Lưu chuyển gỗ rừng trồng tại Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 36 - 39)

Nguồn: Trần Lê Huy và Tô Xuân Phúc (2013) Một nguồn nguyên liệu khác để sản xuất giấy là giấy phế thải. 75% sản lượng giấy sản xuất ở Việt Nam được sản xuất từ giấy phế thải. Đây là điều phù hợp với tình hình thế giới tăng cường sử dụng giấy phế thải để giảm ô nhiễm mơi trường, giảm lãng phí nguồn tài ngun gỗ từ rừng trồng (Trần Việt Ba, 2012).

Việc các dự án mới ở Việt Nam như Lee&Man, Chánh Dương sử dụng nguồn nguyên liệu giấy thải cũng hợp lý xét ở khía cạnh doanh nghiệp. Đầu tư vào các dây chuyền sản xuất giấy từ giấy phế thải (dây chuyền tích hợp cả q trình sản xuất bột và quá trình sản xuất giấy) giúp doanh nghiệp tiêu tốn ít vốn, sử dụng ít nguyên liệu hơn, ít gây ra những tác động mạnh mẽ về vùng nguyên liệu, môi trường như là những nhà máy sản xuất bột giấy nguyên thủy do đó ít gặp phản ứng từ người dân và nhà nước hơn.

Điều đáng nói là ngồi những nhà máy với cơng suất, quy mơ lớn thì các nhà máy giấy sản xuất giấy từ giấy phế liệu ở Việt Nam lại gây ô nhiễm ở mức trầm trọng. Một trường hợp điển hình là làng nghề Phong Khê. Các doanh nghiệp ở đây có quy mơ rất nhỏ, nhưng hợp lại tạo ra một tổ hợp sản xuất với công suất 200.000 tấn giấy/năm xả thải trực tiếp ra mơi trường. Ước tính làng nghề này xả 10.000 m3 nước thải ra môi trường mỗi ngày. Công nghệ sản xuất tưởng chừng ít ơ nhiễm lại trở thành công nghệ ô nhiễm nhất ở Việt Nam. Việc các nhà máy này tồn tại đến thời điểm hiện nay là vì chính sách tưởng chừng rất nghiêm nhưng lại không nghiêm của Việt Nam trong lĩnh vực mơi trường. Ơ nhiễm ở những cơ sở nhỏ lẻ cũng chính là lý do mà các địa phương cho rằng ngành giấy là ngành gây ô nhiễm trầm trọng đối với môi trường, bỏ qua cơ hội tiếp nhận đầu tư của các doanh nghiệp lớn vào ngành giấy ở địa phương.

Nguyên liệu giấy phế thải ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, sản lượng nhập khẩu chiếm 85% số lượng sử dụng của ngành giấy. Lý do cho việc một nước tiêu dùng gần 3,1 triệu tấn giấy/năm và phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn giấy phế thải/năm (thật ra đây cũng là một loại rác) là do việc thu gom giấy thải trong nước chưa được làm tốt, sản lượng giấy làm ra lại chủ yếu là bao bì xuất đi nước ngồi nên khơng thu gom được. Lượng giấy phế liệu thu gom trong nước chỉ khoảng từ 10-15% so với tổng lượng giấy được sử dụng, so với mức 50% của những nước như Hàn Quốc, Đài Loan, mức 75% của Nhật Bản thì hiệu quả thu gom giấy phế thải của Việt Nam thật không bằng.

Trong khi các nước đều có quy định bắt buộc sử dụng giấy phế thải trong sản xuất thì Việt Nam chưa có quy định về việc này. Chính sách khuyến khích thu gom giấy phế liệu trong nước để tái chế cũng chưa có. Các doanh nghiệp mua giấy từ hộ thu gom nhỏ lẻ trong nước thì khơng được khấu trừ thuế, trong khi mua giấy phế liệu nhập khẩu từ lại được khấu trừ. Chính sách như vậy chỉ khuyến khích nhập khẩu giấy phế thải để tái chế.

3.3.3. Vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn

Vốn đầu tư chủ yếu trong ngành giấy hiện nay đến từ các doanh nghiệp FDI, viện trợ của nước ngoài, khu vực nhà nước hơn là khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Chính sách đầu tư ở Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp đầu tư mang tính ngắn hạn, đầu tư vào các lĩnh vực tiêu dùng trong nước để tận hưởng ưu thế gần vùng tiêu thụ và ưu đãi về mặt chính sách (Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, và Đinh Công Khải, 2014). Các doanh nghiệp trong ngành giấy cũng phát triển kinh doanh theo hướng né tránh rủi ro dài hạn, tập trung kinh doanh thu hồi vốn nhanh.

