Bài học rút ra từ cuộc chiến “catfish” giữa các nhà xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử dụng thương hiệu “catfish” cho các loại cá nói trên của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ; từ việc cà phê Trung Nguyên cũng bị chính đối tác của mình Rice Field Corporation đăng ký nhãn hiệu trước tại Mỹ… là những bài học kinh nghiệm quý giá và gay cấn đầu tiên về bảo vệ thương hiệu mà một số doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Vì vậy, Nhà nước và doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
o Nhà nước cần tổ chức các kênh thông tin thương mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thương hiệu
Tìm kiếm và xử lý thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh là khâu yếu kém nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do vậy, Nhà nước cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này. Như phần trên đã đề cập, việc cung cấp thơng tin từ phía các cơ quan chức năng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin chung chung mà chưa có những thơng tin chuyên sâu, cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tổ chức dịch vụ nghiên cứu thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần xem xét, điều chỉnh, tăng cường hoạt động của các kênh thông tin thương mại để chúng hoạt động thật sự hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, kịp thời.
Chúng ta cũng có thể thành lập những sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuýên để đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Khi tham gia sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường rộng lớn và đối với người tiêu dùng trực tiếp nhất, sử dụng công nghệ giao dịch hiệu quả, với những thông tin chi tiết, sinh động, mà không bị giới hạn về khơng gian, thời gian trong q trình
kinh doanh đồng thời lại giảm được chi phí quảng cáo, giao dịch, bán hàng. Tuy nhiên, để ra đời các sàn giao dịch này, bước đầu tiên phải lựa chọn các thành viên, sản phẩm có đủ năng lực để xuất khẩu, các thành viên khi tham gia cũng phải cam kết khả năng cung cấp hàng, chất lượng, thời gian giao hàng. Đặc biệt các thành viên phải cung cấp đầy đủ các thơng tin thị trường, giá cả, chính sách pháp luật và được miễn phí thành viên hai năm đầu. Để sàn giao dịch điện tử hoạt động hiệu quả, các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch này trên hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế.
Hàng năm, Cục Sở hữu công nghiệp (SHCN) nên có bản thơng báo tương tự như niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong năm đó. Cịn “Cơng báo sở công nghiệp” ra ngày 25 hàng tháng hiện nay chỉ được cấp trực tiếp từ Cục SHCN cho 4 loại cơ quan : Toà án nhân dân cấp tỉnh, các sở Khoa học công nghệ và Môi trường, các cơ quan quản lý thị trường các địa phương, cơ quan hải quan các địa phương...thì nên quảng bá thương hiệu rộng rãi đến tận các doanh nghiệp thì mới thực sự phát huy được tác dụng vì nhiều khi doanh nghiệp muốn biết về các nhãn hiệu đã đăng ký trước khi đăng ký nhãn hiệu của mình để tránh trùng lặp cũng không biết lấy thông tin ở đâu.
Một việc cấp thiết nữa phải làm là Nhà nước nên bỏ tiền và mời chuyên gia tổ chức những đợt tập huấn rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về pháp luật SHCN, về xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Việc đăng ký thương hiệu ở nước ngoài là khá tốn kém. Vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được sự cần thiết của việc đăng ký và quảng bá thương hiệu nhưng “lực bất tịng tâm”. Trước thực trạng này, Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đăng ký và quảng bá thương hiệu ở nước ngồi. Ví dụ như hỗ trợ 50% kinh phí trong 5 năm đầu để doanh nghiệp Nhà nước đăng ký và quảng cáo thương hiệu, nhãn mác hàng hoá trên thị trường nước ngoài.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư vấn, dịch vụ đại diện SHCN
SHCN được thực hiện thông qua người đại diện SHCN, chứng tỏ nhu cầu thực tế về lĩnh vực này rất cao [25]. Tuy nhiên theo như quy định tại NĐ 63/Chính phủ, các điều kiện để được cấp thẻ người đại diện SHCN dường như không phù hợp với tình hình thực tại ở Việt Nam. Vì vậy mà tình hình hoạt động SHCN đang diễn tiến hàng ngày, rất nhiều công ty tham gia hoạt động dịch vụ SHCN, trong khi đó tới nay mới chỉ có hơn năm chục tấm thẻ được cấp. Con số ít ỏi đó khơng thể đáp ứng được nhu cầu cao của hoạt động dịch vụ SHCN. Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và đầu tư…cần tìm ra biện pháp thích hợp để điều chỉnh và các luật sư đương nhiên phải được hành nghề trong lĩnh vực này.
o Tham gia các cơng ước về sở hữu trí tuệ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký và được bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, Nhà nước cần sớm tham gia các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, việc chần chừ tỏ ra “lợi bất cập hại”.
