thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay
Từ những sự trình bầy ở trên về tư duy giáo điều, chúng ta thấy, tư duy giáo điều có tác hại rất nghiêm trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì, tư duy giáo điều thường phù hợp với những người khơng ưa biến đổi, bằng lịng với hiện trạng bình n, những người khơng dám chấp nhận những thách thức của cuộc sống, khơng có phản ứng kịp thời trước cái mới, cái tiến bộ. Ảnh hưởng của tư duy giáo điều trở thành xiềng xích cản trở sự phát triển của tri thức khoa học, làm cho tư duy bị trì trệ, thốt ly khỏi hiện thực sinh động.
a. Tác hại của tư duy giáo điều trong hoạt động nhận thức
Trong hoạt động nhận thức tư duy giáo điều gây tác hại vơ cùng to lớn, đó là kìm hãm, làm tư duy lý luận không phát triển được. Thể hiện ở lối tư duy, nhận thức giản đơn, máy móc, cứng nhắc nhiều nguyên lý, tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội thiếu tính cụ thể và sáng tạo. Lối tư duy khuôn sáo, sao chép, máy móc những cơng thức lý luận có sẵn, khơng dựa trên u cấu, đặc điểm điều kiện lịch sử của thể của sự phát triển kinh tế - xã hội. Những người bị ảnh hưởng của tư duy giáo điều thường tìm lời giải đáp cho những vấn đề thực tiễn không phải là từ cuộc sống mà từ sách vở, và khi thấy những câu chữ, luận điểm thích hợp thì ra sức lý giải, "đẽo gọt” thực tiễn cho thích ứng. Ở đây, lý luận khơng được dùng làm kim chỉ nam cho nhận thức và thực tiễn mà được dùng làm chỗ dựa, công cụ biện hộ cho suy nghĩ, hành động của chủ thể. Lý luận bị tước đi tính khoa học và tính thực tiễn sâu sắc vốn có, trở thành chung chung, trống rỗng, chết cứng.
Tác hại của tư duy giáo điều còn biểu hiện ở lối suy nghĩ thụ động theo cấp trên, sao chép chỉ thị, nghị quyết thiếu sự phân tích, luận giải và cụ thể hoá thành những biện pháp thiết thực, khả thi trong cuộc sống.
Trong hoạt động nhận thức lý luận tư duy giáo điều cịn thể hiện ở lối nghiên cứu mang tính kinh viện, tư biện, xã rời thực tiễn. Được biểu hiện là tình trạng dùng lý luận để thuyết minh và chứng minh cho đường lối và chủ trương, chính sách chính trị thực tiễn, thậm chí có lúc đồng nhất đường lối với lý luận, chính trị với khoa học, tư duy chính trị với tư duy lý luận. Thuyết minh cho chủ trương và đường lối là cần thiết, song vai trị của lý luận khơng phải chỉ có như vậy. Chức năng cao quý nhất của lý luận là chức năng khoa học, do đó nó phải là cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách thực tiễn. Nếu chỉ dùng lý luận "minh hoạ” cho đường lối tức là làm tê liệt chức năng khoa học của nó.
Do ảnh hưởng của tư duy giáo điều, khơng ít cán bộ thường chỉ dựa vào những nguyên lý phổ biến sẵn có trong sách vở, cịn nghiên cứu, đề xuất từ cuộc sống hiện thực thì q ít. Hoạt động lý luận chưa thật sự hướng vào cuộc sống và từ cuộc sống, thậm chí lảng tránh hiện thực, nhất là những vấn đề phức tạp nảy sinh. Tư duy giáo điều luôn hạn chế việc tổng kết thực tiễn khái quát nên trình độ lý luận nhằm nhận thức đúng quy luật đang vận động trong thực tiễn xã hội. Người bị ảnh hưởng của tư duy giáo điều thường lúng túng trong suy nghĩ, thiếu nhất quán trong hành động, dao động lúc tả, lúc hữu trong giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, thiếu nhất quán trong việc khẳng định những hiện tượng mới và trong đấu tranh phê phán những sai trái
b. Tác hại của tư duy giáo điều trong hoạt động thực tiễn
Trong hoạt động thực tiễn ảnh hưởng của tư duy giáo điều, thể hiện ở việc áp dụng một cách đơn giản, thẳng tuột các nguyên lý, lý luận khoa học vào thực tiễn cuộc sống, lấy những nguyên lý, lý luận đó làm mơ hình trực tiếp, lấy cái trừu tượng làm cái cụ thể, áp dụng những nguyên lý phổ biến những quy luật chung về lý luận đưa vào hành động trực tiếp bất chấp yêu cầu cụ thể của thực
tiễn. Thực chất đó là sự áp dụng đơn giản, một cách thẳng tuột cái chung vào cái riêng, không thấy được sự khúc xạ của cái chung trong cái riêng, khơng cụ thể hố cái chung vào cái riêng dựa trên sự phân tích cụ thể cái riêng. Lý luận khơng biến thành những nguyên tắc phương pháp luận để chỉ đạo thực tiễn, dẫn đến chủ trương chính sách chung chung, khơng ăn nhập với cuộc sống.
Tác hại của tư duy giáo điều trong hoạt động thực tiễn còn được thể hiện trong việc tiếp thu và áp dụng rập khn, máy móc kinh nghiệm của các nước, các địa phương vào thực tiễn nước ta, vào địa phương mình mà khơng tính đến điều kiện thực tiễn xem nó có phù hợp hay khơng. Trong thực tế đã có khơng ít cán bộ lãnh đạo, quản lý cịn rập khuôn kinh nghiệm từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ nơi này sang nơi khác, từ quá khứ vào hiện tại, thậm chí cả những "kinh nghiệm ” sai lầm vào trong hoạt động thực tiễn.
Tư duy giáo điều trong hoạt động thực tiễn còn được thể hiện ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý máy móc đi theo kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc - thực chất là kinh nghiệm sản xuất nhỏ. Được biểu hiện ra là sự chỉ đạo, điều hành phân tán, thiếu đồng bộ trong xây dựng kinh tế - xã hội, chỉ tính đến cái lợi trước mắt mà khơng tính đến cái lợi lâu dài, phát triển kinh tế - xã hội theo kiểu khép kín khơng tính đến mở rộng giao lưu, hợp tác, phân công giữa các vùng miền trong nước , khu vực cũng như quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh, những kinh nghiệm, lề lối sản xuất nhỏ vẫn cịn in đậm trong q trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của cán bộ ta, đó vừa là sản phẩm của lịch sử để lại, vừa là trạng thái sản phẩm kinh tế - xã hội hiện tại, bởi thực tế ở nước ta nền sản xuất nhỏ vẫn cịn chủ yếu.
Từ những hạn chế trình bầy ở trên chúng ta thấy rằng, cán bộ lãnh đạo, quản lý của ta vẫn còn bị ảnh hưởng của tư duy giáo điều khá phổ biến và nặng nề. Nó gây tác hại to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tư duy giáo điều biện những nguyên lý lý luận mác xít, tư duy lý luận mác xít đầy sức sáng tạo thành "phiến diện, quái dị, chết cứng” [23, tr.99]. "Hạ thấp khoa học cách mạng của chúng ta xuống chỉ cịn là một tín điều thuần t sách vở" [21, tr.379]. Nó cản trở lý luận và tư duy lý luận phát triển, do đó, rơi vào lạc hậu, khơng theo kịp
cuộc sống, khơng đáp ứng được các địi hỏi của thực tiễn nhất là trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương 2