Tác động đối với môi trường của ngành giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 46)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM SO VỚI THẾ GIỚI

3.4. Những thách thức đối với môi trường sống

3.4.1. Tác động đối với môi trường của ngành giấy Việt Nam

Các nhà máy sản xuất bột giấy nguyên thủy ở Việt Nam đa số sử dụng công nghệ cũ, không xử lý được nước thải ra mơi trường. Do đó ngành này sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu hơn mức bình qn của thế giới và có mức độ xả thải vượt mức cho phép của thế giới nhiều lần. Ở Việt Nam, công nghệ sản xuất bột BHKP hiện đại nhất là công nghệ của những năm 1960, các nhà máy sản xuất bột cịn lại đều sử dụng cơng nghệ cũ của Trung Quốc, quy mô nhỏ, cơng suất thấp (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp bộ công thương, 2013). Để sản xuất ra 1 tấn giấy thành phẩm Việt Nam sử dụng từ 100-350m3 nước trong khi các nhà máy trên thế giới chỉ mất khoảng từ 7 – 15m3 nước (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam

và Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2011). Trong 500 doanh nghiệp sản xuất giấy được điều tra chỉ có 10% có hệ thống xử lý mơi trường đạt chuẩn (Tạp chí cơng nghiệp, 2012).

Tuy nhiên nhìn chi tiết vào loại hình sở hữu của các cơng ty sản xuất giấy, không phải công ty nào cũng sử dụng công nghệ cũ, xả thải ra môi trường trầm trọng. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước sử dụng công nghệ cũ, gây ô nhiễm hơn do được bảo hộ, khơng chịu áp lực từ phía thế giới. Trong khi đó doanh nghiệp đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ hiện đại, ít ơ nhiễm hơn.

Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty giấy đã từng xả thải ở mức nghiêm trọng đối với mơi trường. Điển hình như trường hợp nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong thời kỳ nghiên cứu khả thi và thiết kế công nghệ của nhà máy giấy Bãi Bằng (1974-1977), Việt Nam chưa đặt các yêu cầu về đánh giá tác động mơi trường cho dự án, khơng có bất kỳ nghiên cứu mơi trường nào được thực hiện, những người ra quyết định và thực hiện dự án đều cho rằng việc bỏ qua xem xét môi trường là đúng đắn (Bộ khoa học cơng nghệ và mơi trường, 1995). Khơng có hệ thống xử lý nước thải, Bãi Bằng từng là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phải tìm biện pháp khắc phục (Thủ tướng chính phủ, 2003). Đi vào hoạt động từ năm 1982 nhưng đến năm 2003, Bãi Bằng mới đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 30.000 m3 nước/ngày để phục vụ cho nhu cầu xả thải khoảng 26.000 m3 nước/ngày. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng xả thải ra mơi trường dù đã có hệ thống xử lý để tiết kiệm được các chi phí về năng lượng (Báo người đơ thị online, 2016). Một động cơ khác để xả thải là các doanh nghiệp này dễ dàng vượt qua những xử lý về mơi trường hơn trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải (Tạp chí cơng nghiệp, 2009). Chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong ngành giấy tích cực xả thải mà đối tượng gây ô nhiễm trầm trọng nhất là các làng nghề (Vũ Duy Vĩnh, 2008). Đối với những cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất giấy, các cơ sở sản xuất giấy tại các làng nghề, nhà nước đã có thơng tin chính xác về việc xả thải của các cơ sở này nhiều năm. Tuy nhiên chỉ có những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mới bị xử lý như trường hợp xả thải trên sông Nhuệ (Báo VnExpress, 2011), sông Mã (Báo Vnexpress, 2013). Việc đóng cửa một doanh nghiệp xả thải chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp tái phạm nhiều lần. Đặc biệt, trường hợp các doanh nghiệp thuộc

làng nghề gây ơ nhiễm, điển hình như làng nghề Phong Khê, tổng cơng suất của làng nghề là khoảng 200.000 tấn giấy/năm (424 doanh nghiệp, hộ sản xuất giấy). Công suất này bằng với một nhà máy giấy cỡ trung bình trên thế giới. Thế nhưng do quy mô của các xưởng sản xuất quá nhỏ nên các quy định của nhà nước trở nên không phù hợp để xử lý những xưởng sản xuất này.

