Vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM SO VỚI THẾ GIỚI

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng năng lực sản xuất

3.3.5. Vai trò của nhà nước

Ngành giấy tồn tại dù có nhiều yếu kém là do được bảo hộ quá mức và tình trạng liên kết, độc quyền của các doanh nghiệp. Trước năm 2006, giá bán nhiên liệu đầu vào cho ngành giấy phải tổ chức hiệp thương giữa các ngành để quyết định. Giá bán giấy được định ra dựa

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 S ố tiề n (T ỷ đồ ng )

trên giá các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và giá nguyên, nhiên liệu trong nước (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2006). Năm 1997, Nhà nước áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để hỗ trợ cho Tổng công ty giấy khi giá nhập khẩu thấp hơn giá bán trong nước vào (Lang, 2002). Biện pháp thuế nhập khẩu cũng được sử dụng. Ngoài mức đánh thuế nhập khẩu thường xuyên, những khi ngành giấy gặp khó khăn do giá giấy nhập khẩu giảm, ngun, nhiên vật liệu đầu vào tăng thì Chính phủ đều hỗ trợ bằng nhiều biện pháp như tăng thuế nhập khẩu giấy, giảm thuế đối với nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của ngành giấy.

Theo phê duyệt quy hoạch phát triển cơng nghiệp giấy năm 2010, tầm nhìn 2020 thì Tổng cơng ty giấy Việt Nam đóng vai trị chủ đạo trong việc phát triển ngành giấy và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sản lượng của Tổng công ty chiếm 26% sản lượng giấy, 39% sản lượng bột sản xuất trong nước (Bộ Công nghiệp, 2007). Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cơng ty giấy có lợi thế về vùng nguyên liệu lớn, ổn định, công suất nhà máy lớn, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và cơng nhân đã qua đào tạo và có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Do được ưu đãi, trợ cấp từ chính sách bảo hộ, thay thế hàng nhập khẩu, có lợi thế theo quy mơ, năng lực của Tổng công ty giấy theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên mỗi cơ sở sản xuất, trên lao động vẫn tốt hơn những doanh nghiệp trong nước khác và gần tương được khu vực FDI. Tuy nhiên những khoản đầu tư lớn mà nhà nước dành cho Tổng công ty giấy hồn tồn khơng hiệu quả, đẩy những chỉ tiêu hiệu quả ứng với đầu tư xuống thấp. Tổng cơng ty cũng có những khoản đầu tư ngồi ngành gây lãng phí và phân tán nguồn lực.

Là doanh nghiệp lớn của Việt Nam, nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam cũng không chủ động được nguồn nguyên liệu, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới, đặc biệt là những khi thị trường thế giới có biến động làm giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá giấy thành phẩm giảm. Nguyên nhân là Tổng cơng ty thiếu chủ động thích nghi với sự thay đổi trên thế giới, ít quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh, không quan tâm đến dự án đầu tư và hiệu quả của dự án khi đi vào khai thác.

Nhà nước đã chủ trương cổ phần hóa Tổng cơng ty giấy Việt Nam trên quan điểm cho rằng cổ phần hóa sẽ giúp Tổng cơng ty hoạt động tốt hơn và giúp ngành giấy huy động thêm các nguồn lực từ công chúng. Tuy nhiên, nhà nước vẫn muốn giữ phần của mình ở những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trong ngành giấy. Theo đề án tái cơ cấu Tổng cơng ty giấy Việt Nam thì Tổng cơng ty sẽ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giấy, bột giấy, trồng

và khai thác rừng nguyên liệu giấy, tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong ngành giấy Việt Nam. Tổng cơng ty giấy thối vốn tại các đơn vị thành viên hiện có, nhưng vẫn giữ một phần vốn góp của mình với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp khác ngành hoặc kinh doanh không hiệu quả, Tổng cơng ty sẽ thối vốn 100% (Báo VnExpress, 2013b). Chính vì vậy, cơ cấu sở hữu của nhà nước trong ngành giấy đến nay hầu như không đổi, việc cổ phần hóa diễn ra nhưng khơng phát huy được những tác dụng như kỳ vọng ban đầu.

Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam được thành lập từ năm 1992, đến nay có hơn 90 thành viên. Hiệp hội là cơ quan đại diện cho cộng đồng công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam quan hệ với nhà nước, các tổ chức trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật (Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, 2015). Trong quá trình hoạt động, theo những tổng hợp của tác giả, Hiệp hội là cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà nước. Mỗi khi ngành giấy gặp khó khăn, thơng qua hiệp hội mà các biện pháp bảo hộ, đánh thuế của nhà nước được ban hành. Các hoạt động mang dấu ấn của hiệp hội bao gồm đề nghị tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế đối với hàng sản xuất trong nước, áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với giấy phế thải, đề nghị chính sách khuyến khích thu gom, tái chế giấy, trợ giá đối với nguyên, nhiên liệu đầu vào của ngành giấy (Báo VnEconomy, 2008a). Tuy nhiên tỷ lệ tham gia hiệp hội của doanh nghiệp trong ngành là thấp (90/2000 doanh nghiệp). Điều này cho thấy, hiệp hội chỉ là cơ quan đại diện cho tiếng nói của những doanh nghiệp có liên quan với nhà nước hơn là toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành giấy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 44 - 46)