suy nghĩ, hành động không thật sự xuất phát từ yêu cầu cụ thể của sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Để đưa Hưng Yên, từng bước phát triển, tránh không bị tụt hậu so với các tỉnh bạn, từng bước chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đây là sự khát khao và là ý tưởng chính đáng của Đảng bộ tỉnh cũng như nhân dân trên địa bàn. Để làm được điều đó, địi hỏi phải có sự cố gắng to lớn của Đảng bộ tỉnh và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở không ngừng trau dồi nâng cao trình độ về mọi mặt, khắc phục những sai lầm trong tư duy, nâng cao năng lực tư duy lý luận, tư duy khoa học để có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn mới đặt ra. Đây là một ý tưởng chính đang và là một yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên trong quá trình triển khai ý tưởng đó trong thực tế địa phương, thì vẫn cịn nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt cơ sở vẫn quan niệm nặng về tình cảm, sự lơi kéo bởi sự nhiệt tình, thiếu ý chí cần thiết mà có tư tưởng chủ quan duy ý chí. Dẫn tới tư duy giáo điều trong việc đưa tỉnh nhà phát triển nhanh mà bỏ qua những bước quá độ cần thiết, thực tế; là việc vận

dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và hệ thống các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng khơng có sự sáng tạo, cịn dập khn các mơ hình, kinh nghiệm, cách làm của các địa phương khác trên tồn quốc mà khơng tính đến xem mơ hình cách làm đó có phù hợp với điều kiện hồn cảnh của Hưng n hay khơng.

Qua thực tế khảo sát cho thấy, đã có nhiều khuyết điểm sai lầm trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực tiễn, để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh mà kết quả đó là biểu hiện của tư duy giáo điều, của tư tưởng chủ quan duy ý chí. Tư duy giáo điều và tư tưởng chủ quan duy ý chí, đan kết, nương tựa, thúc đẩy nhau. Vì ảo tưởng chủ quan, duy ý chí có thể dẫn chủ thể bám giữ một "tín điều” đó là khả năng sai lầm ở mọi trình độ nhận thức của con người.

Tư duy giáo điều tồn tại song hành với bệnh kinh nghiệm, tác động nhân quả và chuyển hoá lẫn nhau nhiều khi chúng ta khó có thể phân biệt được. Từ bệnh kinh nghiệm có thể dẫn tới giáo điều và tư duy giáo điều, biểu hiện ở lối suy nghĩ khuôn mẫu, hời hợt cả kinh nghiệm và lý luận. Bởi vì, tri thức kinh nghiệm là rất hạn hẹp nó khơng bao giờ có thể chứng minh được tính tất yếu, cho nên nó dễ dẫn người ta đến dập khn, máy móc, viện dẫn sách vở một cách khiên cưỡng mà khơng có sự sáng tạo. Ngược lại tư duy giáo điều luôn làm cho con người ta bị hạn chế về tầm nhìn, đánh giá và xử lý các tình huống mới nảy sinh khơng kịp thời, đúng đắn, năng lực tổng kết thực tiễn để rút ra bài học kinh nghiệm bị hạn chế, khơng khái qt được nên thành trình độ lý luận để nhận thức đúng quy luật của quá trình phát triển.

Sự tồn tại đồng thời, gắn kết của tư duy giáo điều với tư tưởng chủ quan duy ý chí và bệnh kinh nghiệm cho thấy lý luận sách vở, dập khn, máy móc có vai trò quan trọng cho suy nghĩ và hành động của một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở, dựa trên cơ sở của ý chí và nguyện vọng chủ quan, kinh nghiệm mà bản thân mình tích luỹ được. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo

hoạt động thực tiễn, nhất là giải quyết các vấn đề mới nảy sinh nhiều cán bộ chủ chốt cơ sở bị lúng túng trong suy nghĩ, thiếu nhất quán trong hành động, dao động lúc tả, lúc hữu trong việc giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn, thiếu nhất khoát kịp thời trong việc khẳng định các hiện tượng, xu hướng mới xuất hiện, cũng như trong việc đấu tranh phê phán cái sai, cái chưa đúng.

d. Tư duy giáo điều của một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên còn mang nặng tư tưởng gia trưởng, đẳng cấp phong kiến

Tư tưởng gia trưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam nói chung và một bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên nói riêng thể hiện rõ nhất ở lối suy nghĩ khuôn sáo, thụ động xuôi chiều theo người trên, coi thường ý kiến của người dưới, cấp dưới, lấy uy tín cá nhân và chức vụ thay cho những luận chứng khoa học. Trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hưng Yên nói chung và một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng vẫn cịn tồn tại tạo ra sự mất dân chủ, thiếu tự do tư tưởng trong hoạt động lý luận. Do, chưa có truyền thống tranh luận, biện luận nên trong thực tế khơng ít trường hợp ý kiến cá nhân của người lãnh đạo, quản lý bị tuyệt đối hố thay cho trí tuệ của tập thể, trí tuệ của các nhà khoa học. Cũng do tư tưởng đẳng cấp phong kiến và do nhiều ngun nhân khác nữa mà khơng ít cán bộ chủ chốt hình thành thói quen tin vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên, vào những gì sẵn có trong sách vở, nhẹ lý trí và những chứng lý khoa học, thiếu sự tìm tịi, khám phá hiện thực, né tránh những vấn đề của cuộc sống. Có tâm lý tự ti, khơng vươn ra nắn bắt những cái mới của thực tiễn cuộc sống, chạy theo thành tích.