Hộp 3.2. Nhà máy giấy An Hịa gây ơ nhiễm

Đối với những doanh nghiệp sản xuất lớn thì các cơ quan chức năng khơng chấm dứt được hoạt động xả thải của những doanh nghiệp. Tiêu biểu như trường hợp nhà máy giấy An Hòa. Dù đã tái phạm nhiều lần, đã nộp phạt nhưng các cơ quan chức năng hầu như chỉ phạt cảnh cáo và chờ doanh nghiệp tìm giải pháp khắc phục.

Các doanh nghiệp chỉ thực sự cải thiện hệ thống xả thải một cách nghiêm túc khi buộc phải cải tiến quy trình sản xuất để thu hút đầu tư nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngồi. Điển hình là cơng ty giấy Sài Gịn, sau khi bị cảnh cáo về mơi trường, công ty thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư hệ thống xử lý chất thải, góp phần giảm ảnh hưởng đối với môi trường trong khi sản xuất giấy.

Nhà máy An Hịa có cơng suất 130.000 tấn/năm, tư vấn cho nhà máy là công ty Marubeni của Nhật Bản (trị giá nhà máy là 130 triệu usd). Được nhà nước quy hoạch vùng nguyên liệu là 380.000 ha (Hidayat và cộng sự, 2012), An Hịa có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của luật (Sở tài nguyên và môi trường Tuyên Quang, 2014).

Sau khi đi vào hoạt động từ năm 2011, cơng ty giấy An Hóa đã gây ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân địa phương. Việc cơng ty này xả thải ra sơng đã bị các cơ quan có chức năng kiểm tra, xử phạt nhiều lần. Trong năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, cảnh sát môi trường, sở tài nguyên và môi trường Tuyên Quang đã phạt công ty này 950 triệu đồng (Báo Tài nguyên và môi trường, 2015). Nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định là do các thiết bị chưa đồng bộ trong quá trình vận hành (Sở tài nguyên và môi trường Tuyên Quang, 2014). Dù đã cam kết nhiều lần nhưng công ty vẫn chưa khắc phục được tình trạng xả thải. Hàng ngày sơng Lơ vẫn bị đầu độc bởi 7.500 m3 nước thải và người dân địa phương vẫn phải gồng mình để thích nghi với mơi trường (Báo Đại đồn kết, 2015). Khi báo chí điều tra về việc nhà máy xả thải ra sơng Lơ thì đại diện An Hịa trả lời rằng “mùi hơi thối là đặc trưng của ngành bột giấy” (Báo Tài nguyên và môi trường, 2015).

Dư luận gần đây thường hay nhắc đến dự án của tập đoàn Lee&Man ở Hậu Giang. Trong giai đoạn thu hút đầu tư vào năm 2007 , các cơ quan quản lý của Việt Nam đã xem nhẹ vấn đề môi trường của dự án này khi phê duyệt mà không cần báo cáo đánh giá tác động môi trường, không rõ dự án sử dụng cơng nghệ gì. Tuy nhiên, những doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam như VinaKraft, Chánh Dương (vốn của Nine Dragon) đều chưa từng có dấu hiệu gây ơ nhiễm mơi trường.

Hộp 3.3. Dự án của Sojitz

Các nhà máy lớn của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy phế thải chứ không phải là từ gỗ như ở các nước khác do đây là loại nguyên liệu mới xuất hiện, tiêu tốn ít năng lượng hơn cơng nghệ sản xuất cũ (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2011). Do công nghệ thu gom trong nước làm chưa tốt nên nguyên liệu giấy thải thường nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên việc các cơ quan nhà nước chấp nhận các nhà máy giấy mới tương đối khó khăn do lo ngại vấn đề về ơ nhiễm môi trường.

