Diện tích rừng năm 2013 theo vùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 34 - 35)

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2016) Để cung cấp nguyên liệu gỗ cho ngành giấy, Việt Nam triển khai các chương trình trồng rừng từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài (Hidayat và cộng sự, 2012). Những khoản viện trợ này nhằm gia tăng thu nhập cho những vùng khó khăn, đảm bảo tính cân bằng về kinh tế giữa các vùng miền. Vì vậy, các dự án trồng rừng khơng triển khai ở những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà trồng trên đất chất lượng thấp, nằm rải rác và không được canh tác tốt. Hai loại cây chính dùng cho cơng nghiệp giấy theo kế hoạch ban đầu là cây bạch đàn và cây keo, bạch đàn trồng ở vùng đất khô cằn hơn keo. Kết quả cây keo trở thành cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam vì bạch đàn khó khai thác và chất lượng không cao. Cách trồng

và khai thác keo hiện nay chỉ phù hợp làm nguyên liệu cho ngành giấy do tập quán canh tác của người dân và đường kính gỗ thành phẩm nhỏ (Miyanishi, 2015).

Ngồi viện trợ, ngành trồng rừng được hưởng nhiều ưu đãi như cấp đất dài hạn, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ về lãi suất (Hội đồng bộ trưởng, 1999). Có quá nhiều ưu đãi như vậy nên ngành rừng trồng trở thành khu vực của người giàu, quan chức nhà nước với những đặc quyền đặc lợi thay vì là người dân nghèo. Các chương trình trồng rừng đều thất bại. Chương trình 5 triệu ha rừng tiêu tốn đến 2,5 tỷ USD mà diện tích rừng trồng mới của Việt Nam vẫn bị khai thác trước hạn, không khả thi về mặt kinh tế, diện tích rừng tự nhiên thì giảm. Việc phát triển nông thôn tại các cộng đồng miền núi cũng thất bại.

Năm 1998, quy mô của ngành dăm Việt Nam còn nhỏ bé, các doanh nghiệp xuất khẩu dăm khơng đủ ngun liệu phải đóng cửa. Sau khi triển khai các chương trình trồng rừng, đến thời điểm thu hoạch, ngành giấy trong nước khơng có đủ khả năng tiêu thụ nên đã có thời giá dăm gỗ xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất. Chỉ khi Việt Nam hội nhập, kết hợp với nhu cầu nhập khẩu lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản thì ngành trồng rừng lấy dăm mới có sức sống trở lại. Các khoản viện trợ, trợ cấp, ưu đãi ngày trước được chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Trung Quốc, Nhật Bản một cách nhanh chóng (dĩ nhiên, Việt Nam cũng thu được một phần lợi ích tăng thêm nhờ xuất khẩu).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 34 - 35)