Thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực hiện nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được chia làm hai bước:

Bước 1: Bước nghiên cứu sơ bộ định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 7 nhân viên đang làm việc trong cách doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM, mục đích nhằm xem xét áp dụng các yếu tố tạo động động trong 10 yếu tố của Kovach, đờng thời xây dựng mơ hình, điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện thực tế đối với các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Bước nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt hay sự trùng lắp nội dung nếu có của các phát biểu trong thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp.

Qua nghiên cứu định tính sơ bộ, có một sớ biến quan sát ở thang đo nháp bị loại bỏ và một số biến quan sát mới được bổ sung vào. Cơ sở để loại bỏ theo ý kiến của những người tham gia thảo luận cho rằng các yếu tớ đó khơng có tác động (hoặc tác động khơng đáng kể) đới với động lực làm việc, hay có sự trùng lặp về ngữ nghĩa, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia…. Kết quả của bước thảo luận này cho thấy có 08 nhóm tiêu chí chính thức (với 39 biến quan sát) mà những người tham gia thảo luận đánh giá có ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Sau bước thảo luận nhóm, thang đo sơ bộ được hình thành phục vụ khảo sát sơ bộ định lượng.

(Dàn bài và kết quả thảo luận nhóm được trình bày tại Phụ lục B1 và B2).

Bước 2: Bước khảo sát sơ bộ định lượng thực hiện khảo sát 50 mẫu nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và loại bỏ các biến không đạt độ tin cậy. Từ đó xây dựng thang đo chính thức phục vụ cho khảo sát chính thức.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Mục đích của bước nghiên cứu chính thức nhằm thu thập dữ liệu, đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết đưa ra. Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8/2013. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là (1) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn và (2) Gửi bảng khảo sát trực tuyến bằng công cụ googledocs.

Từ những dữ liệu thu thập, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ sớ Cronbach Alpha, phân tích nhân tớ (EFA), kiểm định giá trị trung bình,

xác định mới tương quan…Tất cả các thao tác này được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả phân tích sẽ cho thấy một cách tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng tìm hiểu được mới liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.

Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, dựa trên thang đo sơ bộ tác giả thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ. Kết quả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên sau khi được hiệu chỉnh gồm 08 thành phần với 39 biến quan sát và 06 biến quan sát đo lường mức độ tạo động lực chung. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu, mức 2 không đồng ý, mức 3 là bình thường, mức 4 đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

Bảng câu hỏi trước khi khảo sát sẽ được tham vấn xin ý kiến của chuyên gia đới với cách thức trình bày và ngữ nghĩa của các nội dung câu hỏi.

Bước kiểm định sơ bộ định lượng được thực hiện với 50 mẫu khảo sát bằng hệ sớ Cronbach Alpha. Kết quả có 04 biến quan sát không đạt yêu cầu bị loại bỏ, thang đo được hiệu chỉnh lần thứ hai đưa ra thang đo chính thức, từ đó tác giả hồn thiện bảng câu hỏi phục vụ khảo sát chính thức.

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ và chính thức trình bày tại Phụ lục C1, C2.

Diễn đạt và mã hóa thang đo

Các yếu tố tạo động lực làm việc được sử dụng trong nghiên cứu chính thức gờm 08 thành phần: (1) Công việc thú vị; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (4) Lãnh đạo trực tiếp; (5) Công việc ổn định; (6) Thương hiệu và văn hóa cơng ty; (7) Đờng nghiệp; (8) Chính sách khen thưởng công nhận. Thang đo chính thức và các biến quan sát được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.3.

Bảng 3.2. Thang đo và mã hóa thang đo chính thức

Stt Tiêu chí

hóa Cơng việc thú vị (04 biến quan sát)

1 Công việc của anh/chị rất thú vị tv1

2 Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của anh/chị tv2 3 Sự phân công công việc trong công ty là hợp lý tv3 4 Anh/chị luôn được khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc tv4

Thu nhập và phúc lợi (04 biến quan sát)

5 Tiền lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc của anh/chị tn1 6 Tiền lương ở công ty được trả công bằng, hợp lý tn2 7 Chính sách phúc lợi của cơng ty đầy đủ, thể hiện sự quan tâm đến nhân viên tn3 8 Anh chị hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty tn4