Ngành giấy trong nước gây ô nhiễm nhưng những tiêu chí về cơng nghệ, tiêu chuẩn về nước thải của ngành giấy vẫn không được quy định một cách rõ ràng, cụ thể (Báo mới, 2011). Điều này làm cho rất ít địa phương đồng ý cho xây dựng nhà máy sử dụng giấy, kể cả khi

Năm 2013, Dự án bột giấy do tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và JK (Ấn Độ) đề xuất xây dựng ở Quãng Ngãi với công suất 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 180 triệu USD (Báo Đầu tư, 2014b). Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cùng các Bộ, ngành có liên quan đã cơng tác tại Ấn Độ để thống nhất các vấn đề liên quan đến đầu tư cho liên doanh Sojitz và JK. Dự kiến dự án đầu tư có thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau vài tháng (Báo VnExpress, 2013a).

Tuy nhiên, đến 2014, dự án vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư do các vấn đề về môi trường. UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các nhà đầu tư phải tìm kiếm dây chuyền công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn này thậm chí cịn cao hơn so với Nhật Bản (Báo Đầu tư, 2014f). Cuối cùng khi dự án tìm được công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, UBND tỉnh Quãng Ngãi lại không đồng ý cho liên doanh Sojitz và JK đầu tư nhà máy bột giấy, ngun nhân là dự án khơng có trong quy hoạch của Bộ Công thương (Báo Đầu tư, 2014a).

Điều đáng nói là khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên có vùng nguyên liệu dồi dào nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào theo quy hoạch của Bộ đi vào hoạt động. Nguồn nguyên liệu dư thừa chủ yếu xuất thơ sang nước ngồi (Báo Đầu tư, 2015a). Theo quy hoạch này thì khu vực này có ba dự án bột giấy là Dự án bột giấy Tân Mai, dự án nhà máy sản xuất bột giấy Bình Định, dự án nhà máy bột giấy VNT với tổng công suất 530.000 tấn bột giấy/năm, các dự án này hiện tại đều đang triển khai một cách chậm chạp (Báo Đầu tư, 2015d).

doanh nghiệp cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đáp ứng tiêu chuẩn thế giới.

Hộp 3.4. Dự án của Lee&Man gặp khó

Các địa phương tạo rào cản đầu tư về mặt quy trình đã làm tiến độ triển khai của các dự án mới của ngành giấy ở Việt Nam rất chậm đặc biệt là nếu so với Indonesia (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Bộ công thương 2015). Một trường hợp điển hình trong những năm gần đây là trường hợp của công ty Sojitz. Sojitz mất 3 năm theo đuổi để xin giấy chứng nhận đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy ở Quảng Ngãi. Nhưng cuối cùng Sojitz bị từ chối vì lý do khơng nằm trong quy hoạch của Bộ Công thương (Báo Đầu tư, 2015c).

Vai trò của nhà nước trung ương, nhà nước địa phương mờ nhạt trong việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Trong xã hội nổi lên vai trò mới của hiệp hội và các tổ chức dân sự.

Tháng 6/2007, UBND tỉnh Hậu Giang cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam trực thuộc tập đồn giấy Lee&Man tại Khu cơng nghiệp Sơng Hậu mà khơng có báo cáo đánh giá tác động và cam kết xử lý môi trường theo Luật môi trường Việt Nam (Báo Đầu tư, 2013b). Theo ước tính thì cơng suất xử lý nước thải của 2 nhà máy giấy và bột giấy là 56.272 m3/ngày (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2007). Lee&Man chỉ bổ sung các báo cáo này sau khi có nhiều ý kiến phản đối từ báo chí và dư luận. Lý do Bộ công thương đồng ý với dự án này là do thiếu hụt giấy trong nước (Báo Dân trí, 2016).

Năm 2013, Lee&Man xin gia hạn đến năm 2015 sẽ đưa nhà máy đi vào hoạt động (Báo Đầu tư, 2013b). Đến 2016, khi chuẩn bị đi vào hoạt động, Lee&Man lại tiếp tục gặp phản ứng từ phía cơng chúng. Rút kinh nghiệm từ vụ Fomosa, Lee & Man tuyên bố khơng sử dụng xút trong q trình sản xuất, cam kết tiêu chuẩn về xả thải của Lee & Man là đạt theo tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp và bột giấy năm 2015 (Báo người đô thị online, 2016). Theo các chuyên gia, việc các công ty cam kết về các chỉ số về xả thải là không đủ. Tiêu chuẩn xả thải phải bằng hoặc thậm chí là tốt hơn khi chưa có nhà máy (Báo người đơ thị online, 2016).

