Nguyên nhân doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 51 - 67)

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Cải thiện ĐKLĐ

Yêu cẩu của cơ quan chức năng Bảo vệ môi trường Giảm chi phí trong dài hạn Để thu hút/Yêu cầu của khách Khác

Có bốn cách để cắt giảm xả thải ở các nhà máy bột giấy và giấy: giảm sản lượng đầu ra, chuyển sang sử dụng năng lượng ít phát thải, gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, gia tăng sử dụng cơng nghệ kiểm sốt chất thải. Bốn cách này chia làm 2 nhóm là đổi mới và kiểm sốt. Q trình kiểm sốt có thể chịu tác động của các luật lệ, trong khi quá trình đổi mới chịu tác động của cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các chính sách hiện nay Việt Nam chỉ chú trọng tới q trình kiểm sốt hơn là thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng công suất, sản xuất hiệu quả và an tồn với mơi trường. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng gia tăng năng suất và giảm thải ra môi trường của doanh nghiệp (Chu Văn Giáp & Nguyễn Thị Lâm Giang, 2013).

Chỉ khi nhà nước thay đổi chính sách hoặc ngành giấy gặp phải một cú sốc từ bên ngồi mà chính sách chưa phản ứng kịp thì mới tạo động cơ để cho ngành giấy đổi mới, hiệu quả hơn. Ví dụ năm 2013, nhu cầu tiêu dùng của thị trường giấy Việt Nam giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành giấy vẫn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa tăng lên do không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp buộc phải áp dụng các biện pháp giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng để giảm giá thành sản xuất, gia tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả là dù khủng hoảng nhưng ngành giấy trong nước vẫn phát triển được và tốt hơn trước (Báo Đầu tư, 2013c).

Như vậy, việc nhà nước gia tăng các yêu cầu đối với mơi trường trong giai đoạn hiện nay có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động R&D từ đó dẫn đến kết quả là vừa gia tăng năng lực sản xuất, vừa đảm bảo giảm xả thải ra môi trường theo giả thuyết Porter.

Việc áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn ở công ty giấy Phong Châu, công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy xuất khẩu Thái Nguyên, công ty giấy Sông Lam đã chứng minh rằng việc đầu tư vào mơi trường có thể đạt đồng thời 2 mục tiêu. Sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn, việc sử dụng nguyên, nhiên liệu tại các công ty giảm giúp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và giảm xả thải ra mơi trường bên ngồi. Tuy nhiên, ngoài việc để doanh nghiệp chủ động áp dụng những biện pháp tương tự, nhà nước cần có các biện pháp nghiêm khắc để giảm ảnh hưởng tiêu cực của việc xả thải ra môi trường.

CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Bài học kinh nghiệm ở các nước 4.1. Bài học kinh nghiệm ở các nước

4.1.1. Trung Quốc

Nhờ chính sách hỗ trợ ngành giấy của nhà nước, Trung Quốc trở thành nước sản xuất giấy lớn thứ hai trên thế giới (Barr, Cossalter, & Rhee, 2005). Chính sách ở Trung Quốc giúp các nhà đầu tư trong nước hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, các nhà đầu tư nước ngồi cũng thu được lợi ích khi nắm giữ một phần thị trường nội địa của Trung Quốc.

Nhà nước Trung Quốc định hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu nên khuyến khích đầu tư đối với các dự án sản xuất giấy, bột giấy phục vụ nhu cầu trong nước (He & Barr, 2004). Nhà nước ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu giấy, ban hành danh mục các dự án lớn để khuyến khích đầu tư nước ngồi, hỗ trợ về vốn, lãi suất, thời gian vay. Bên cạnh đó, Trung Quốc trao quyền cho chính quyền địa phương để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư. Khi tiến hành cơ cấu lại ngành giấy trong nước, Trung Quốc ưu tiên phát triển các nhà máy bột hóa có cơng suất lớn, giảm các doanh nghiệp sản xuất bột cơ, các doanh nghiệp lạc hậu, công suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Trung Quốc xây dựng những nhà máy có cơng suất lớn để tận dụng lợi thế theo quy mô, đối với những nhà máy nhỏ thì kiên quyết buộc phải sáp nhập để hiệu quả hoạt động tốt hơn hoặc buộc phải giải thế. Do nhu cầu trong nước quá lớn, Trung Quốc cũng tăng cường sử dụng các biện pháp để gia tăng mức độ sử dụng giấy phế thải. Những chính sách được sử dụng bao gồm chính sách tăng cường thu gom, quy định một tỷ lệ giấy tái chế phải được sử dụng trong sản phẩm giấy, nâng cấp công nghệ sản xuất từ giấy phế thải. Để đảm bảo môi trường, Trung Quốc sử dụng những biện pháp nghiêm khắc đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, buộc doanh nghiệp có trách nhiệm đối với mơi trường sinh thái, đồng thời kiên quyết đóng cửa những doanh nghiệp xả thải ra môi trường.