Cơ hội đào tạo và thăng tiến (05 biến quan sát)

9 Công ty tạo nhiều cơ hội cho anh/chị trong học tập, đào tạo ch1 10 Anh chị ln được khuyến khích nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ch2 11 Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong cơng ty ch3 12 Anh/chị tham gia nhiều khóa đào tạo về chính trị ch4

13 Chính sách thăng tiến của công ty công bằng ch5

Lãnh đạo (04 biến quan sát)

14 Anh/chị được lãnh đạo tin cậy và tôn trọng trong cơng việc ld1 15 Anh/chị có thể trao đổi bất kỳ vần đề gì với lãnh đạo của mình ld2 16 Anh/chị ln nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của lãnh đạo khi cần thiết ld3 17 Lãnh đạo bảo vệ quyền lợi hợp lý cho anh/chị ld4

Công việc ổn định (06 biến quan sát)

18 Anh/chị cảm thấy công việc hiện tại rất ổn định od1

19 Cơng việc của anh/chị khơng có nhiều áp lực od2

20 Nếu công ty cơ cấu lại, anh/chị vẫn được bố trí làm một cơng việc nào đó od3 21 Trường hợp anh/chị vi phạm kỷ luật, thay vì sa thải, cơng ty sẽ bớ trí anh/chị

làm một công việc khác od4

22 Nếu vị trí cơng việc hiện tại của anh/chị khơng cịn cần thiết cho công ty,

anh/chị sẽ được phân công làm công việc khác od5

23 Nhìn chung, anh/chị khơng lo lắng mình sẽ bị mất việc tại cơng ty od6

Thƣơng hiệu và văn hóa công ty (05 biến quan sát)

24 Anh/chị tự hào về thương hiệu công ty th1

25 Công ty luôn tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao th2 26 Cơng ty có chiến lược phát triển rõ ràng và bền vững th3 27 Trong công ty, mọi người ngại đụng chạm trong việc phê bình th4 28 Trong công ty, mọi người ngại thay đổi, đổi mới th5

Đồng nghiệp (03 biến quan sát)

29 Đồng nghiệp của anh/chị cởi mở và thân thiện dn1 30 Đồng nghiệp của anh/chị phối hợp làm việc tốt với nhau dn2

31 Đồng nghiệp của anh/chị thường sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau dn3

Chính sách khen thƣởng và cơng nhận (04 biến quan sát)

32 Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai cs1 33 Mức khen thưởng kích thích anh/chị cớ gắng hơn trong công việc cs2

34 Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của anh/chị cs3 35 Mọi người ghi nhận đóng góp của anh/chị vào sự phát triển của công ty cs4

Thang đo các yếu tố động lực chung (06 biến quan sát)

36 Công ty truyền được cảm hứng cho anh/chị trong công việc dl1 37 Anh/chị tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn dl2 38 Anh/chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hồn thành cơng việc dl3 39 Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất dl4 40 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại dl5

41 Anh/chị thấy có động lực trong cơng việc dl6

Mã hóa lại biến

Để thuận tiện cho việc xử lý phân tích sớ liệu, thành phần các biến được mã hóa lại như sau:

Stt Tên biến Thành phần Mã hóa

1 Giới tính Nam 1

Nữ 2

2 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 1

30-55 tuổi 2

Trên 55 tuổi 3

3 Trình độ học vấn THCN trở xuống 1

Đại học, cao đẳng 2

Trên đại học 3

4 Thời gian làm việc Dưới 3 năm 1

Từ 3-5 năm 2

Trên 5 năm 3

5 Mức thu nhập hiện tại Dưới 5 triệu 1

5-10 triệu 2

Trên 10 triệu 3

Phƣơng pháp chọn mẫu

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh hết tính chất của đám đơng.