Do ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam, các chuyên gia, dư luận, Bộ tài nguyên – môi trường đã tổ chức đợt kiểm tra tại dự án của Lee & Man tập trung vào nước thải với ba nội dung chính là quy trình phê duyệt ĐTM, việc chấp hành pháp luật của Lee & Man, phương án, cơng trình ứng phó sự cố mơi trường dưới sự giám sát của người dân (Báo Đầu tư, 2016). Bộ công thương xem xét dừng dự án nhà máy bột giấy của công ty TNHH Lee & Man ở Hậu Giang nếu dự án có nguy cơ gây ra ô nhiễm (Báo kinh doanh & Pháp luật, 2016).

Tiêu biểu như sự kiện nhà máy giấy Lee&Man, chính hiệp hội thủy sản Việt Nam lên tiếng đầu tiên, sau đó là sự phản ứng của người dân thơng qua báo chí, mạng xã hội đã buộc nhà nước phải tăng cường kiểm tra các tiêu chuẩn về xả thải, môi trường của nhà máy Lee&Man.

3.4.2. Động cơ của doanh nghiệp để đổi mới vì mơi trường

Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành giấy Việt Nam để tận dụng thị trường trong nước, bảo hộ về thuế nhập khẩu chứ không phải là ưu thế về rừng nguyên liệu, tiêu chuẩn môi trường thấp như một số nghiên cứu đã chỉ ra. Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp này gặp phải áp lực từ quốc tế đối với hoạt động xả thải ra mơi trường của mình. Các doanh nghiệp trong nước, kể cả nhà nước, tư nhân tồn tại dựa vào thị trường dễ tính, nguồn ngun liệu, nhân cơng giá rẻ, các quy định về môi trường dễ dãi, bảo hộ bằng thuế nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước sẽ có khuynh hướng xả thải nhiều hơn. Một yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng xả thải của doanh nghiệp là mức phạt, khả năng phạt theo quy định của nhà nước Việt Nam. Các quy định này hiện nay khơng nhằm mục đích thực hiện luật mơi trường một cách nghiêm khắc, từ đó làm cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường, mà điển hình là trường hợp làng nghề Phong Khê. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra doanh nghiệp thì các quy định vẫn giữ vai trò rất quan trọng để buộc các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các công nghệ bảo vệ mơi trường. Do đó nhà nước nên có những quy định nghiêm ngặt, khó khăn hơn nếu muốn hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường xảy ra.

Hình 3.18. Nguyên nhân doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý môi trường

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Cải thiện ĐKLĐ

Yêu cẩu của cơ quan chức năng Bảo vệ mơi trường Giảm chi phí trong dài hạn Để thu hút/Yêu cầu của khách Khác

Có bốn cách để cắt giảm xả thải ở các nhà máy bột giấy và giấy: giảm sản lượng đầu ra, chuyển sang sử dụng năng lượng ít phát thải, gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, gia tăng sử dụng cơng nghệ kiểm sốt chất thải. Bốn cách này chia làm 2 nhóm là đổi mới và kiểm sốt. Q trình kiểm sốt có thể chịu tác động của các luật lệ, trong khi quá trình đổi mới chịu tác động của cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các chính sách hiện nay Việt Nam chỉ chú trọng tới q trình kiểm sốt hơn là thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng công suất, sản xuất hiệu quả và an tồn với mơi trường. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng gia tăng năng suất và giảm thải ra môi trường của doanh nghiệp (Chu Văn Giáp & Nguyễn Thị Lâm Giang, 2013).

Chỉ khi nhà nước thay đổi chính sách hoặc ngành giấy gặp phải một cú sốc từ bên ngồi mà chính sách chưa phản ứng kịp thì mới tạo động cơ để cho ngành giấy đổi mới, hiệu quả hơn. Ví dụ năm 2013, nhu cầu tiêu dùng của thị trường giấy Việt Nam giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành giấy vẫn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa tăng lên do không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp buộc phải áp dụng các biện pháp giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng để giảm giá thành sản xuất, gia tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả là dù

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 46)