4.1.2. Indonesia

Ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Indonesia là ngành công nghiệp bền vững, tạo ra giá trị gia tăng cao cho nguồn tài nguyên thiên nhiên (Sonnenfeld, 1998). Indonesia có những nhà máy giấy và bột giấy ở quy mô thế giới và là nước phát triển nhất về sản xuất giấy và bột giấy ở Đông Nam Á.

Tiêu dùng giấy bình quân đầu người ở Indonesia rất thấp do nền công nghiệp định hướng xuất khẩu. Nhà nước Indonesia khuyến khích tư nhân đầu tư vào sản xuất giấy, bột giấy với quy mô lớn. Để phát triển vùng nguyên liệu Indonesia giao đất rừng cho tư nhân quản lý, khai thác. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân được phát huy, số lượng doanh nghiệp tư nhân vượt trội các doanh nghiệp nhà nước trong ngành giấy đã tạo ra sự phát triển của công nghiệp giấy ở Indonesia (Lang, 1996). Trong lịch sử của Indonesia đã từng diễn ra việc cấm xuất khẩu gỗ bằng biện pháp thuế xuất khẩu. Nhưng biện pháp cấm đoán này chỉ làm lợi cho các nhà sản xuất trong nước và làm giảm nguồn thu của nông dân, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ mà không thu được lợi ích nào khác.

Chính sách cơng nghiệp của Indonesia tập trung vào việc phát triển những thế mạnh mà nước này có sẵn như rừng, những ngành cơng nghiệp phụ trợ mang tính cơng nghiệp nặng. Nhờ vào suy thối trên thị trường giấy và bột giấy mà những nhà máy tại Indonesia được mua lại công nghệ cao với một mức giá tốt. Khi đó các cơng ty cơng nghệ tại Bắc Âu sẵn sàng bán cơng nghệ do chính phủ các nước này đang có trợ cấp cho việc bán hàng với các khoản vay lãi suất thấp và tín dụng thương mại. Nhờ tận dụng những cơng nghệ mới nhất, các nhà máy ở Indonesia trở thành người đi đầu về công nghệ trong ngành giấy và bột giấy. Ở đây cịn có vai trị của các công ty tư vấn và cung cấp công nghệ đến từ Bắc Âu, một số công ty cung cấp cơng nghệ thậm chí đã trở thành đối tác liên doanh với các nhà sản xuất tại Indonesia. Sau khi các doanh nghiệp FDI tiến hành đầu tư, có một làn sóng các doanh nghiệp tư nhân trong nước ra đời từ giới trẻ làm việc hoặc có mối liên hệ với các doanh nghiệp FDI đầu tư trong nước. Một thế hệ đầu tư dài hạn phát triển đã định hình lại ngành giấy ở Indonesia. Vận động xã hội là cơ sở để cơng chúng và chính phủ nhận diện được những tác động tiêu cực ở một số cơng ty trong ngành giấy ở Indonesia, từ đó tác động điều chỉnh về luật lệ và các yêu cầu về công nghệ. Hành động của cộng đồng dân cư nông thôn, các nhà hoạt động môi trường, nhân quyền đã giúp ngành giấy, bột giấy ở Indonesia phát triển nhanh nhưng vẫn thân thiện với môi trường.

4.1.3. Thái Lan

Thái Lan là nước có sản lượng sản xuất bột giấy và giấy đứng thứ hai ở Đông Nam Á. Nhu cầu tiêu thụ trong nước cao tạo điều kiện để các doanh nghiệp giấy Thái Lan chun mơn

hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ngành giấy Thái Lan lấy trọng tâm là phát triển theo định hướng xuất khẩu.

