5. Kết cấu của Luận văn
1.2 Sự đồng ý của xã hội và đánh thuế Pigou
1.2.1 Vấn đề chính trị
Thuế Pigouvian cũng như nhiều loại thuế khác, việc xác định tính khả thi khi áp dụng vào thực tế đều rất phức tạp. Các loại thuế mới trước khi được áp dụng đều phải trải qua cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hay khơng chấp nhận, điển hình là thuế đánh vào nhiên liệu hoá thạch ở Thụy Sĩ vào năm 2000. Ở các nước, việc biểu quyết một loại thuế được thông qua bởi Quốc Hội, nơi đại diện cho ý chí của nhân dân. Để một loại thuế mới có thể được đưa vào cuộc sống thành cơng, loại thuế đó phải chiếm đủ số phiếu trong Quốc Hội hoặc Thương Viện, Hạ Viện. Khi đó, ta rất khó xác định
được tính cần thiết của loại thuế trong việc ảnh hưởng đến sự cân nhắc khi ra quyết định cho phép hay không cho phép ban hành. Ở đây, thường yếu tố chính trị đóng vai trị đặc biệt. Một số nhóm người giàu có trong Quốc Hội, những người thân với các tầng lớp tư sản cơng nghiệp cũng như các nhóm lợi ích tồn tại trong tổ chức thường có khuynh hướng chống đối nếu loại thuế mới có tác động tiêu cực đến họ. Có nhiều lý thuyết giải thích cho sự chống đối các loại thuế về mặt chính trị, trong đó có lý thuyết về lựa chọn cơng và nhóm lợi ích. Theo đó, lý thuyết này cho rằng, chính sách của Chính phủ sẽ gặp nhiều trở ngại do bị đe doạ bởi quyền lực của các nhóm lợi ích ( theo Olso, 1965).
Tuy nhiên, quá trình áp dụng một loại thuế vào đời sống không đơn giản chỉ thông qua Quốc Hội hay Thượng Viện, Hạ Viện mà còn phải được người dân ủng hộ. Tuy lực lượng công chúng khi xét trên từng hộ gia đình riêng lẻ khơng phải là một tổ chức rõ ràng và cũng không là các đại gia ngành cơng nghiệp, nhưng họ có quyền lực chính trị quan trọng vì họ nắm trong tay những lá phiếu phổ thông. Gaunt và các cộng sự (2007) lập luận rằng các khoản phí đánh trên đối tượng sử dụng đường xá muốn được áp dụng phải vượt qua trở ngại lớn nhất là được công chúng chấp nhận (public acceptability). Điều này hỗ trợ cho quan điểm khi đề xuất một loại thuế mới tác động trực tiếp đến cá nhân, sự chấp nhận của công chúng là yếu tố quan trọng nhất để thực thi chính sách thuế đó. King và các cộng sự (2007) lại cho rằng không phải lúc nào một loại thuế ra đời cũng cần có sự đồng ý tuyệt đối từ phía người dân bởi trong một số chính sách tiến bộ, đơi khi phải đi ngược lại ý chí của người dân. Như vậy, thuế mơi trường khi đề xuất không những cần phải xem xét một cách chính xác “các tính tốn mang động cơ chính trị ở nghị trường” mà cịn phải vượt qua rủi ro về việc một chính sách thuế khơng hợp lịng dân. Thuế mơi trường có những điều khoản tác động đến cả khu vực cơng nghiệp và lợi ích cá nhân của người dân. Tác động này nặng hay nhẹ tuỳ theo tương quan giữa mặt tích cực và tiêu cực mà khu vực công nghiệp lẫn người dân
gánh chịu. List và Sturm (2006) cho rằng nếu như sự vận động hành lang của các chính trị gia thân với khu vực cơng nghiệp có tác động đến các chính sách thuế của Chính phủ thì một số các chính trị gia khác cũng biết cách thu hút cử tri là người dân bổ sung cho nền tảng đề xuất của họ.
1.2.2 Các khía cạnh đồng ý của xã hội
Có nhiều nghiên cứu tập trung xác định các yếu tố tác động đến sự ủng hộ bằng cách xây dựng mơ hình kiểm tra sự tác động thơng qua một hay vài nhân tố. Phần lớn các bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, xây dựng giả định và đánh giá các giả định này. Ba trường hợp nghiên cứu quan trọng phải kể đến bao gồm:
Nghiên cứu của Stern và các công sự (1993) cung cấp nền tảng lý thuyết rộng rãi để giải thích cho các hành vi tác động đến thuế mơi trường. Họ phát triển mơ hình tâm lý- xã hội, trong đó sự ủng hộ thuế mơi trường được thúc đẩy bởi giá trị nội tại của bản thân, định hướng xã hội và lối sống của từng đối tượng. Stern sử dụng cách khảo sát và kiểm tra mơ hình dựa trên dữ liệu khảo sát được. Trong khi Stern và công sự thấy được sự ủng hộ chung trong mơ hình, họ cũng thấy rằng sự sẵn lòng chi trả thuế xuất phát từ động cơ mang tính cá nhân.
Nghiên cứu của Rienstra và các công sự (1999) xây dựng khuôn khổ khái niệm để đánh giá tính khả thi của các chính sách khác nhau về giao thông vận tải. Khn khổ bao gồm ba yếu tố chính giải thích cho sự ủng hộ đối với chính sách bao gồm: đặc điểm cá nhân, nhận thức về hiệu quả của chính sách và nhận thức về các vấn đề xã hội phải đối mặt.
Nghiên cứu của Schade and Schlag (2003) sử dụng “mơ hình phỏng đoán sự chấp nhận (heuristic acceptability model)” để xác định và phân tích các yếu tố
dẫn đến sự chấp nhận thuế cầu đường. Mơ hình bao gồm tám nhân tố khác nhau được đưa vào mơ hình để đánh giá như:
Sự nhận thức vấn đề ( tính quan trọng của thuế cầu đường)
Mục đích hướng tới (tạo nguồn thu cho Chính phủ, giảm ơ nhiễm môi trường),
Chuẩn mực xã hội ( những thứ quan niệm rằng bạn và những người khác nên làm theo),
Hiểu biết về các lựa chọn (các tác động có thể xảy ra khi chọn các mức thuế khác nhau )
Sự hiệu quả trong nhận thức Kết quả mong đợi của cá nhân Đóng góp trách nhiệm
Nhân tố kinh tế- xã hội.
Kết quả cho thấy các yếu tố về chuẩn mực xã hội, kết quả mong đợi của cá nhân và sự hiệu quả trong nhận thức có liên quan tích cực đến sự ủng hộ và những nhân tố này có thể giải thích cho sự ủng hộ tốt hơn nhiều các biến kinh tế- xã hội mà họ có.