Các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hố nhập khẩu có rất nhiều. Tuy nhiên, dưới đây, luận văn chỉ nghiên cứu một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hố nhập khẩu có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam như thủ tục nhập khẩu, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá, các qui định về quyền sở hữu trí tuệ, các qui định về thuế suất và các yêu cầu đối với những mặt hàng bị kiểm soát chặt chẽ.
2.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀO HOA KỲ HOA KỲ
Thủ tục nhập khẩu hàng hố là các bước cơng việc theo quy định mà người nhập khẩu hoặc người được người nhập khẩu uỷ quyền làm trực tiếp với cơ quan cửa khẩu nơi hàng đến.
Nói chung, mọi hàng hố nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải làm thủ tục hải quan trừ các lô hàng có trị giá dưới 200 USD. Những lơ hàng có trị giá dưới 1250 USD được coi là nhỏ và thủ tục hải quan đòi hỏi đơn giản hơn nhiều so với các lô hàng lớn, đơn giản chỉ cần vận đơn, hoá đơn và bản kê đóng gói hàng hố. Nếu trị giá hàng hoá trên 1250 USD thì phải làm thủ tục hải quan chính thức [22]. Thơng thường nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sử dụng môi giới hải quan để làm thủ tục này. Họ có thể khai báo qua hệ thống ABI (Automated Broker Interface) rồi môi giới hải quan làm tiếp các thủ tục cịn lại.
Ngồi thủ tục với Hải quan, người nhập khẩu còn phải làm thủ tục với các cơ quan khác tuỳ theo từng loại hàng hố. Ví dụ, các mặt hàng chịu sự kiểm soát của cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc bệnh (FDA), cần phải liên hệ với đại diện FDA gần nhất; hoặc các mặt hàng như rượu, thuốc lá, vũ khí, sản phẩm động vật hoang dã (lơng, da, ..), ô tơ, và các hàng hố do các cơ quan chuyên ngành liên bang quản lý.
Người nhập khẩu ở Hoa Kỳ có thể điền 2 tờ khai: tờ khai hàng hoá và tờ khai để tính thuế và thống kê thơng qua internet.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hàng đến cảng Hoa Kỳ, người nhập khẩu phải xuất trình các chứng từ cho Hải quan như: Manifest nhập khẩu (Entry Maniest), hoặc đơn xin rút hàng ngay (Application and Special Permit for immediate Delivery (Custom Form 3461), hoặc các form khác theo yêu cầu của Hải quan, bằng chứng về quyền nhập cảnh hàng hoá, hoá đơn thương mại hoặc Pro-forma invoice, packing lists, các chứng từ khác để xác định nguồn gốc hàng hoá…
Hoa Kỳ cũng quy định đối với một số mặt hàng, người nhập khẩu có thể nhận hàng ngay lập tức sau khi hàng đến cảng. Trong trường hợp này, người nhập khẩu làm đơn xin phép nhận hàng ngay đối với một số loại hàng hoá sau: - Hàng đến từ Canada hoặc Mehicô, nếu được Hải quan chấp nhận.
- Rau quả tươi từ Canada hoặc Mehicô chuyển tải từ vùng biên giới đến kho người nhập khẩu trong phạm vi cảng.
- Hàng của cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. - Hàng dự hội chợ
- Hàng thuộc hạn ngạch giảm thuế (Tariff-rate quota), và trong một số trường hợp, hàng thuộc hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota).
- Trong một số trường hợp hạn chế, hàng chở từ kho đến kho và phải đưa ra tiêu thụ trong vòng 10 ngày làm việc (working day).
- Các mặt hàng có giấy phép đặc biệt của Hải Quan trung ương cho phép giao hàng ngay. [22]
Cũng giống như tất cả các nước khác, hàng hoá nhập khẩu phải chịu sự kiểm hoá của Hải quan nhằm mục đích xác định trị giá tính thuế nhập khẩu; xác định xem hàng có phải ghi tên nước xuất xứ khơng, hoặc có phải ghi các ký hiệu, nhãn hiệu đặc biệt không, và đã phù hợp chưa; hàng có thuộc danh mục cấm nhập khơng; hàng có được lập hố đơn đúng khơng; hàng có giao thừa hoặc thiếu so với hố đơn khơng; hàng có dấu chất ma t khơng…Một số loại hàng hố bắt buộc phải kiểm hố xem có phù hợp với các quy định đặc biệt theo luật
pháp khơng, ví dụ: thực phẩm, đồ uống phải phù hợp quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Việc kiểm tra ma tuý đòi hỏi những biện pháp đặc biệt và có thể phải kiểm hố cả bên trong và vỏ ngoài kiện hàng, container. Hàng dệt may được coi là nhóm hàng nhạy cảm (sensitive-trade) và có thể bị kiểm hố chặt chẽ hơn các mặt hàng khác.
Nói chung, khi nói đến thủ tục nhập khẩu hàng hố người ta hay chú ý đến cơ chế giấy phép nhập khẩu tức là cách thức người nhập khẩu xin các loại giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận được phép nhập hàng hoá. Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) của Tổ chức thương mại thế giới WTO quy định rằng các cơ chế giấy phép nhập khẩu này phải đơn giản, rõ ràng và minh bạch. Ví dụ, Hiệp định qui định rằng chính phủ các nước phải công bố thơng tin đầy đủ để người kinh doanh có thể biết vì sao cần xin giấy phép và xin như thế nào. Một số giấy phép phải mặc nhiên được cấp ngay khi đơn xin phép đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Hiệp định nêu ra các tiêu chí áp dụng trong trường hợp này sao cho các thủ tục được áp dụng không gây hạn chế đối với thương mại [12, tr. 111]. Với các qui định của pháp luật Hoa Kỳ về thủ tục nhập khẩu hàng hố, có thể nói rằng, người nhập khẩu phải cần rất nhiều loại giấy phép nhập khẩu của các cơ quan quản lý như Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), Cơ quan giám định động- thực vật (APHIS), Cơ quan giám định an toàn thực phẩm… Tuy nhiên, về tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ mang tính đơn giản và tiện ích bởi nước này có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao. Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quy trình thủ tục giúp việc nhập khẩu hàng hoá nhanh gọn. Hơn nữa, từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định của nhiều hiệp định điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật hoặc pháp lý gây trở ngại cho thương mại, trong đó có cả Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu nói trên.
Ngồi ra, đối với nhà nhập khẩu, quy trình xác định trị giá hải quan đối với một sản phẩm có thể gây nhiều rắc rối tương tự như quy trình thu thuế. Trước
khi có Hiệp định về định giá hải quan (1994), luật pháp Mỹ rất là rắc rối khi quy định tới 9 phương pháp định giá để xác định trị giá hải quan. Đến khi thực thi