Mã hoá
Biến quan sát Tỷ lệ đánh giá (%) Trung
bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 NB1 Chế độ nhuận bút, thù lao thực hiện chương trình được phân phối công bằng, xứng đáng
1.1 4.3 52.4 40.1 2.1 3.38 0.656
NB2 Phương án chi trả nhuận bút,
thù lao của Đài là hợp lý 1.1 3.7 49.2 42.8 3.2 3.43 0.672 NB3 Chế độ nhuận bút, thù lao
thực hiện chương trình ngang bằng đa số với các Đài cùng khu vực
1.6 2.7 46.5 46 3.2 3.47 0.682
Nhuận bút 3.43 0.561
Ngoài ra, CBVC cũng cho rằng chế độ nhuận bút, thù lao của Đài là công bằng, xứng đáng. Thực tế, thời điểm xây dựng khung chi nhuận bút, Đài còn đang thụ hưởng nguồn Ngân sách cấp. Vì vậy khung chi nhuận bút chỉ được xây dựng theo số tiền Ngân sách cấp để thực hiện quỹ nhuận bút cho Đài và dựa vào số lượng tin, bài chương trình. Mức chi nhuận bút chỉ thực hiện được ở hệ số 1 là 29.000đ/1 tin. Ngoài ra, việc phân loại A, B, C, D đã chia nhỏ ngân sách nhuận bút cho 04 thể loại nhưng vẫn đảm bảo mức bình qn một tin là 29.000đ.Bên cạnh đó do hoạt động của Đài trong những năm qua đã không hiệu quả, mất cân đối thu-chi nên chưa áp dụng được
chế độ nhuận bút theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 14/3/2014 mà Ngân sách tỉnh cũng khơng hỗ trợ kinh phí cho quỹ nhuận bút kể từ năm 2007 Đài thực hiện chế độ tự chủ cho đến nay, nên càng khó khăn hơn. Hiểu được các khó khăn của Đài trong việc xây dựng định mức cho nhuận bút, đa phần những người tham gia khảo sát đều không phản đối nhận định “chế độ nhuận bút, thù lao là công bằng và xứng đáng”, chiếm 94.6%.
Tuy nhiên cần lưu ý khơng phản đối khơng có nghĩa là đồng tình. Có đến 52.4% người tham gia khảo sát chọn phương án khơng có ý kiến cho khía cạnh này. Điều này có thể là mặc dù bản thân họ cảm thấy nhuận bút chưa xứng đáng (Thực tế, thu nhập từ nhuận bút cho đội ngũ khối nội dung (Phóng viên, Biên tập và biên dịch, Phát thanh viên, Dựng phim viên) còn rất thấp so với qui định của Nhà nước. Nếu nhuận bút khối nội dung thấp thì các khối khác như Hành chính, Kỹ thuật sửa chữa và phát sóng, Tin học… hưởng thù lao trên nhuận bút cũng thấp theo), tuy nhiên, xét trong tổng thể tình hình hiện tại của đài, thì đây là phương án cơng bằng và xứng đáng nhất. Dẫn đến họ đã lựa chọn khơng đưa ra ý kiến cho khía cạnh này. Như vậy, khi đưa ra giải pháp tổng thể, cần xem xét thêm về chế độ nhuận bút và thù lao thực hiện chương trình.
Về phương án chi trả nhuận bút, thù lao của Đài, việc chỉ trả nhuận bút khi hoàn thành định mức là hoàn tồn hợp lý. Có đến 46% người được khảo sát đồng ý với khía cạnh này.
- Thu nhập tăng thêm
Về thu nhập tăng thêm, kết quả thể hiện ở bảng 4.12. Kể từ năm 2012-2015 đã giảm sút trầm trọng và dần khơng cịn chi khoản này, vì các năm qua nguồn thu giảm sút, chi phí lại tăng dẫn đến việc Đài mất cân đối thu-chi nên khơng có lợi nhuận để chi trả lương tăng thêm cho NLĐ (xem bảng 4.3). Tuy nhiên, nếu xét theo tổng thu nhập, những năm qua tổng thu nhập trung bình của người lao động vẫn duy trì ở mức khoảng 9 triệu (xem bảng 4.2). Như vậy, người lao động vẫn đủ chi trả cho cuộc sống của mình. Đây có thể là ngun nhân trung bình của yếu tố này vẫn > 3 điềm.
Cần lưu ý có 57.2% người được khảo sát khơng có ý kiến về phương án trả thu nhập tăng thêm của đài. Nguyên nhân là khoản thu nhập tăng thêm này phụ thuộc rất lớn vào lợi nhuận của Đài, nếu lợi nhuận không tốt, họ cũng không kỳ vọng nhận được khoản này nên đã chọn khơng có ý kiến khi được khảo sát.
Mặc dù cũng có 51.3% người được khảo sát khơng có ý kiến về việc chậm chi trả tiền thu nhập tăng thêm, nhưng việc chậm chi trả thu nhập tăng thêm đến mấy tháng vào năm 2013 -2014 do doanh thu suy giảm trầm trọng đã thực sự ảnh hưởng đến CBVC. Cần lưu ý về vấn đề thời gian chi trả các khoản thu nhập cho người lao động.