Tóm lại: Tư duy giáo điều ở đội ngũ cán bộ nước ta nói chung và một bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hưng Yên nói riêng có những biểu hiện:

Về nhận thức lý luận: Hiểu bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa

Mác - Lênin, điều kiện cụ thể của đất nước, của địa phương, và thời đại cịn bộ lộ rõ sự nhận thức giản đơn, máy móc, cứng nhắc, một sự nhận thức thiếu tính cụ thể và sáng tạo.

Về phong cách tư duy: Tư duy giáo điều thể hiện ở lối tư duy khuôn

sáo, sao chép máy móc cơng thức lý luận sẵn có, khơng dựa trên yêu cầu của đặc điểm, điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Thậm chí nhiều cán bộ đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề thực tiễn không phải từ thực tiễn mà từ sách vở, khi thấy những câu chữ, luận điểm thích hợp thì ra sức “đẽo gọt” thực tiễn cho thích ứng. Lý luận khơng được dùng làm kim chỉ nam cho nhận thức và thực tiễn, mà dùng làm chỗ dựa, công cụ biện hộ cho suy nghĩ, hành động của chủ thể. Lý luận bị tước đi tính khoa học và tính thực tiễn sâu sắc của nó, trở thành chung chung, trống rỗng, chết cứng. Ngồi ra nó cịn là lối suy nghĩ thụ động theo cấp trên, sao chép chỉ thị, nghị quyết thiếu sự phân tích, luận giải cụ thể hố thành những biện pháp thiết thực, khả thi trong cuộc sống. Dùng lý luận để chứng minh, thuyết minh cho đường lối, chủ trương, chính sách, chính trị thực tiễn…

Trong hoạt động thực tiễn: Tư duy giáo điều thể hiện ở việc khơng ít

cán bộ chủ chốt cơ sở áp dụng một cách đơn giản, thẳng tuột những nguyên lý, lý luận Mác - Lênin cũng như những chủ trương đường lối vào thực tiễn. Lấy nguyên tắc lý luận làm mơ hình cho hoạt động trực tiếp, lấy cái trừu tượng là cái cụ thể, bất chấp yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn… dẫn đến chủ trương, đường lối khơng ăn nhập với thực tiễn mà mang tính áp đặt dẫn đến những hậu quả khó lường. Một trong những biểu hiện chủ yếu nữa của tư duy giáo điều trong hoạt động thực tiễn là là sự dập khn, máy móc kinh nghiệm của các địa phương khác vào địa phương mình trên tất cả các mặt tư việc xây dựng nền kinh tế, quản lý điều hành nền kinh tế, trong xây dựng hệ thống chính trị - xã hội mà khơng tính đến đặc điểm của địa phương xem nó có phù hợp hay không. Dẫn đến, hiệu quả của hoạt động chỉ đạo thực tiễn không cao.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những thực trạng biểu hiện trên

a. Sự thấp kém về trình độ lý luận chính trị của một bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Hưng yên

Đối với một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Hưng Yên, sự thấp kém về trình độ lý luận, thực chất là sự yếu kém về tri thức lý luận và năng lực tư duy lý luận khoa học của họ không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đây là một nhược điểm lớn của cán bộ, đảng viên nước ta nói chung và Hưng n nói riêng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…Đảng ta cịn nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận thấp kém” [40, tr.782]. Người nói: "Vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo, Đảng ta không tránh khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm” [40, tr.783].

Sự yếu kém về trình độ lý luận chính trị của một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở ở Hưng Yên, Trước hết, thể hiện sự yếu kém trong nắm bắt chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng, một bộ phận khơng nhỏ cán bộ chưa thật sự thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng khoa học của củ nghĩa Mác - Lênin. Nhiều cán bộ lĩnh hội kiến thức còn dừng lại ở kiến thức sách vở, thậm chí phiến diện, đơn giản. Điều đó, thể hiện họ chưa nắm bắt được thật sự lý luận và phương pháp luận khoa học chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn. Vẫn còn một bộ phận khơng nhỏ cán bộ chủ chốt cịn bộ lộ rõ sự thấp kém về tri thức khoa học(cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn), cũng như kho tàng tri thức dân tộc, nhân loại. Việc trau dồi trình độ về mọi mặt là một yêu cầu bức thiết đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên hiện nay, chỉ có thế họ mới đáp ứng được những địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý mà Đảng bộ và nhân dân địa phương giao cho. Khi đề cập đến vấn đề nâng cao trình độ về mọi mặt

Một phần của tài liệu Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w