Ở Thái Lan, công nghiệp bột giấy, giấy được phát triển sau khi các cơng ty ở phía Bắc như Stora Enso, Advance Agro, Oji, Norske Skog thâu tóm các cơng ty trong nước sau khủng hoảng kinh tế. Các chính sách để hỗ trợ ngành giấy Thái Lan bao gồm quy hoạch rừng, hỗ trợ trồng rừng, thu gom đất đai phục vụ cho các doanh nghiệp trong ngành giấy, bột giấy. Ngồi ra các cơng ty ở Thái Lan cịn sử dụng các hợp đồng bao tiêu để hỗ trợ người dân trồng rừng. Việc huy động vốn ở Thái Lan chủ yếu thực hiện thông qua thị trường chứng khốn trong nước và nước ngồi. Việc mở rộng diện tích rừng trồng và ngành cơng nghiệp giấy, bột giấy Thái Lan còn do sự thúc đẩy từ nhiều tổ chức như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, cơ quan viện trợ đến từ Canada, Anh, Nhật, Úc, Phần Lan, Thụy Điển. Ngoài nhà nước và các doanh nghiệp, vận động xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc mang lại công bằng, gây áp lực buộc nhà nước và doanh nghiệp phải đảm bảo minh bạch, an tồn cho mơi trường. Đã có nhiều cuộc đụng độ diễn ra giữa người biểu tình và chính phủ trong ở Thái Lan, cuối cùng nhà nước và doanh nghiệp buộc phải lùi bước.

4.1.4. Nhật Bản

Năm 2015, Nhật Bản là nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giấy. Công nghiệp giấy, bột giấy Nhật Bản bắt đầu từ năm 1873 với sự thành lập của công ty Oji. Ban đầu nhà máy sử dụng máy móc của Đức, Mỹ, dưới sự tư vấn của những kỹ sư nước ngồi (Miyanishi, 2015). Hiệp hộp kỹ thuật cơng nghệ giấy và bột giấy (TAPPI) được thành lập vào năm 1947 để giúp ngành giấy bằng cách tạo ra mạng lưới trao đổi và cung cấp thơng tin. Chính tổ chức này đã tạo ra những cách mạng cho ngành giấy nước Nhật (Miyanishi, 2015).

Lợi thế ngành giấy Nhật Bản đến từ nhu cầu tiêu thụ cao trong nước, đi trước trong cơng nghệ sản xuất và trình độ quản lý. Tuy nhiên, do phải lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, biến động về mặt tỷ giá, các nhà máy giấy, bột giấy của Nhật Bản có chi phí cao hơn so với mức bình qn của thế giới. Ngành công nghiệp giấy, bột giấy của Nhật cịn có một đặc trưng khác là mức độ thu gom giấy phế thải tái chế ở mức cao, sử dụng năng lượng hiệu quả, mức xả thải ứng với GDP rất thấp so với các nền kinh tế phát triển (Miyanishi, 2015). Quá trình thu gom được tiến hành tại nguồn thơng qua phân chia của người sử dụng. Hiện nay

Nhật Bản đang nghiên cứu những công nghệ mới trong ngành giấy, bột giấy như công nghệ nano, cơng nghệ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của gỗ.

4.1.5. Tổng kết bài học từ các nước

Ngồi Trung Quốc phát triển cơng nghiệp giấy theo định hướng thay thế hàng nhập khẩu do thị trường trong nước quá lớn thì Nhật, Indonesia, Thái Lan đều phát triển ngành công nghiệp giấy theo định hướng xuất khẩu. Cả bốn nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật đều có chính sách ưu tiên phát triển những nhà máy bột giấy, giấy với quy mô lớn, công nghệ hiện đại để tận dụng lợi thế quy mơ. Chính sách ở các nước này khuyến khích, hỗ trợ cho những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và đầu tư vào cơng nghệ tiên tiến để tạo ngành giấy có sức cạnh tranh mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Do thời gian thu hồi vốn của dự án nhà máy giấy, bột giấy dài (15-20 năm) nên cả bốn nước đều có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, cịn tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể huy động vốn ở thị trường chứng khốn trong và ngồi nước. Các nước cũng chú trọng trong việc lựa chọn những nhà đầu tư có kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sản xuất để thu hút đầu tư.

