Kết quả nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế bảo vệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự đồng ý của xã hội về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở việt nam trường hợp TP HCM (Trang 66 - 74)

5. Kết cấu của Luận văn

3.5 Kết quả mơ hình và thảo luận

3.5.2 Kết quả nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế bảo vệ

cuộc khảo sát, số người không ủng hộ thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu chiếm tỉ lệ nhiều hơn những người ủng hộ loại thuế này. Nói cách khác, cơng chúng đa số đồng ý phương án cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng 50% hoặc giữ nguyên như hiện nay.

3.5.2 Kết quả nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trường đối với xăng dầu

Kết quả chạy mơ hình ordered logit cho các nhóm nhân tố ảnh hưởng: Bảng 3.9: Kết quả hệ số β và p_value của các biến trong mơ hình

Nhóm nhân tố: Nhận thức của cá nhân đối với hệ quả của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên chính họ

Biến trong mơ hình Hệ số thống kê β p_value Income 6.70e-08 0.073 (**) Fuel - 7.31e-07 0.057 (**) Motor1 - 0.2887676 0.593 Motor2 - 0.9496661 0.052 Motor4 - 0.1466325 0.819 Motor5 - 1.289795 0.044 Alt_walk1 - 0.9807254 0.096 Alt_walk2 - 0.379609 0.468 Alt_walk4 0.3805201 0.505 Alt_walk5 - 0.6237621 0.386

Alte_public1 0.7569838 0.159 Alt_public2 0.4885298 0.310 Alt_public4 0.1401228 0.772 Alt_public5 1.744134 0.807

Nhóm nhân tố: Nhận thức của cá nhân về hệ quả đối với môi trường của thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu

Biến trong mơ hình Hệ số thống kê β p_value Env_ congest1 - 1.577005 0.000 (*) Env_ congest3 2.090784 0.000 (*) Env_ congest4 1.74332 0.000 (*) Env_ climate1 - 0.7003041 0.120 Env_ climate3 - 0.4861366 0.120 Env_ climate4 0.2475891 0.507 Env_ accident1 - 0.7369297 0.039 (*) Env_ accident3 1.466234 0.000 (*) Env_ accident4 1.977479 0.000 (*) Env_ noise1 - 1.492341 0.007 Env_ noise3 - 0.3743841 0.308 Env_ noise4 - 0.7733418 0.078 Env_ air1 - 0.6628735 0.235 Env_ air3 - 0.5417647 0.159 Env_ air4 - 0.4871679 0.243

Nhóm nhân tố: Nhận thức của cá nhân về những hệ quả của thuế bảo vệ môi trường lên mặt hàng xăng dầu đối với những thứ khác

Biến trong mơ hình Hệ số thống kê β p_value Effect1 - 005260098 0.396

Effect2 0.818855 0.115 Effect4 1.255605 0.053 Effect5 0.7358606 0.257 Regress1 - 1.477925 0.294 Regress2 0.0195177 0.979 Regress4 - 0.4995131 0.423 Regress5 - 0.2719124 0.680 Luxury - 0.649156 0.095 (**) Nhóm nhân tố: Các vấn đề về xã hội

Biến trong mơ hình Hệ số thống kê β p_value Trust1 - 0.5791974 0.291 Trust2 - 0.475544 0.227 Trust4 - 0.7551633 0.147 Trust5 0.6040691 0.412 Age - 0.052149 0.030 (*) Education1 5.301614 0.014 (*) Education3 2.077605 0.000 (*) Education4 1.435528 0.001 (*) Male - 0.8174894 0.022 (*) (*) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

(**) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% Nguồn: Kết quả mơ hình nghiên cứu

Như đã nói ở phần giới thiệu mơ hình, sự ủng hộ chính sách thuế nhiên liệu ( thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu) chịu ảnh hưởng bởi bốn nhóm nhân tố chính. Ở đây ta phân tích lần lượt các nhóm nhân tố đó:

Nhóm nhân tố thứ nhất: Nhận thức của cá nhân đối với hệ quả của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên chính họ bao gồm các biến: income, fuel, motor,

alt_walk, alt_public.

Khơng có biến nào có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Ở mức ý nghĩa 10%, biến income ( thu nhập bình quân một tháng của cá nhân) và biến fuel ( số tiền xăng tiêu dùng bình quân một tháng của cá nhân) có ý nghĩa thống kê. Dấu của hệ số thống kê đúng như trong giả thiết ban đầu về dấu, tức thu nhập càng cao thì càng ủng hộ thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu và số tiền tiêu hao do sử dụng xăng dầu càng cao thì càng khơng ủng hộ thuế này lên xăng dầu. Tuy nhiên ở đây hệ số thống kê là rất nhỏ. Do đó các biến này hầu như khơng có ảnh hưởng đến mức độ ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Như vậy, mối quan hệ giữa mức độ ủng hộ thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu và nhóm nhân tố thứ nhất- nhận thức của cá nhân đối với hệ quả của thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu lên chính họ là rất mờ nhạt.