Chúng ta cần tham gia ký kết các điều ước quốc tế quan trọng về SHTT nói chung, sở hữu nhãn hiệu hàng hố nói riêng. Ví dụ: Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó; Hiệp ước Nice (1957) về nhãn hàng hố và dịch vụ cho mục đích đăng ký các nhãn hiệu; Cơng ước Berne (1971) về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật; Công ước Geneva (1971) về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép...
o Doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu ở trong nước và nước ngoài
Các doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngồi. Khi có ý định hay bắt đầu thương mại hoá sản phẩm trên thị trường Mỹ, phải nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay tại Văn phòng Sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO- United States Patent & Trademark Office) để tránh trường hợp bị đối tác Mỹ hớt tay trên.
Các doanh nghiệp Việt Nam trước hết hãy đăng ký nhãn hiệu hàng hố của mình tại Việt Nam vì khi đăng ký nhãn hiệu ở nước ngồi, cơ quan đăng ký tại đó sẽ yêu cầu phải có đăng ký trong nước.
Để đăng ký thương hiệu của mình tại Mỹ, doanh nghiệp phải tuân theo trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá do USPTO quy định như sau [22]:
Bước 1: Nộp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại USPTO.
Cơ sở để nộp đơn đăng ký là : (1)nhãn hiệu đã sử dụng ở Mỹ; (2)nhãn hiệu có ý định sử dụng ở Mỹ; (3)nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác ( là thành viên của công ước Pari hoặc của Thoả ước về nhãn hiệu hàng hố mà Mỹ cơng nhận); (4)nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của công ước Pari hoặc của Thoả ước về nhãn hiệu hàng hố mà Mỹ cơng nhận).
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hố được xem xét trong vịng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu khơng có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của các chuyên viên trong USPTO, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Thời gian khiếu nại là một tháng kể từ ngày đăng công báo.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hố được đăng trên cơng báo nếu khơng có ý kiến phản đối nhãn hiệu thuộc loại (1) và (4) sẽ được cấp ngay giấy chứng nhận. Những đơn thuộc loại ba sẽ chỉ được cấp giấy chứng nhận khi xuất trình giấy chứng nhận tại nước xuất xứ. Đối với những đơn loại hai, USPTO sẽ ra thông báo về việc chấp nhận đơn và người nộp đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận khi bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu được nộp và được USPTO chấp nhận trong thời hạn 3 năm kể từ khi nộp đơn.
Theo pháp luật Hoa Kỳ thì có 6 loại thương hiệu khơng được đăng ký bảo hộ là: (i) Những thương hiệu mang tính chất độc hại, vơ đạo đức, giả dối hoặc lừa đảo; (ii) những thương hiệu nhái lại, copy nhằm tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, nhất là những thương hiệu được bảo hộ ở nước sở tại; (iii) những thương hiệu mang địa danh, chẳng hạn: nước mắm Phú Quốc, mắm ruốc Vũng Tàu...vì có thể bị coi là quảng cáo láo (deceptive advertising); (iv) thương hiệu mang họ của một người như Trần, Nguyễn, Lê...; (v) thương hiệu có tên mang tính chất cơng dụng, hoặc diễn tả như: mắm cay...; (vi) thương hiệu lấy tên của tổng thống Hoa Kỳ và tên riêng của một số người khác.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đăng ký thương hiệu tại thị trường nước ngoài mang ý nghĩa sống cịn. Việc đăng ký khơng vì lợi ích trước mắt cho các doanh nghiệp: có thể bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài khơng cần tốn kém chi phí trung gian, khơng bị các cơng ty nước ngoài lấy nhãn mác của họ đặt tên cho sản phẩm của mình, khơng bị dìm giá trên thị trường vì sản phẩm khơng có nhãn mác,...mà cịn là lợi ích về lâu dài: tạo nên một thương hiệu uy tín, chất lượng.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua việc đăng ký tên miền trên Internet. Internet đang trở thành thế mạnh trong giao thương quốc tế, trong đó có việc tiếp thị. Một địa chỉ tên miền ngắn gọn, thông dụng dễ truy cập là điểm thuận lợi để doanh nghiệp đưa hình ảnh, thơng tin của mình đến với người tiêu dùng, vì thế đây là việc cần làm ngay từ bây giờ.
Một hình thức mới là thị trường điện tử ( e- market). Các doanh nghiệp nên đăng ký vào e – market để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế của nó là thu hút được sự quan tâm của người truy cập vào đúng trang web cần tìm thay vì phải chọn lựa giưã mn vàn website cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm.