Theo nhà nghiên cứu Hair và các cộng sự (2006) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011), để chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp, đối với phân tích nhân tớ (EFA), cỡ mẫu tới thiểu N ≥ 5*x (trong đó x là tổng sớ các biến quan sát). Đối với tác giả Tabachnick&Fidell (1996) để tiến hành phân tích hời quy tớt nhất, cỡ mẫu

tới thiểu cần đạt được tính theo cơng thức N ≥ 50 + 8p (trong đó p là tổng sớ biến quan sát). Dựa trên thang đo điều chỉnh sau bước khảo sát sơ bộ định lượng, tác giả dự kiến chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp nghiên cứu nhân tố EFA và phương pháp hồi quy bội của Green (1991), kích thước N ≥ max (cỡ mẫu theo yều cầu EFA; cỡ mẫu theo yêu cầu của hồi quy bội), ứng với thang đo gồm 41 biến quan sát, và 08 biến độc lập thì sớ mẫu u cầu tối thiểu là N ≥ max (5*41; 50 + 8*8) = 205 mẫu.

Tác giả đã thực hiện khảo sát chính thức với tổng cộng sớ bảng khảo sát phát ra là 300 bảng (trong đó: 200 bảng câu hỏi phòng vấn trực tiếp và 100 bảng câu hỏi phỏng vấn trực tuyến) đến 25 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phớ Hờ Chí Minh. Có 02 câu hỏi để lọc lại đới tượng cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

(Chi tiết bảng câu hỏi ở Phụ lục C2). Kết quả thu được 188 bảng câu hỏi khảo sát

trực tiếp và 75 bảng từ khảo sát trực tuyến. Sau khi kiểm tra có 16 bảng khảo sát không đạt yêu cầu do bỏ trớng hoặc có nhiều câu trả lời giớng nhau nên loại bỏ, kết quả còn lại 247 bảng câu hỏi hợp lệ sử dụng để phân tích sớ liệu (Q trình thu thập

dữ liệu được trình bày chi tiết tại Phụ lục A).

3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập chính thức gờm 247 mẫu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Nội dung phân tích dữ liệu:

Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo: Thang đo được kiểm định độ tin cậy và đánh giá giá trị thông qua hai cơng cụ chính (1) Hệ số tin cậy Cronbach Anpha và (2) Phương pháp phân tích nhân tố EFA.

Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

- Phân tích tương quan hệ số Pearson. - Phân tích hời quy tuyến tính.

- Kiểm định các giả thuyết.

3.4. Đánh giá thang đo

Đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ sớ Cronbach Alpha nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục

đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát và thang đo không phù hợp. Các biến quan sát có hệ sớ tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally

& Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tớt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bới cảnh nghiên cứu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tớ được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Một số các chỉ sớ quan trọng trong phân tích nhân tớ EFA bao gồm:

(1) Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tớ. Trị sớ của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để cho thấy phân tích nhân tớ là phù hợp. Nếu chỉ sớ KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tớ có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig <0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

(2) Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 (Hair & ctg,1998). Factorloadings là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factorloadings > 0.3 được xem là mức tối thiểu; > 0.4 được xem là quan trọng và >=0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Chênh lệch trọng số < 0.30 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận, nhưng cân nhắc giá trị nội dung trước khi loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Phương pháp trích “Principal Component Analysis” với phép

quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tớ thang đo các thành phần. (4) Thứ tư, hệ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi

mỗi nhân tố) lớn hơn 1. Chỉ có những nhân tớ nào có hệ sớ Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Nếu nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tớt.

3.5. Kiểm định sự phù hợp mơ hình

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan, và phân tích hời quy để kiểm định các giả thuyết.

Vì các biến được đo bằng thang đo khoảng, nên tác giả sử dụng phân tích tương quan Pearson để xác định các mới quan hệ có ý nghĩa thớng kê giữa động lực làm việc chung với các biến tạo động lực trước khi tiến hành phân tích hời quy.

Tiếp theo, tiến hành phân tích hời quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (Ordinal Least Squares – OLS) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Do mơ hình có nhiều biến độc lập nên hệ số xác định R2

điều chỉnh dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình. Ći cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hời quy được xây dựng là phù hợp, các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hời quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đờ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ sớ phóng đại phương sai VIF).

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ sớ phóng đại phương sai VIF (Variance Inflaction Factor) với yêu cầu VIF ≤ 10 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm tra mới quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, và hiện tượng phương sai thay đổi bằng các xem xét mối quan hệ giữa phần dư và giá trị quy về hồi quy của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

(β – standardized coefficient và Sig < 0.05), biến độc lập nào có trọng sớ β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)