Nhóm nhân tố thứ hai: Nhận thức của cá nhân về hệ quả đối với môi trường của thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu bao gồm các biến env_ congest, env_

climate, env_ accident, env_ noise, env_ air.

Ở mức ý nghĩa 5%, biến env_ congest ( mối quan tâm về sự quá tải xe gắn máy ảnh hưởng đến vấn đề kẹt xe) và biến env_accident ( mối quan tâm về sự quá tải xe gắn máy ảnh hưởng đến vấn đề tai nạn giao thơng) có ý nghĩa thống kê. Về dấu, biến env_ congest và env_ accident có kết quả đúng như giả thiết dấu của hai biến này ban đầu, tức càng quan tâm về sự quá tải xe gắn máy ảnh hưởng đến vấn đề kẹt xe và tai

nạn giao thơng thì càng ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Hệ số thống kê của hai biến này đều lớn, chứng tỏ mức độ ảnh hưởng lớn của hai biến đến biến phụ thuộc trong mơ hình.

Ngồi ra, ta xem xét đến biến env_ noise ( mối quan tâm về sự quá tải xe gắn máy ảnh hưởng đến ô nhiễm tiếng ồn). Trong biến này, biến giả env_ noise1 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và env_ noise4 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên do chỉ có hai biến giả của biến chính env_ noise là có ý nghĩa thống kê nên ta thấy rằng, sự quan hệ giữa biến mối quan tâm của sự quá tải xe gắn máy ảnh hưởng đến ô nhiễm tiếng ồn và biến phụ thuộc là có, nhưng khơng mạnh.

Như vậy, với những phân tích ở trên, ta thấy rằng nhóm nhân tố thứ hai- nhận thức của cá nhân về hệ quả đối với môi trường của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có ảnh hưởng đến sự ủng hộ thuế này lên xăng dầu. Hơn nữa, mối quan hệ giữa nhóm nhân tố này và biến phụ thuộc có thể nói là mạnh.

Nhóm nhân tố thứ ba: Nhận thức của cá nhân về những hệ quả của thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu đối với những thứ khác bao gồm các biến effect, regress,

luxury.

Ở nhóm này, khơng có biến nào có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Chỉ duy nhất biến luxury có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%. Đối với giả thiết về dấu ban đầu và dấu từ kết quả cho thấy khi cá nhân cho rằng xe hơi không phải là thứ xa xỉ, tức việc sử dụng xe hơi là cần thiết thì người đó có xu hướng không ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Hệ số thống kê của biến luxury thấp cho thấy mối quan hệ giữa biến luxury và biến phụ thuộc là không mạnh.

Như vậy, nhân tố thứ ba- nhận thức của cá nhân về những hệ quả của thuế bảo vê môi trường đối với xăng dầu đối với những thứ khác khơng có tác động mạnh đến sự ủng hộ của thuế này lên xăng dầu.

Nhóm nhân tố thứ tư: Các vấn đề về xã hội bao gồm các biến trust, age,

education, male.

Biến trust ( lòng tin của người dân đối với việc Chính phủ sử dụng hợp lý nguồn thu từ thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu) khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%.

Ở mức ý nghĩa 5%, biến age ( độ tuổi), education ( trình độ học vấn), male (giới tính nam) đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể:

Về dấu, biến age và male đúng như giả thiết ban đầu về dấu, tức càng lớn tuổi thì sự ủng hộ thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu càng lớn và nếu là nam thì mức độ ủng hộ loại thuế này sẽ thấp. Hệ số thống kê của hai biến này thấp trong đó biến age có hệ số thống kê khá nhỏ. Ngồi ra ta có bảng thống kê kết quả lựa chọn câu hỏi đầu tiên về việc trưng cầu thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu đối với biến giới tính như sau:

Bảng 3.10: Thống kê sự ủng hộ thuế môi trường lên xăng dầu theo giới tính Lựa chọn câu hỏi số 01: Nam (số lượng) Nữ ( số lượng) Nam (tỉ lệ %) Nữ (tỉ lệ %) 1 25 27 20.33% 11.79% 2 46 73 37.40% 31.88% 3 44 71 35.77% 31.00% 4 7 37 5.69% 16.16% 5 1 21 0.81% 9.17% Nguồn: Dữ liệu khảo sát thực tế

Kết quả thống kê của bảng 3.10 cho thấy rằng, tỉ lệ những người khảo sát là nữ có xu hướng lựa chọn mức 4 và 5 của câu hỏi số 01 trong bảng khảo sát, tương ứng với

lệ số người nam. Ở mức lựa chọn số 2 và 3 của câu hỏi số 01, tương ứng với việc đồng ý cắt giảm thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu 50% và loại bỏ thuế này, tỉ lệ nam lại cao hơn tỉ lệ nữ. Do đó, ta có thể cho rằng đối tượng là nữ sẽ có khả năng ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cao hơn đối tượng là nam.