Thay vì mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu (chi phí khá cao), các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở một văn phịng vệ tinh (trade show) cung cấp các thơng tin về sản phẩm, hình ảnh, thông tin về doanh nghiệp và là đại diện tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
o Trong trường hợp bị xâm phạm thương hiệu phải cân nhắc lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất
Trước hết các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vai trị của mình trong công tác đấu tranh chống vi phạm nhãn hiệu hàng hố vì quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và thị phần của doanh nghiệp. Từ đó hành động tích cực trong việc hợp tác với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh này.
Các doanh nghiệp phải có bộ phận chun trách về sở hữu cơng nghiệp, vì các cơ quan chức năng không đủ lực lượng để phát hiện hộ. Chúng ta cần học tập các doanh nghiệp nước ngồi, họ có những người chuyên phụ trách vấn đề
này, kiểm soát thị trường để phát hiện các vụ vi phạm họ thu thập đầy đủ bằng chứng rồi mới nhờ đến bàn tay của các cơ quan chức năng.
Các doanh nghiệp bị xâm hại thương hiệu phải rất thận trọng để tìm cách giải quyết trong những cách thức sau: khởi kiện, chuộc lại thương hiệu, đổi tên thương hiệu.
Khởi kiện:
Một số doanh nghiệp Việt Nam bị xâm phạm thương hiệu ở thị trường nước ngồi đã kiên quyết theo kiện để địi lại thương hiệu của mình như Cơng ty sữa Việt Nam (Vinamilk)…đã đề cập đến ở phần trên.
Tuy nhiên, việc theo kiện ở thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam cịn rất nhiều khó khăn:
-Việt Nam chưa được cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường
Theo Vụ Pháp chế, Bộ Thương mại, một trong những khó khăn lớn nhất là hiện có rất ít nước trên thế giới cơng nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường [10, tr.210]. Theo một chuyên viên Bộ Thương mại, việc đấu tranh để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường rất khó, có liên quan đến nhiều các vấn đề chính trị. Điều này gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện tụng.
-Trong các vụ tranh tụng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu chuyên gia giỏi, thiếu nhiều kiến thức đặc biệt về pháp luật
Đây là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Khác với các doanh nghiệp nước ngoài, khi tham gia vào thương trường, hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài đều thuê luật sư riêng để tư vấn, bảo vệ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam khơng hề nghĩ đến vấn đề này. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong các vụ kiện tụng quốc tế. Ví dụ như Cơng ty Petrol Việt Nam, khi phóng viên VASC Orient gọi điện thông báo việc Petrol Việt Nam bị một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thì trợ lý Tổng giám đốc hồn tồn bị bất ngờ và hỏi lại rằng: “Chúng tơi phải làm gì?” [26]. Họ thật sự khơng biết phải đối phó ra sao.
-Thiếu kinh phí
Đây cũng là một trở ngại rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam vì sự tranh chấp về thương hiệu rất tốn kém. Theo nhiều luật sư là Việt kiều ở Mỹ thì trung bình chi phí cho thủ tục tố tụng cho đến khi tranh cãi trước tồ thường ít nhất là 100.000 USD, và có khi lên tới hàng triệu USD mà vẫn chưa chắc thắng kiện. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phải bỏ ra những khoản tiền rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lo được để địi lại thương hiệu. Vifon đã phải mất hơn một năm và chi phí gần 10.000 USD để lấy lại thương hiệu ở Mỹ. Vinamilk cũng đã mất khoảng 20.000 USD mới địi lại được nhãn hiệu của mình [16].
Chuộc lại thương hiệu
Ngoài việc khởi kiện, các doanh nghiệp cũng có thể phải cân nhắc lựa chọn giải pháp bỏ tiền để chuộc lại nhãn hiệu của mình. Ví dụ trường hợp của Petrol Việt Nam, chắc chắn kẻ lợi dụng đã biết đây là một nhãn hiệu có tiếng tăm rất lớn ở nước ta. Có thể họ sẽ khơng bao giờ sản xuất, kinh doanh gì dưới cái tên đó, mục đích ở đây là để bắt chuộc lại thương hiệu vì biết ta rất cần.
Đổi tên thương hiệu
Giải pháp cuối cùng là doanh nghiệp buộc phải đổi tên thương hiệu, dù chẳng biết đến bao giờ thương hiệu mới có được chỗ đứng như thương hiệu trước trên thị trường. Đó là kinh nghiệm đau đớn mà khơng ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải nếm trải. Ví dụ như trường hợp cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trước sự ưu ái của người tiêu dùng Mỹ dành cho cá tra, cá ba sa Việt Nam, các chủ trại nuôi cá nheo sở tại lo lắng, thế là họ tiến hành chiến dịch bài xích, tuyên truyền... và cử cả đồn sang kiểm sốt về mơi trường nuôi cá ở