Để đầu tư bài bản, ngành giấy cần có những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn vì yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài (thường là 15-20 năm sau khi dự án đã đi vào hoạt động). Điều này gây cản trở cho các doanh nghiệp tư nhân thường là nhỏ lẻ trong nước đầu tư vào ngành (Nguyễn Hồng Phối, 2012). Trong thực tế, do chính sách ưu đãi, bảo hộ của nhà nước Việt Nam từ năm 2000 đối với ngành giấy nên cũng có nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư, tuy nhiên do thiếu vốn, mục tiêu đầu tư ngắn hạn nên các doanh nghiệp này thường đầu tư công nghệ cũ, lạc hậu, quy mô rất nhỏ, thời gian đầu tư chỉ từ 3-5 tháng/dây chuyền (Vũ Duy Vĩnh, 2007). Những doanh nghiệp này tạo ra hình ảnh một ngành giấy với quy mô rất nhỏ, xả thải trực tiếp ra môi trường ở Việt Nam.

Việc gia nhập WTO, các tổ chức mậu dịch thế giới buộc Việt Nam phải giảm bảo hộ ngành giấy trong nước thông qua giảm thuế, giảm các hàng rào kỹ thuật, gỡ bỏ hạn ngạch. Ngành giấy Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thế giới, mà tác động thấy rõ là các đợt giảm giá năm 2008, năm 2013. Để duy trì sự tồn tại của mình, các doanh nghiệp tư nhân trong nước buộc phải đầu tư mới. Mục đích đầu tư là để tăng quy mơ, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để chuẩn bị cho việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu (Báo Đầu tư, 2013a).

Chính sách của nhà nước Việt Nam lấy đầu tư trực tiếp của nhà nước là một trong hai yếu tố chủ đạo để gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Song song với việc hỗ trợ xây dựng những dự án mới, những dự án hiện tại của Tổng công ty giấy nhận được sự hỗ trợ về vốn, nhân lực, chính sách từ phía nhà nước. Tuy dùng nhiều vốn đầu tư, nhưng hiệu quả đầu tư của nhà nước trong ngành giấy thì cực kỳ thấp. Dự án nhà máy giấy Bãi Bằng, dự án điển hình sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam là dự án với chi phí đầu tư đắt nhất thế giới (1 tỷ

USD vào thời điểm 1982 và cơng suất sản xuất chỉ có 50.000 tấn giấy/năm, với cơng suất đó thì thế giới chỉ mất 100 triệu USD).

Là đơn vị đóng vai trị chủ đạo trong ngành, Tổng công ty giấy Việt Nam đã tiêu tốn 1,9 tỷ USD trong thời kỳ 1998-2010 để xây dựng ngành giấy Việt Nam. Một loạt các dự án lớn được lập nên như các dự án sản xuất giấy của Tân Mai ở Tây Nguyên, Quảng Ngãi, nhà máy giấy ở Thanh Hóa, nhà máy giấy Phương Nam ở Long An, dự án mở rộng công suất của nhà máy Bãi Bằng. Trong khi các dự án lớn gặp trục trặc, khơng hoạt động, đóng cửa do khơng hiệu quả thì các dự án nhỏ lại có thời gian triển khai kéo dài, tăng chi phí nhiều so với dự tốn ban đầu (mức tăng trung bình khoảng 30% so với dự tốn đã được lập, chi phí trên dự tốn cũng cao hơn chi phí bình qn của thế giới). Điển hình như dự án dây chuyền sản xuất bao bì của cơng ty giấy Việt Trì có tổng mức vốn đầu tư ban đầu là 583 tỷ đồng trong 2 năm, nhưng phải 5 năm thì dự án này mới hoàn thành, tiêu tốn 755,2 tỷ đồng, dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 tiêu tốn 1370,9 tỷ đồng so với mức đầu tư ban đầu là 1107,9 tỷ đồng, thời gian hoàn thành cũng trễ hơn 2 năm (Vũ Duy Vĩnh, 2007).

Hiệu quả đầu tư các dự án cũng không được như ý muốn của Tổng công ty giấy. Sản lượng sản xuất của Tổng công ty không hề được cải thiện về mặt tuyệt đối. Về mặt tương đối thì suy giảm liên tục trong thời kỳ từ 1998 – 2014.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 36 - 39)