Sự phát triển của ngành giấy gắn với sự hạn chế dần vai trò của nhà nước. Ban đầu nhà nước ưu đãi doanh nghiệp, nhưng sau đó thì doanh nghiệp trong quá trình hội nhập gia tăng năng lực cạnh tranh và hoạt động tuân theo các quy luật thị trường. Các chính sách ưu đãi thường thấy là ưu đãi về vay vốn, miễn thuế, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư. Để đảm bảo vấn đề về môi trường, cả 4 nước đều phải kiên quyết đóng cửa những nhà máy hoạt động không hiệu quả, xả thải ra môi trường và có những biện pháp buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về môi trường trong khu vực mà nhà máy hoạt động.

4.2. Gợi ý chính sách

Về các nhân tố đầu vào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát triển không đúng tiềm năng của ngành giấy Việt Nam như quy hoạch khơng phù hợp, chưa phát huy được vai trị của doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, trợ cấp quá mức cho các doanh nghiệp nhà nước, các dự án trồng rừng, phát triển công nghiệp theo phương thức cào bằng khơng quan tâm tới lợi ích kinh tế, khơng phục vụ phát triển cơng nghiệp. Đây đều là các bài tốn khó và khơng thể giải quyết tất cả cùng một lúc được. Do vậy, tác giả chỉ gợi ý một số chính sách mà tác

giả nhận thấy là quan trọng hơn cả và khả dĩ thực hiện để đảm bảo ngành giấy phát triển một cách phù hợp.

4.2.1. Hạn chế việc can thiệp không hợp lý của nhà nước

Việc quy hoạch địa điểm doanh nghiệp, cơ cấu lao động theo vùng miền, không nên là vai trò, thẩm quyền của nhà nước. Nhà nước cần tập trung hơn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, xây dựng tính kỷ luật và tác phong lao động cơng nghiệp cho người lao động, đồng thời hạn chế những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính, giao thơng hàng hóa.

Thay đổi chính sách thuế giảm bớt sự bảo hộ đối với ngành giấy trong nước, giảm phân biệt đối xử giữa giấy phế thải nhập khẩu và giấy phế thải thu gom trong nước. Đối với vùng nguyên liệu giấy, nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo do yếu tố lịch sử. Nhưng cần hỗ trợ nghiên cứu để tạo ra những lồi cây có năng suất cao, chu kỳ khai thác nhanh, phù hợp với nhiều ngành và đảm bảo cân bằng sinh thái. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bột giấy, giấy hoạt động không hiệu quả, công suất nhỏ. Trong trường hợp các doanh nghiệp không cải thiện được hiệu quả phải kiên quyết đóng cửa.

4.2.2. Tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng

Qua phân tích tính về năng lực cạnh tranh của ngành giấy, ta thấy rằng muốn ngành giấy phát triển nhà nước phải khuyến khích gia tăng cạnh tranh trong nội bộ ngành. Hạn chế những ưu đãi mà các doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu. Đối với những doanh nghiệp mà nhà nước có tham gia góp vốn cần tăng cường cơng khai, minh bạch trong quá trình hoạt động. Kinh nghiệm về sự phát triển ngành giấy của Indonesia cho thấy việc tư nhân hóa trong các khâu của q trình sản xuất giấy đã góp phần tạo dựng nên các vùng nguyên liệu và những nhà máy bột giấy có quy mơ lớn. Do đó nhà nước cần đảm bảo sự bình đẳng giữa khu vực tư nhân với khu vực kinh tế nhà nước.

4.2.3. Thu hút đầu tư nước ngoài

Tương lai ngành giấy phụ thuộc khả năng của nhà nước, doanh nghiệp trong việc tận dụng các doanh nghiệp nước ngoài, tạo liên kết giữa doanh nghiệp nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngồi cần tạo điều kiện, mơi trường để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc phát triển ngành giấy trong nước. Khi thu hút đầu tư cần tập trung các dự án lớn, hiện đại, có năng lực về vốn, trình độ kỹ thuật, khả năng tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 51 - 67)