Dự án của Sojitz

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 49 - 50)

Các nhà máy lớn của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy phế thải chứ không phải là từ gỗ như ở các nước khác do đây là loại nguyên liệu mới xuất hiện, tiêu tốn ít năng lượng hơn công nghệ sản xuất cũ (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2011). Do công nghệ thu gom trong nước làm chưa tốt nên nguyên liệu giấy thải thường nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên việc các cơ quan nhà nước chấp nhận các nhà máy giấy mới tương đối khó khăn do lo ngại vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Ngành giấy trong nước gây ơ nhiễm nhưng những tiêu chí về cơng nghệ, tiêu chuẩn về nước thải của ngành giấy vẫn không được quy định một cách rõ ràng, cụ thể (Báo mới, 2011). Điều này làm cho rất ít địa phương đồng ý cho xây dựng nhà máy sử dụng giấy, kể cả khi

Năm 2013, Dự án bột giấy do tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và JK (Ấn Độ) đề xuất xây dựng ở Quãng Ngãi với công suất 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 180 triệu USD (Báo Đầu tư, 2014b). Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cùng các Bộ, ngành có liên quan đã cơng tác tại Ấn Độ để thống nhất các vấn đề liên quan đến đầu tư cho liên doanh Sojitz và JK. Dự kiến dự án đầu tư có thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau vài tháng (Báo VnExpress, 2013a).

Tuy nhiên, đến 2014, dự án vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư do các vấn đề về môi trường. UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các nhà đầu tư phải tìm kiếm dây chuyền công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn này thậm chí còn cao hơn so với Nhật Bản (Báo Đầu tư, 2014f). Cuối cùng khi dự án tìm được cơng nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, UBND tỉnh Quãng Ngãi lại không đồng ý cho liên doanh Sojitz và JK đầu tư nhà máy bột giấy, ngun nhân là dự án khơng có trong quy hoạch của Bộ Cơng thương (Báo Đầu tư, 2014a).

Điều đáng nói là khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên có vùng nguyên liệu dồi dào nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào theo quy hoạch của Bộ đi vào hoạt động. Nguồn nguyên liệu dư thừa chủ yếu xuất thơ sang nước ngồi (Báo Đầu tư, 2015a). Theo quy hoạch này thì khu vực này có ba dự án bột giấy là Dự án bột giấy Tân Mai, dự án nhà máy sản xuất bột giấy Bình Định, dự án nhà máy bột giấy VNT với tổng công suất 530.000 tấn bột giấy/năm, các dự án này hiện tại đều đang triển khai một cách chậm chạp (Báo Đầu tư, 2015d).

doanh nghiệp cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đáp ứng tiêu chuẩn thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 49 - 50)