Tuy nhiên hệ số thống kê của hai biến này đều thấp trong đó biến age có hệ số thống kê khá nhỏ. Do đó mối quan hệ giữa hai biến age và male đối với biến phụ thuộc khơng cao.

Biến education có biến giả education1 ( trình độ học vấn thấp- chưa tốt nghiệp trung học phổ thông) không đúng như giả thiết ban đầu. Trong khi đó biến giả education3 và education4 có dấu đúng như dấu của giả thiết. Xem xét lại dữ liệu, ta thấy biến giả education1 chỉ có hai kết quả đều lựa chọn mức ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu được khảo sát là giữ nguyên mức thuế này. Do tỉ lệ người trên 18 tuổi chưa tốt nghiệp trung học phổ thơng ở Việt Nam là rất thấp, vì vậy trong 352 người được khảo sát chỉ có 02 người ứng với lựa chọn này. Vì vậy, tín hiệu về dấu của biến giả education1 chưa thật chắc chắn. Đối với dấu của biến giả education3 và education4 cho thấy trình độ học vấn càng cao thì càng ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Nhìn chung hệ số thống kê của biến education khá cao, do đó ta có thể nhận xét rằng trình độ học vấn có tác động đến mức độ ủng hộ thuế lên xăng dầu.

Như vậy, nhóm thứ tư- các vấn đề về xã hội có tác động đến mức độ ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, tuy nhiên sự tác động này khơng mạnh bằng nhóm thứ hai.

Rõ ràng, từ phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng kết hợp thống kê dữ liệu khảo sát thu thập được, phần lớn người dân nhận thức được tác hại của việc quá tải xe gắn máy gây ra cho môi trường sống xung quanh họ. Tuy nhiên, phương án ủng hộ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thông qua việc tăng thêm thuế lên xăng dầu không được đa số cá nhân tham gia khảo sát chấp nhận. Về lý do thì ngồi vấn đề thu nhập

người dân vẫn cịn thấp và chi phí sử dụng nhiên liệu khi tham gia giao thông chiếm tỉ lệ cao đối với thu nhập, ta cần chú ý đến lòng tin của người dân đối với Chính phủ trong việc chi tiêu thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu. Sau đây là thống kê từ kết quả khảo sát đối với câu hỏi về mức độ đồng ý về việc Chính phủ sẽ sử dụng hiệu quả nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu:

Bảng 3.11: Thống kê về lòng tin của xã hội đối với Chính phủ trong việc sử dụng một cách hợp lý nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn thu

từ thuế lên xăng dầu: Số người chọn Tỉ lệ %

Luỹ kế tỉ lệ % Hồn tồn khơng đồng ý 24 6.82% 6.82% Không đồng ý 79 22.44% 29.26% Không đồng ý không phản đối 210 59.66% 88.92% Đồng ý 26 7.39% 96.31% Hoàn toàn đồng ý 13 3.69% 100%

Tổng cộng 352 100% Nguồn: Dữ liệu khảo sát thực tế

Bảng 3.11 cho thấy chỉ 11.08% số người được khảo sát cho rằng Chính phủ sẽ sử dụng hiệu quả nguồn thu từ thuế lên xăng dầu. Trong khi đó có đến 29,26% người có quan điểm rằng Chính phủ sử dụng không hợp lý nguồn thu từ thuế lên xăng dầu. Và chiếm tỉ lệ cao nhất là 59,66% số người được hỏi khơng có ý kiến rõ ràng về vấn đề này.

Theo lý thuyết, phần thu từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đa số phải được sử dụng để cải tạo môi trường và khắc phục các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường gây ra. Chúng ta thấy rằng tỉ lệ người chọn phương án tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu rất thấp có lẽ do họ khơng đủ cơ sở để biết được liệu

nguồn thu thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu có được sử dụng đúng mục đích khơng. Mặc dù trong mơ hình, biến trust khơng có ý nghĩa thống kê nhưng qua phân tích ta nhận thấy để nâng cao sự ủng hộ của công chúng đối với thuế môi trường, việc tạo dựng lịng tin người dân và Chính phủ nên có kênh thơng tin cơng bố minh bạch mục đích sử dụng thuế lên xăng dầu là một giải pháp rất đáng quan tâm.

Ngồi ra, luận văn có một lưu ý về hệ số thống kê β của các biến. Đối với mơ hình ordered logit, hệ số β chỉ có tác dụng kiểm tra về dấu và độ lớn để xem xét mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Các hệ số β khơng có tác dụng diễn giải một cách cụ thể theo số học về sự thay đổi của biến độc lập sẽ dẫn đến sự thay đổi của biến phụ thuộc như thế nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự đồng ý của xã hội về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở việt nam trường hợp TP HCM (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)